Quan tâm giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên thanh niên
- Được đăng: Thứ ba, 01 Tháng 11 2016 13:37
- Lượt xem: 6572
(TGAG)- Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên thanh niên có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng, củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng trong tầng lớp thanh niên, góp phần khơi dậy ý thức tự hào dân tộc, xây dựng tinh thần trách nhiệm với quê hương, đất nước; xây dựng và củng cố niềm tin về con đường đi lên CNXH; hình thành một lớp thanh niên sống có hoài bảo, lý tưởng, có khát vọng vươn lên; năng động sáng tạo trong học tập và lao động sẵn sàng chinh phục những khó khăn, thử thách đưa đất nước, quê hương An Giang tiến nhanh, tiến mạnh trong tiến trình hội nhập.
Thời gian qua, công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên thanh niên (ĐVTN) được các cấp ủy Đảng quan tâm, chỉ đạo thường xuyên, góp phần quan trọng trong việc xây dựng những phẩm chất đạo đức, lối sống cho thanh niên. Bằng nhiều hình thức, phương thức khác nhau các bạn ĐVTN đã tích cực tham gia các đợt sinh hoạt chính trị như: “Tuổi trẻ Việt Nam tiến bước dưới cờ Đảng”, “Tuổi trẻ An Giang với đạo đức sáng ngời của Bác Tôn”, “Tiếp lửa truyền thống - Mãi mãi tuổi hai mươi”,... đặc biệt là quan tâm đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong đoàn viên thanh niên... Qua đó, đã xây dựng được lòng nhiệt tình cách mạng, ý thức tự hào về quê hương có truyền thống cách mạng, tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, tính năng động, sáng tạo của ĐVTN. Có thể thấy, tuyệt đại đa số ĐVTN đều có những nhận thức đúng đắn trước những yêu cầu của xã hội đối với thanh niên và hiểu được ý nghĩa của những yêu cầu ấy đối với sự phát triển của xã hội. Chính những nhận thức đó đã giúp họ sớm xây dựng và định hướng được con đường phía trước, cái đích họ phải vươn tới... tránh được những cám dỗ, những đòi hỏi vị kỷ do tác động của mặt trái của cơ chế thị trường. Bác Hồ đã từng nhận xét về thanh niên “Nếu so với thanh niên lớp trước, trong đó có cả Bác, thì thanh niên ngày nay tiến bộ hơn, sung sướng hơn nhiều. Đó cũng là thành tích đáng tự hào của công tác giáo dục thanh niên”.
Bên cạnh đó, các phong trào thanh niên tình nguyện như: ngày thứ bảy tình nguyện, ngày chủ nhật xanh, hè tình nguyện, đặc biệt là thanh niên lập nghiệp... được phát động rộng rãi, ngày càng thu hút nhiều ĐVTN thanh niên tham gia. Nhiều tấm gương thanh niên xung kích đi đầu trong các phong trào hành động cách mạng, mưu sinh lập nghiệp, xóa đói giảm nghèo; nhiều mô hình sản xuất, làm ăn có hiệu quả, nhiều tấm gương chịu khó vươn lên, không đầu hàng trước số phận xuất hiện ngày càng nhiều; nhiều gương điển hình tiên tiến trong học tập, lao động, sản xuất kinh doanh được nhân rộng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Nhìn chung tư tưởng tích cực ngày càng được mở rộng, đang là xu hướng chủ đạo, là dòng chủ lưu chính, trực tiếp góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần to lớn trong ĐVTN.
Tuổi trẻ luôn giàu mơ ước, chứa đầy những khát vọng vươn lên và luôn luôn muốn tự khẳng định mình, nhất là trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Đồng thời tuổi trẻ cũng là tuổi tràn trề sinh lực, có nhu cầu hoạt động cao, chấp nhận vượt qua những khó khăn thử thách, những gian khổ, đúng như lời Bác đã đánh giá trong “Di chúc”: “Đoàn viên thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”.
Trước những tác động tiêu cực của xã hội, nhất là bởi mặt trái cơ chế thị trường, mặt trái của quá trình toàn cầu hóa. Đồng thời với các tác nhân đó, các thế lực thù địch đã và đang tăng cường chống phá quyết liệt bằng các thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt mà thanh niên là một trong những đối tượng chúng đặc biệt quan tâm… là nguyên nhân khách quan tạo ra một số mặt tiêu cực về tư tưởng trong ĐVTN, đang có biểu hiện mới dưới nhiều dạng, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự, học tập, lao động sản xuất... Điều đáng quan tâm nhất là đã phát sinh một số vấn đề về tư tưởng, tâm trạng bức xúc, ảnh hưởng tới tính đồng thuận trong hành động của ĐVTN. Một bộ phận thanh niên sống không có lý tưởng, hoài bảo, chạy theo những cám dỗ vật chất tầm thường, đề cao cái tôi, thực dụng, đứng ngoài xã hội. Càng bức xúc và đáng lo lắng hơn là có một bộ phận thanh niên sa vào các tệ nạn xã hội với chiều hướng gia tăng cả về số lượng và mức độ, ảnh hưởng đến những giá trị cao đẹp mà các thế hệ cha, anh đã dày công gầy dựng.
