Nhìn lại kết quả sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 49-CT/TW của Ban Bí thư về công tác gia đình
- Được đăng: Thứ hai, 18 Tháng 5 2015 08:12
- Lượt xem: 7193
(TGAG)- Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 49-CT/TW, ngày 21/02/2005 của Ban Bí thư về “Xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” nhận thức về công tác xây dựng gia đình được nâng lên. Điều kiện sống của các hộ dân đã được cải thiện đáng kể, gia đình có những điều kiện cơ bản để thực hiện chức năng của mình. Những thành tựu của công tác gia đình đã góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và của tỉnh nói riêng, nhất là đóng góp vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo; bảo vệ, giáo dục trẻ em và chăm sóc người cao tuổi.
Để có được những kết quả nói trên trước tiên phải nhắc đến sự chuyển biến về nhận thức và ý thức trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền, các đoàn thể xã hội trong công tác xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhận thức rõ gia đình là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Các cấp ủy đảng, chính quyền đã xác định rõ trách nhiệm lãnh, chỉ đạo công tác gia đình, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên từ đó chủ động rà soát, đánh giá tình hình tại địa phương, xây dựng và triển khai các kế hoạch, đề án cụ thể giải quyết những khó khăn, thách thức về công tác gia đình, đồng thời đề ra các giải pháp nhằm thực hiện công tác gia đình ngày một tốt hơn.
Kế đến là công tác truyền thông, đây là giải pháp thực hiện quan trọng giúp An Giang thực hiện tốt công tác gia đình trong thời gian qua. Công tác truyền thông về công tác gia đình được tỉnh chú trọng thực hiện từ tỉnh đến cơ sở với nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: tập huấn, tổ chức các buổi sinh hoạt câu lạc bộ, họp tổ, nói chuyện chuyên đề, tọa đàm, tuyên truyền trên các kênh thông tin đại chúng của tỉnh, huyện, xã... Nội dung tuyên truyền tập trung vào Chỉ thị số 49-CT/TW; Luật Hôn nhân và Gia đình; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Bình đẳng giới; các văn bản liên quan về gia đình...
Từ kết quả tuyên truyền, nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân về vai trò và tầm quan trọng của công tác gia đình ngày càng tăng lên. Nội dung Chỉ thị số 49-CT/TW được quan tâm lồng ghép với thực hiện các chính sách an sinh xã hội và nhiều hoạt động hỗ trợ nhằm góp phần nâng cao, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của xã hội nói chung và của các gia đình nói riêng. Toàn tỉnh đã tổ chức được 380 lớp dạy nghề ngắn hạn, có 11.067 học viên tham gia học nghề như: may dân dụng, may công nghiệp, bó chổi, chằm nón lá, kết hạt cườm, nấu ăn... Sau khi học nghề có 8.419/11.067 học viên (đạt 76%) có việc làm tại các công ty, xí nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngoài tỉnh.
Bên cạnh, còn có các hình thức tổ, nhóm, mô hình tiết kiệm đem lại hiệu quả thiết thực. Toàn tỉnh có 15.053 tổ, nhóm với 99.310 lượt hội viên, với tổng số tiền tiết kiệm được là 39 tỷ 255 triệu đồng, qua đó đã giúp vốn xoay vòng cho 7.581 lượt hội viên với số tiền 25 tỷ 491 triệu đồng. Ngoài ra, tỉnh còn tranh thủ khai thác các nguồn vốn trong và ngoài nước như: Quỹ Châu Á, nguồn vốn Canada, vốn “Vì quê hương” của Việt kiều Pháp được 896,2 triệu đồng, giúp 531 phụ nữ được tiếp cận vốn.
Từ nhiều biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ, đến nay đã giúp được 24.870 hộ phụ nữ nghèo phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống và 3.477/10.414 hộ phụ nữ thoát nghèo; chăm lo hỗ trợ cho trẻ em gái nghèo hiếu học các dụng cụ học tập, sách, quần áo, xe đạp và trao học bổng. Nhiều gia đình có điều kiện tốt hơn để xây dựng gia đình ngày càng no ấm, tiến bộ, hạnh phúc.
Bên cạnh đó, việc củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực cán bộ làm công tác gia đình từ tỉnh đến cơ sở; công tác đào tạo cán bộ để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước và phối hợp liên ngành về công tác gia đình cũng được chú trọng thực hiện. Kết quả tiêu biểu 10 năm qua trên địa bàn tỉnh ghi nhận là: Trong tổng số 540.201 hộ gia đình, đã có 486.320 hộ đạt gia đình văn hóa (năm 2006 là 404.276 hộ). Số hộ gia đình thuộc đối tượng nghèo còn 21.060 hộ (giảm từ 14,4% năm 2005 xuống còn dưới 4% năm 2014).
