Truy cập hiện tại

Đang có 101 khách và không thành viên đang online

Đại tướng Lê Đức Anh - học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

(TGAG)- Trong 2 ngày 3 - 4/5/2019, Đảng, Nhà nước, Quân đội và Nhân dân Việt Nam kính cẩn tổ chức lễ Quốc tang Đại tướng Lê Đức Anh, Nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Một lễ tang giản dị như di nguyện của ông lúc sinh thời: Không cầu kỳ, không cần tràng hoa, lễ lạc; Đại tướng đã về với Chủ tịch Hồ Chí Minh, về với các lãnh tụ cách mạng thế giới, về với đồng đội, đồng chí, về với cõi người hiền bằng một sự giản dị, bằng một nhân cách cao đẹp, bằng sự nghiệp binh nghiệp vẻ vang, bằng tài quản lý xuất sắc và hơn hết là tấm gương sáng ngời đạo đức cách mạng của một đảng viên kiên trung, hiến dâng cả cuộc đời cho Đảng, đất nước, quân đội, nhân dân.

 
Đại tướng Lê Đức Anh sinh ra trên mãnh đất Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, mãnh đất của các cửa biển, của nhiều đầm phá, với phá Tam Giang nức tiếng gần xa, từ những ngày đầu tham gia cách mạng ở các nghiệp đoàn cao su đất Lộc Ninh, Thủ Dầu Một, ông đã tổ chức và lãnh đạo lực lượng gồm 300 người, trang bị vũ khí vừa thu được từ tay bọn thực dân cùng giáo mác, tầm vông... kéo xuống thị xã Thủ Dầu Một, tham gia tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng 8-1945. Sự nghiệp binh nghiệp lững lẫy của ông đã gắn chặt với chiến trường miền Nam, với nhiều chức vụ lãnh đạo khác nhau. Đặc biệt là chỉ huy các chiến dịch lớn của đất nước như chiến dịch Hồ Chí Minh, chiến trường Tây Nam bộ với vai trò Tham mưu trưởng, Phó Tư lệnh, Tư lệnh, Chính ủy của Quân khu 7, Quân khu 8, Quân khu 9, Quân giải phóng miền Nam rồi, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng, Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng... Trên tất cả các cương vị ấy, ông đều để lại nhiều dấu ấn đậm nét. Đặc biệt, giai đoạn đại tướng Lê Đức Anh trên cương vị Chủ tịch nước, ông đã để lại nhiều dấu ấn trong đối nội, đối ngoại, trong việc lèo lái con thuyền cách mạng, đất nước vượt qua giai đoạn khó khăn của các nước xã hội chủ nghĩa khi Liên Xô sụp đổ, để hội nhập quốc tế. Đặc biệt, người ta nhớ đến ông với pháp lệnh danh hiệu công nhận Bà Mẹ Việt Nam anh hùng. Từng giai đoạn lịch sử của cuộc kháng chiến, Đại tướng Lê Đức Anh đã cùng Đảng, quân đội, nhân dân ta lập nên nhiều chiến công xuất sắc. trong đó, những chiến trường ác liệt nhất, ông đã thể hiện vai trò lãnh đạo thao lược của một vị tướng chỉ huy vô cùng suất sắc.

Ông là một trong số ít những cán bộ quân đội đã trải qua cả 4 chiến trường trong suốt 40 năm: Tham gia 9 năm kháng chiến chống Pháp, tham gia chỉ huy tại chiến trường miền Nam chống Mỹ trong 11 năm (1964-1975), chỉ huy chiến trường Campuchia trong 7 năm (1979-1986), tham gia chỉ huy chiến trường biên giới phía Bắc trong 3 năm (1986-1989). Đất nước hoàn toàn thống nhất, Đại tướng Lê Đức Anh tiếp tục sự nghiệp binh nghiệp với vị trí Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng, ông đã củng cố, xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam tinh nhuệ, chính quy như ngày nay.

Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt sinh thời nhận xét về Đại tướng Lê Đức Anh như sau: "Ngần ấy thời gian biết anh Sáu Nam – tên thân mật Đại tướng Lê Đức Anh, có lúc cùng chiến trường, có lúc cùng ở cấp lãnh đạo đất nước, anh là một cán bộ tham mưu tầm cỡ, một vị chỉ huy cương nghị, bản lĩnh và dám chịu trách nhiệm, một Bộ trưởng Quốc phòng trong thời bình xây dựng có nhiều đổi mới trong tổ chức và bố trí lực lượng quân đội, lực lượng vũ trang nhân dân, một trong những người lãnh đạo quốc gia tầm cỡ trong thời kỳ đổi mới đất nước,... Công bằng mà đánh giá, không có nhiều tướng lĩnh như anh Lê Đức Anh...". Ông Lê Mạnh Hà, con trai cả Đại tướng, Chủ tịch nước Lê Đức Anh, chia sẻ: Ông nhìn cha mình như một người cha bình thường - chứ không như người ta nhìn Chủ tịch nước. Ở nhà, ông chỉ thấy ở cha hình ảnh một người cha hiền lành như bao người cha khác.

Bảo Trị


Tiến tới đại hội đảng
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
37186637