Nhìn chung, công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho ĐVTN ở An Giang trong thời gian qua cũng còn những hạn chế: tính thuyết phục chưa cao, chưa sát thực tiễn, còn chung chung mang tính hình thức, chưa thật sự gắn kết với các phong trào. Trong đó điều đáng quan tâm nhất là công tác giáo dục chính trị tư tưởng cả nội dung và hình thức chưa thật sự hợp với đối tượng đặc thù là thanh niên, còn chậm đổi mới, có mặt chưa theo kịp với yêu cầu và nhiệm vụ của phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời chưa làm tốt công tác đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội; chưa quan tâm đầy đủ việc giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống cho ĐVTN. Chất lượng sinh hoạt tư tưởng trong tổ chức Đoàn còn thấp; nội dung, phương pháp công tác giáo dục chính trị tư tưởng. Việc nắm bắt diễn biến tư tưởng, tâm trạng, dư luận xã hội trong ĐVTN còn rất hạn chế. Thiếu và lạc hậu những sân chơi lành mạnh cho ĐVTN.
Mục tiêu quan trọng của công tác giáo dục chính trị tư tưởng là làm cho thanh niên sống có lý tưởng cách mạng. Nâng cao bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đoàn viên thanh niên là vấn đề vừa cấp bách vừa lâu dài. Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ chiến lược, cần sự quan tâm đặc biệt của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể và toàn xã hội. Bản thân người đoàn viên, thanh niên phải nhận thức đầy đủ, bắt tay vào hành động, tranh thủ thời cơ, vượt qua khó khăn, đem tài năng, sức trẻ để phục vụ quê hương và xây dựng đất nước.
Tóm lại, giáo dục thanh niên học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Bác Hồ là một quá trình giáo dục lý tưởng - lý tưởng về một con người. Đó là một quá trình rèn luyện gian khổ của bản thân thanh niên. Đó là một quá trình giáo dục lâu dài, phức tạp và có những quy luật của nó, đòi hỏi những nhà giáo dục phải hiểu biết để vận dụng cho đúng, cho tốt. Đó là một sự nghiệp to lớn của cách mạng cần phải đặc biệt quan tâm và có sự đầu tư thỏa đáng./.
T.P.H
Thời gian qua, công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên thanh niên (ĐVTN) được các cấp ủy Đảng quan tâm, chỉ đạo thường xuyên, góp phần quan trọng trong việc xây dựng những phẩm chất đạo đức, lối sống cho thanh niên. Bằng nhiều hình thức, phương thức khác nhau các bạn ĐVTN đã tích cực tham gia các đợt sinh hoạt chính trị như: “Tuổi trẻ Việt Nam tiến bước dưới cờ Đảng”, “Tuổi trẻ An Giang với đạo đức sáng ngời của Bác Tôn”, “Tiếp lửa truyền thống - Mãi mãi tuổi hai mươi”,... đặc biệt là quan tâm đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong đoàn viên thanh niên... Qua đó, đã xây dựng được lòng nhiệt tình cách mạng, ý thức tự hào về quê hương có truyền thống cách mạng, tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, tính năng động, sáng tạo của ĐVTN. Có thể thấy, tuyệt đại đa số ĐVTN đều có những nhận thức đúng đắn trước những yêu cầu của xã hội đối với thanh niên và hiểu được ý nghĩa của những yêu cầu ấy đối với sự phát triển của xã hội. Chính những nhận thức đó đã giúp họ sớm xây dựng và định hướng được con đường phía trước, cái đích họ phải vươn tới... tránh được những cám dỗ, những đòi hỏi vị kỷ do tác động của mặt trái của cơ chế thị trường. Bác Hồ đã từng nhận xét về thanh niên “Nếu so với thanh niên lớp trước, trong đó có cả Bác, thì thanh niên ngày nay tiến bộ hơn, sung sướng hơn nhiều. Đó cũng là thành tích đáng tự hào của công tác giáo dục thanh niên”.
