Những điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Bảo hiểm y tế
- Được đăng: Thứ năm, 21 Tháng 5 2015 09:39
- Lượt xem: 3037
(TGAG)- Ngày 13/6/2014, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế (BHYT) được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 7; có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2015.
Theo đó, quy định bắt buộc tham gia BHYT được coi là điểm mới quan trọng. Cụ thể, tham gia BHYT theo hộ gia đình, sổ tạm trú (trừ những người đã có thẻ BHYT còn hạn dùng) lần lượt giảm dần mức đóng từ người thứ hai bằng 70%, 60%, 50% và từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất. Người tham gia đóng BHYT tại các đại lý thu BHYT trên địa bàn xã, phường, thị trấn và tại BHXH huyện, thị, thành phố trong tỉnh.
Về mức đóng BHYT, từ ngày 01/01/2015, tất cả các nhóm đối tượng đều thực hiện mức đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở. Nhà nước hỗ trợ hộ cận nghèo 70%, học sinh - sinh viên 30%, hộ Nông - Lâm - Ngư - Diêm nghiệp có mức sống trung bình 30%.
Theo Luật BHYT sửa đổi, quyền lợi về khám chữa bệnh của người tham gia BHYT sẽ được mở rộng. Đối với người nghèo, bảo trợ xã hội, dân tộc thiểu số có mức hưởng 100%; thân nhân người có công với cách mạng là cha mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ, người có công nuôi dưỡng liệt sỹ hưởng 100%; đối với thân nhân khác của người có công và người thuộc hộ cận nghèo: mức hưởng 95%. Khi tham gia BHYT liên tục từ đủ 5 năm trở lên, từ năm thứ 6, mỗi năm có số tiền cùng chi trả từ đủ 6 tháng lương cơ sở = 6.900.000 đồng (trừ cùng chi trả chi phí vượt tuyến, trái tuyến) thì người bệnh được miễn cùng chi trả chi phí tiếp theo trong năm đó; hưởng 30% chi phí thuốc điều trị viêm Gan siêu vi “B” và “C”, 50% chi phí thuốc đặc trị ung thư. Ngoài ra, trẻ em dưới 6 tuổi được hưởng điều trị lác, tật khúc xạ của mắt; các trường hợp tự tử, tự gây thương tích, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, phục hồi chức năng cũng được quỹ BHYT chi trả. Đối với trẻ em dưới 6 tuổi chưa đến ngày nhập học thì thẻ BHYT có giá trị đến ngày 30/9 của năm đó.
Riêng đối tượng người dân tộc thiểu số, người nghèo:
* Đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn như: xã Vĩnh Tế thuộc thành phố Châu Đốc; xã Nhơn Hội, Vĩnh Hội Đông, Quốc Thái, Phú Hội, Khánh An, Phú Hữu, Khánh Bình thuộc huyện An Phú; xã Vĩnh Xương, Phú Lộc thuộc huyện Tân Châu; xã An Cư, An Nông, An Phú, Nhơn Hưng, Tân Lợi thuộc huyện Tịnh Biên; xã Ô Lâm, An Tức, Cô Tô, Châu Lăng, Lạc Quới, Vĩnh Gia thuộc huyện Tri Tôn.
* Đang sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn như: xã Văn Giáo thuộc huyện Tịnh Biên; xã Núi Tô thuộc huyện Tri Tôn.
* Đang sống tại xã đảo, huyện đảo (trên thẻ BHYT có ký hiệu là K1, K2 hoặc K3) thì khi KCB vượt tuyến, trái tuyến được hưởng 100% chi phí nội, ngoại trú đối với tuyến huyện, được hưởng 100% chi phí nội trú đối với tuyến tỉnh và tuyến trung ương.
