Truy cập hiện tại

Đang có 43 khách và không thành viên đang online

Động lực bao trùm, xuyên suốt: Đổi mới và hội nhập quốc tế

(TGAG)- Tổng kết thực tiễn chặng đường 30 năm qua, chúng ta cần nhận thức đúng và giải quyết tốt vấn đề động lực để phát triển đất nước trong nhiệm vụ đổi mới và bối cảnh hội nhập quốc tế. Đây là vấn đề có ý nghĩa to lớn về lý luận và thực tiễn, không chỉ hiện nay mà còn lâu dài về sau.

Sự nghiệp đổi mới ở nước ta đã trải qua một chặng đường gần 30 năm, với dấu ấn lịch sử từ Đại hội VI (12/1986) của Đảng. Đổi mới đã đón kịp thời cơ để vượt qua những thách thức của phát triển đất nước. Đổi mới là một tiến trình lịch sử lâu dài, mang tầm vóc của một cuộc cách mạng, dẫn đến những biến đổi sâu sắc, toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhờ có đổi mới và hội nhập quốc tế, Việt Nam có được một diện mạo như ngày nay, phát triển cả thế và lực, có vị thế ngày càng tăng trong đời sống quốc tế. Gần 30 năm đổi mới, đất nước đã trải qua những bước ngoặt lớn, những chuyển biến mang dấu ấn lịch sử.

Với tiền đề đổi mới tư duy, đặc biệt là tư duy kinh tế, nước ta đã chuyển đổi mô hình phát triển, từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, với cơ chế tập trung quan liêu, phương thức bao cấp và phân phối bình quân chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, áp dụng cơ chế thị trường và giờ đây đang phát triển mạnh mẽ kinh tế thị trường. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức đang được tiến hành để đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

dựng, phát triển và từng bước hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

cửa với thế giới bên ngoài, chủ động hội nhập quốc tế để phát huy nội lực đồng thời khai thác có hiệu quả ngoại lực, với đường lối đối ngoại và chính sách ngoại giao linh hoạt, mềm dẻo để hợp tác song phương và đa phương, là bạn của tất cả các nước.

Đổi mới kinh tế đồng bộ với đổi mới chính trị, đẩy mạnh dân chủ hóa toàn diện các lĩnh vực của đời sống để xây dựng xã hội ta thành một xã hội dân chủ, phát triển dân chủ xã hội chủ nghĩa và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân.

Nhờ có đổi mới đúng đắn, theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà gần 30 năm qua, đất nước, dân tộc, xã hội và con người Việt Nam có những biến đổi to lớn, sâu sắc. Nhân dân ta với lòng yêu nước nồng nàn, phát huy sáng kiến, sáng tạo và tài trí của mình để làm nên những thành quả của đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng. Cùng với Đảng, Nhân dân ta, 90 triệu người, cả đồng bào trong nước và đồng bào ta ở nước ngoài đã thực sự là tác giả của công trình vĩ đại: Đổi mới vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đó là động lực của mọi động lực, bao trùm, xuyên suốt và chi phối các động lực khác trong tiến trình đổi mới ở nước ta. Điều đó được thể hiện trên những điểm căn bản sau đây:

Đổi mới đang mang sức mạnh của giải phóng, mở đường cho phát triển của Việt Nam. Đó là giải phóng sức sản xuất và giải phóng mọi tiềm năng xã hội, tháo gỡ các lực cản gây ách tắt, trì trệ trong xã hội. Giải phóng sức sản xuất dẫn tới kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường, hướng tới kinh tế tri thức, xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại, định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời chuẩn bị các điều kiện tiến tới kinh tế tri thức.

Đổi mới mang sức mạnh thúc đẩy, vượt qua những khiếm khuyết, hạn chế của một thời với mô hình chủ nghĩa xã hội Xô Viết, thiếu động lực để phát triển, đổi mới đồng thời là mở cửa, hội nhập quốc tế, Việt Nam mong muốn là bạn bè của tất cả các nước, hợp tác đi liền cạnh tranh, đấu tranh, chấp nhận cạnh tranh, thách thức, tiến vào kỷ nguyên mới, phát triển bền vững, hiện đại hóa vì lý tưởng mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường và dân chủ hóa với xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đó là hai dòng chuyển động lớn nhất ở nước ta. Nhờ sự kích hoạt mạnh mẽ của đổi mới, từ đổi mới tư duy đến đổi mới bằng hành động, ngày càng có quy mô rộng lớn, thực hiện chiến lược phát triển bền vững.

Đổi mới nhanh chóng đi vào cuộc sống của từng người, từng nhà, từng cơ sở - địa phương và toàn quốc, ai ai cũng sẵn sàng nhập cuộc với đổi mới. Đổi mới từ dưới lên bắt gặp một cách tất yếu tự nhiên với đổi mới từ trên xuống. Đổi mới từ trên xuống đã cộng hưởng tốt nhất với đổi mới từ dưới lên. Đó là sự gặp gỡ lý tưởng, sự cộng hưởng tốt đẹp nhất làm cho “Ý Đảng, Lòng Dân” gặp nhau và nhanh chóng trở thành “Phép Nước”.

Sức mạnh dồi dào của đổi mới được phát huy, lan tỏa khắp nơi, khắp mọi miền, thành sinh khí, sinh lực của đất nước và dân tộc, của mọi người, mọi nhà. Đổi mới dẫn tới mở cửa, hội nhập. Hội nhập lại thúc đẩy phải đổi mới mạnh mẽ hơn nữa, đồng bộ mọi lĩnh vực, đồng thuận cả xã hội để toàn Dân toàn Đảng đồng hành trên con đường lớn phát triển và hiện đại hóa.

Đổi mới sinh thành tư duy mới, lý luận mới, con đường, phương thức mới trong xây dựng chủ nghĩa xã hội Việt Nam. Đổi mới và hội nhập hối thúc các chủ thể đổi mới phải nỗ lực bức phá, đột phá từ lý luận để đột phá trong hành động thực tiễn, từ tầm nhìn đến hành động, từ mô hình đến cơ chế, chính sách, giải pháp, bước đi để phát triển chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Đổi mới và hội nhập chẳng những là động lực phát triển và phát triển bền vững ở nước ta mà còn đáp ứng đòi hỏi tất yếu của phát triển trong xu thế toàn cầu hóa và bối cảnh hội nhập quốc tế ngày nay. Đổi mới - Giải phóng - Sáng tạo để Phát triển đã trở thành triết lý phát triển xã hội ở Việt Nam trong thế giới đương đại./.

Ban Biên tập
Tiến tới đại hội đảng
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
37292060