Bên cạnh đó, các phong trào thanh niên tình nguyện như: ngày thứ bảy tình nguyện, ngày chủ nhật xanh, hè tình nguyện, đặc biệt là thanh niên lập nghiệp... được phát động rộng rãi, ngày càng thu hút nhiều ĐVTN thanh niên tham gia. Nhiều tấm gương thanh niên xung kích đi đầu trong các phong trào hành động cách mạng, mưu sinh lập nghiệp, xóa đói giảm nghèo; nhiều mô hình sản xuất, làm ăn có hiệu quả, nhiều tấm gương chịu khó vươn lên, không đầu hàng trước số phận xuất hiện ngày càng nhiều; nhiều gương điển hình tiên tiến trong học tập, lao động, sản xuất kinh doanh được nhân rộng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Nhìn chung tư tưởng tích cực ngày càng được mở rộng, đang là xu hướng chủ đạo, là dòng chủ lưu chính, trực tiếp góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần to lớn trong ĐVTN.
Tuổi trẻ luôn giàu mơ ước, chứa đầy những khát vọng vươn lên và luôn luôn muốn tự khẳng định mình, nhất là trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Đồng thời tuổi trẻ cũng là tuổi tràn trề sinh lực, có nhu cầu hoạt động cao, chấp nhận vượt qua những khó khăn thử thách, những gian khổ, đúng như lời Bác đã đánh giá trong “Di chúc”: “Đoàn viên thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”.
Trước những tác động tiêu cực của xã hội, nhất là bởi mặt trái cơ chế thị trường, mặt trái của quá trình toàn cầu hóa. Đồng thời với các tác nhân đó, các thế lực thù địch đã và đang tăng cường chống phá quyết liệt bằng các thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt mà thanh niên là một trong những đối tượng chúng đặc biệt quan tâm… là nguyên nhân khách quan tạo ra một số mặt tiêu cực về tư tưởng trong ĐVTN, đang có biểu hiện mới dưới nhiều dạng, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự, học tập, lao động sản xuất... Điều đáng quan tâm nhất là đã phát sinh một số vấn đề về tư tưởng, tâm trạng bức xúc, ảnh hưởng tới tính đồng thuận trong hành động của ĐVTN. Một bộ phận thanh niên sống không có lý tưởng, hoài bảo, chạy theo những cám dỗ vật chất tầm thường, đề cao cái tôi, thực dụng, đứng ngoài xã hội. Càng bức xúc và đáng lo lắng hơn là có một bộ phận thanh niên sa vào các tệ nạn xã hội với chiều hướng gia tăng cả về số lượng và mức độ, ảnh hưởng đến những giá trị cao đẹp mà các thế hệ cha, anh đã dày công gầy dựng.
Nhìn chung, công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho ĐVTN ở An Giang trong thời gian qua cũng còn những hạn chế: tính thuyết phục chưa cao, chưa sát thực tiễn, còn chung chung mang tính hình thức, chưa thật sự gắn kết với các phong trào. Trong đó điều đáng quan tâm nhất là công tác giáo dục chính trị tư tưởng cả nội dung và hình thức chưa thật sự hợp với đối tượng đặc thù là thanh niên, còn chậm đổi mới, có mặt chưa theo kịp với yêu cầu và nhiệm vụ của phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời chưa làm tốt công tác đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội; chưa quan tâm đầy đủ việc giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống cho ĐVTN. Chất lượng sinh hoạt tư tưởng trong tổ chức Đoàn còn thấp; nội dung, phương pháp công tác giáo dục chính trị tư tưởng. Việc nắm bắt diễn biến tư tưởng, tâm trạng, dư luận xã hội trong ĐVTN còn rất hạn chế. Thiếu và lạc hậu những sân chơi lành mạnh cho ĐVTN.
Mục tiêu quan trọng của công tác giáo dục chính trị tư tưởng là làm cho thanh niên sống có lý tưởng cách mạng. Nâng cao bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đoàn viên thanh niên là vấn đề vừa cấp bách vừa lâu dài. Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ chiến lược, cần sự quan tâm đặc biệt của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể và toàn xã hội. Bản thân người đoàn viên, thanh niên phải nhận thức đầy đủ, bắt tay vào hành động, tranh thủ thời cơ, vượt qua khó khăn, đem tài năng, sức trẻ để phục vụ quê hương và xây dựng đất nước.
Tóm lại, giáo dục thanh niên học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Bác Hồ là một quá trình giáo dục lý tưởng - lý tưởng về một con người. Đó là một quá trình rèn luyện gian khổ của bản thân thanh niên. Đó là một quá trình giáo dục lâu dài, phức tạp và có những quy luật của nó, đòi hỏi những nhà giáo dục phải hiểu biết để vận dụng cho đúng, cho tốt. Đó là một sự nghiệp to lớn của cách mạng cần phải đặc biệt quan tâm và có sự đầu tư thỏa đáng./.
T.P.H