Trường hợp, người tham gia BHYT chuyển tuyến khám chữa bệnh (KCB) thì giấy chuyển viện có giá trị trong 10 ngày làm việc kể từ ngày ký; đối với 47 bệnh mãn tính trong danh mục của Bộ Y tế, giấy chuyển viện có giá trị đến hết năm dương lịch; mỗi giấy hẹn khám lại chỉ sử dụng 01 lần. Khi đi KCB, người bệnh phải xuất trình thẻ BHYT có ảnh, nếu thẻ BHYT không có ảnh thì phải trình thêm giấy tờ tùy thân có ảnh. Trẻ em dưới 6 tuổi xuất trình thẻ BHYT, nếu chưa có thẻ BHYT thì xuất trình giấy khai sinh, giấy chứng sinh.
Luật BHYT quy định cụ thể mức hưởng KCB vượt tuyến, trái tuyến: người tham gia BHYT được hưởng 70% chi phí nội, ngoại trú tuyến huyện gồm: bệnh viện huyện, thị, thành, bệnh viện đa khoa Bình Dân...; hưởng 60% chi phí nội trú tuyến tỉnh gồm: bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang, bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh...); hưởng 40% chi phí nội trú tuyến Trung ương gồm: bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Thống nhất, Viện Tim Tp. Hồ Chí Minh...); bỏ mức hưởng vượt tuyến, trái tuyến ngoại trú đối với tuyến tỉnh và tuyến trung ương.
Đối với thẻ BHYT cũ còn hạn dùng vẫn tiếp tục sử dụng cho đến hết thời hạn ghi trên thẻ nhưng quyền lợi vẫn được hưởng theo Luật BHYT sửa đổi, bổ sung. Từ ngày 01/01/2016, khoảng cách giữa 2 lần tham gia BHYT dưới 90 ngày vẫn xem như tham gia BHYT liên tục.
Một điểm mới rất đáng chú ý là từ ngày 01/01/2016 sẽ thông tuyến xã - huyện trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, người tham gia BHYT đăng ký khám ban đầu tại Trạm y tế xã phường, phòng khám đa khoa khu vực huyện hay bệnh viện đa khoa huyện, khi khám bệnh tại các cơ sở y tế trên vẫn được xem là đúng tuyến./.
Bảo Hiểm xã hội tỉnh
Theo đó, quy định bắt buộc tham gia BHYT được coi là điểm mới quan trọng. Cụ thể, tham gia BHYT theo hộ gia đình, sổ tạm trú (trừ những người đã có thẻ BHYT còn hạn dùng) lần lượt giảm dần mức đóng từ người thứ hai bằng 70%, 60%, 50% và từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất. Người tham gia đóng BHYT tại các đại lý thu BHYT trên địa bàn xã, phường, thị trấn và tại BHXH huyện, thị, thành phố trong tỉnh.
Về mức đóng BHYT, từ ngày 01/01/2015, tất cả các nhóm đối tượng đều thực hiện mức đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở. Nhà nước hỗ trợ hộ cận nghèo 70%, học sinh - sinh viên 30%, hộ Nông - Lâm - Ngư - Diêm nghiệp có mức sống trung bình 30%.
Theo Luật BHYT sửa đổi, quyền lợi về khám chữa bệnh của người tham gia BHYT sẽ được mở rộng. Đối với người nghèo, bảo trợ xã hội, dân tộc thiểu số có mức hưởng 100%; thân nhân người có công với cách mạng là cha mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ, người có công nuôi dưỡng liệt sỹ hưởng 100%; đối với thân nhân khác của người có công và người thuộc hộ cận nghèo: mức hưởng 95%. Khi tham gia BHYT liên tục từ đủ 5 năm trở lên, từ năm thứ 6, mỗi năm có số tiền cùng chi trả từ đủ 6 tháng lương cơ sở = 6.900.000 đồng (trừ cùng chi trả chi phí vượt tuyến, trái tuyến) thì người bệnh được miễn cùng chi trả chi phí tiếp theo trong năm đó; hưởng 30% chi phí thuốc điều trị viêm Gan siêu vi “B” và “C”, 50% chi phí thuốc đặc trị ung thư. Ngoài ra, trẻ em dưới 6 tuổi được hưởng điều trị lác, tật khúc xạ của mắt; các trường hợp tự tử, tự gây thương tích, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, phục hồi chức năng cũng được quỹ BHYT chi trả. Đối với trẻ em dưới 6 tuổi chưa đến ngày nhập học thì thẻ BHYT có giá trị đến ngày 30/9 của năm đó.
