Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trước yêu cầu mới
- Được đăng: Thứ hai, 07 Tháng 11 2016 15:19
- Lượt xem: 4855
(TGAG)- Trong quá trình dựng nước và giữ nước, đại đoàn kết toàn dân tộc đã trở thành di sản vô giá, truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta. Lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, trọng nhân nghĩa, khoan dung, đùm bọc yêu thương nhau đã thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn mỗi người con đất Việt, là chất kết dính các dân tộc Việt Nam cùng chung lưng đấu cật, kiên cường, mưu trí đánh bại nhiều kẻ thù xâm lược hùng mạnh, đưa dân tộc Việt Nam vượt lên trên mọi khó khăn, thử thách, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, lập nên những kỳ tích vẻ vang.
Trải qua 86 năm thực hiện đường lối đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khối đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được mở rộng, củng cố và tăng cường; đạt được những thành quả to lớn, thiết thực, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, cải thiện đời sống của Nhân dân.
Trước yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, nước ta đang đứng trước nhiều vấn đề mới đặt ra, tác động đến tư tưởng, tình cảm, đời sống của nhân dân. Sự phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội ngày càng gay gắt; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, xâm phạm quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của người dân... còn diễn biến phức tạp, gây bức xúc trong dư luận cùng với các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ đang làm xói mòn lòng tin của nhân dân, trở thành thách thức đối với mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Thực tiễn đòi hỏi phải tiếp tục củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh to lớn của toàn dân trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, việc vận dụng bài học về phát huy sức mạnh đại đoàn kết càng trở nên có ý nghĩa thiết thực.
Văn kiện Đại hội XII chỉ rõ “Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân với đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo. Phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” làm điểm tương đồng; tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia - dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước, tăng cường quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước, tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kết toàn dân tộc”.
Các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, ban, ngành cần phải nâng cao nhận thức về vị trí, tầm quan trọng của sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới. Quán triệt sâu sắc quan điểm cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, nhân dân là chủ, nhân dân làm chủ; đại đoàn kết toàn dân tộc phải dựa trên cơ sở giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích giữa các thành viên trong xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo đảm mỗi người dân đều sống trong môi trường an toàn, an ninh và được thụ hưởng những thành quả của công cuộc đổi mới.
Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, tạo không khí dân chủ để nhân dân tích cực tham gia vào mọi mặt của đời sống xã hội nhằm tăng cường sự đoàn kết, đồng thuận xã hội. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân và giữ vững kỷ cương, pháp luật, đồng thời, ngăn chặn, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật và quyền làm chủ của nhân dân, gây rối trật tự công cộng, ảnh hưởng đến sự ổn định xã hội, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Thiết thực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ, công chức phải thật sự “gần dân, hiểu dân, học dân, trọng dân và có trách nhiệm với dân”, tận tụy, kỷ luật, kỷ cương, gương mẫu trong công việc, nói đi đôi với làm, là công bộc của Nhân dân.
Thường xuyên đối thoại, lắng nghe, tiếp thu, tập trung giải quyết các khó khăn, vướng mắc, bức xúc, nguyện vọng chính đáng của người dân, nhất là những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống; xử lý nghiêm minh các vụ việc tiêu cực, tham nhũng.
Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, mở rộng và nâng cao chất lượng giáo dục truyền thống yêu nước, khơi dậy, bồi dưỡng, phát huy lòng yêu nước, tự hào dân tộc, truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, tinh thần đoàn kết tương thân, tương ái, nhân nghĩa, khoan dung và ý thức về sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong quá trình xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Đây là tiền đề để mỗi người dân Việt Nam ở trong nước và kiều bào ta ở nước ngoài đồng lòng, chung sức xây dựng đất nước; làm cho đại đoàn kết trở thành động lực, nguồn lực tinh thần và vật chất to lớn, để đất nước phát triển nhanh và bền vững trong thời kỳ hội nhập./.
Trải qua 86 năm thực hiện đường lối đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khối đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được mở rộng, củng cố và tăng cường; đạt được những thành quả to lớn, thiết thực, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, cải thiện đời sống của Nhân dân.
Trước yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, nước ta đang đứng trước nhiều vấn đề mới đặt ra, tác động đến tư tưởng, tình cảm, đời sống của nhân dân. Sự phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội ngày càng gay gắt; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, xâm phạm quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của người dân... còn diễn biến phức tạp, gây bức xúc trong dư luận cùng với các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ đang làm xói mòn lòng tin của nhân dân, trở thành thách thức đối với mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Thực tiễn đòi hỏi phải tiếp tục củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh to lớn của toàn dân trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, việc vận dụng bài học về phát huy sức mạnh đại đoàn kết càng trở nên có ý nghĩa thiết thực.
Văn kiện Đại hội XII chỉ rõ “Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân với đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo. Phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” làm điểm tương đồng; tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia - dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước, tăng cường quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước, tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kết toàn dân tộc”.
Các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, ban, ngành cần phải nâng cao nhận thức về vị trí, tầm quan trọng của sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới. Quán triệt sâu sắc quan điểm cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, nhân dân là chủ, nhân dân làm chủ; đại đoàn kết toàn dân tộc phải dựa trên cơ sở giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích giữa các thành viên trong xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo đảm mỗi người dân đều sống trong môi trường an toàn, an ninh và được thụ hưởng những thành quả của công cuộc đổi mới.
Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, tạo không khí dân chủ để nhân dân tích cực tham gia vào mọi mặt của đời sống xã hội nhằm tăng cường sự đoàn kết, đồng thuận xã hội. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân và giữ vững kỷ cương, pháp luật, đồng thời, ngăn chặn, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật và quyền làm chủ của nhân dân, gây rối trật tự công cộng, ảnh hưởng đến sự ổn định xã hội, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Thiết thực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ, công chức phải thật sự “gần dân, hiểu dân, học dân, trọng dân và có trách nhiệm với dân”, tận tụy, kỷ luật, kỷ cương, gương mẫu trong công việc, nói đi đôi với làm, là công bộc của Nhân dân.
Thường xuyên đối thoại, lắng nghe, tiếp thu, tập trung giải quyết các khó khăn, vướng mắc, bức xúc, nguyện vọng chính đáng của người dân, nhất là những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống; xử lý nghiêm minh các vụ việc tiêu cực, tham nhũng.
Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, mở rộng và nâng cao chất lượng giáo dục truyền thống yêu nước, khơi dậy, bồi dưỡng, phát huy lòng yêu nước, tự hào dân tộc, truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, tinh thần đoàn kết tương thân, tương ái, nhân nghĩa, khoan dung và ý thức về sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong quá trình xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Đây là tiền đề để mỗi người dân Việt Nam ở trong nước và kiều bào ta ở nước ngoài đồng lòng, chung sức xây dựng đất nước; làm cho đại đoàn kết trở thành động lực, nguồn lực tinh thần và vật chất to lớn, để đất nước phát triển nhanh và bền vững trong thời kỳ hội nhập./.
Trúc Hồ