Riêng đối tượng người dân tộc thiểu số, người nghèo:
* Đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn như: xã Vĩnh Tế thuộc thành phố Châu Đốc; xã Nhơn Hội, Vĩnh Hội Đông, Quốc Thái, Phú Hội, Khánh An, Phú Hữu, Khánh Bình thuộc huyện An Phú; xã Vĩnh Xương, Phú Lộc thuộc huyện Tân Châu; xã An Cư, An Nông, An Phú, Nhơn Hưng, Tân Lợi thuộc huyện Tịnh Biên; xã Ô Lâm, An Tức, Cô Tô, Châu Lăng, Lạc Quới, Vĩnh Gia thuộc huyện Tri Tôn.
* Đang sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn như: xã Văn Giáo thuộc huyện Tịnh Biên; xã Núi Tô thuộc huyện Tri Tôn.
* Đang sống tại xã đảo, huyện đảo (trên thẻ BHYT có ký hiệu là K1, K2 hoặc K3) thì khi KCB vượt tuyến, trái tuyến được hưởng 100% chi phí nội, ngoại trú đối với tuyến huyện, được hưởng 100% chi phí nội trú đối với tuyến tỉnh và tuyến trung ương.
Trường hợp, người tham gia BHYT chuyển tuyến khám chữa bệnh (KCB) thì giấy chuyển viện có giá trị trong 10 ngày làm việc kể từ ngày ký; đối với 47 bệnh mãn tính trong danh mục của Bộ Y tế, giấy chuyển viện có giá trị đến hết năm dương lịch; mỗi giấy hẹn khám lại chỉ sử dụng 01 lần. Khi đi KCB, người bệnh phải xuất trình thẻ BHYT có ảnh, nếu thẻ BHYT không có ảnh thì phải trình thêm giấy tờ tùy thân có ảnh. Trẻ em dưới 6 tuổi xuất trình thẻ BHYT, nếu chưa có thẻ BHYT thì xuất trình giấy khai sinh, giấy chứng sinh.
Luật BHYT quy định cụ thể mức hưởng KCB vượt tuyến, trái tuyến: người tham gia BHYT được hưởng 70% chi phí nội, ngoại trú tuyến huyện gồm: bệnh viện huyện, thị, thành, bệnh viện đa khoa Bình Dân...; hưởng 60% chi phí nội trú tuyến tỉnh gồm: bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang, bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh...); hưởng 40% chi phí nội trú tuyến Trung ương gồm: bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Thống nhất, Viện Tim Tp. Hồ Chí Minh...); bỏ mức hưởng vượt tuyến, trái tuyến ngoại trú đối với tuyến tỉnh và tuyến trung ương.
Đối với thẻ BHYT cũ còn hạn dùng vẫn tiếp tục sử dụng cho đến hết thời hạn ghi trên thẻ nhưng quyền lợi vẫn được hưởng theo Luật BHYT sửa đổi, bổ sung. Từ ngày 01/01/2016, khoảng cách giữa 2 lần tham gia BHYT dưới 90 ngày vẫn xem như tham gia BHYT liên tục.
Một điểm mới rất đáng chú ý là từ ngày 01/01/2016 sẽ thông tuyến xã - huyện trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, người tham gia BHYT đăng ký khám ban đầu tại Trạm y tế xã phường, phòng khám đa khoa khu vực huyện hay bệnh viện đa khoa huyện, khi khám bệnh tại các cơ sở y tế trên vẫn được xem là đúng tuyến./.
Bảo Hiểm xã hội tỉnh