Để thực hiện có hiệu quả công tác gia đình trong thời gian tới, toàn tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Chỉ thị số 49-CT/TW; Kế hoạch triển khai thực hiện “Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030” trên địa bàn tỉnh An Giang. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền về chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác gia đình nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của gia đình góp phần xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”. Tiếp tục duy trì, củng cố, nâng chất, nhân rộng các mô hình “Phòng, chống bạo lực gia đình”, “Gia đình, hội viên, phụ nữ không để con em vi phạm pháp luật và mắc các tệ nạn xã hội”, câu lạc bộ “Gia đình hạnh phúc”... Làm tốt công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe vị thành niên.
Bảo đảm nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước và huy động sự đóng góp của toàn xã hội cho công tác gia đình. Củng cố và ổn định bộ máy làm công tác gia đình ở các cấp, đặc biệt là cấp huyện và cấp cơ sở, đẩy mạnh đào tạo cán bộ để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước và phối hợp liên ngành về công tác gia đình./.
Đăng Nguyễn
Để có được những kết quả nói trên trước tiên phải nhắc đến sự chuyển biến về nhận thức và ý thức trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền, các đoàn thể xã hội trong công tác xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhận thức rõ gia đình là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Các cấp ủy đảng, chính quyền đã xác định rõ trách nhiệm lãnh, chỉ đạo công tác gia đình, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên từ đó chủ động rà soát, đánh giá tình hình tại địa phương, xây dựng và triển khai các kế hoạch, đề án cụ thể giải quyết những khó khăn, thách thức về công tác gia đình, đồng thời đề ra các giải pháp nhằm thực hiện công tác gia đình ngày một tốt hơn.
Kế đến là công tác truyền thông, đây là giải pháp thực hiện quan trọng giúp An Giang thực hiện tốt công tác gia đình trong thời gian qua. Công tác truyền thông về công tác gia đình được tỉnh chú trọng thực hiện từ tỉnh đến cơ sở với nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: tập huấn, tổ chức các buổi sinh hoạt câu lạc bộ, họp tổ, nói chuyện chuyên đề, tọa đàm, tuyên truyền trên các kênh thông tin đại chúng của tỉnh, huyện, xã... Nội dung tuyên truyền tập trung vào Chỉ thị số 49-CT/TW; Luật Hôn nhân và Gia đình; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Bình đẳng giới; các văn bản liên quan về gia đình...
Từ kết quả tuyên truyền, nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân về vai trò và tầm quan trọng của công tác gia đình ngày càng tăng lên. Nội dung Chỉ thị số 49-CT/TW được quan tâm lồng ghép với thực hiện các chính sách an sinh xã hội và nhiều hoạt động hỗ trợ nhằm góp phần nâng cao, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của xã hội nói chung và của các gia đình nói riêng. Toàn tỉnh đã tổ chức được 380 lớp dạy nghề ngắn hạn, có 11.067 học viên tham gia học nghề như: may dân dụng, may công nghiệp, bó chổi, chằm nón lá, kết hạt cườm, nấu ăn... Sau khi học nghề có 8.419/11.067 học viên (đạt 76%) có việc làm tại các công ty, xí nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngoài tỉnh.
Bên cạnh, còn có các hình thức tổ, nhóm, mô hình tiết kiệm đem lại hiệu quả thiết thực. Toàn tỉnh có 15.053 tổ, nhóm với 99.310 lượt hội viên, với tổng số tiền tiết kiệm được là 39 tỷ 255 triệu đồng, qua đó đã giúp vốn xoay vòng cho 7.581 lượt hội viên với số tiền 25 tỷ 491 triệu đồng. Ngoài ra, tỉnh còn tranh thủ khai thác các nguồn vốn trong và ngoài nước như: Quỹ Châu Á, nguồn vốn Canada, vốn “Vì quê hương” của Việt kiều Pháp được 896,2 triệu đồng, giúp 531 phụ nữ được tiếp cận vốn.
Từ nhiều biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ, đến nay đã giúp được 24.870 hộ phụ nữ nghèo phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống và 3.477/10.414 hộ phụ nữ thoát nghèo; chăm lo hỗ trợ cho trẻ em gái nghèo hiếu học các dụng cụ học tập, sách, quần áo, xe đạp và trao học bổng. Nhiều gia đình có điều kiện tốt hơn để xây dựng gia đình ngày càng no ấm, tiến bộ, hạnh phúc.
Bên cạnh đó, việc củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực cán bộ làm công tác gia đình từ tỉnh đến cơ sở; công tác đào tạo cán bộ để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước và phối hợp liên ngành về công tác gia đình cũng được chú trọng thực hiện. Kết quả tiêu biểu 10 năm qua trên địa bàn tỉnh ghi nhận là: Trong tổng số 540.201 hộ gia đình, đã có 486.320 hộ đạt gia đình văn hóa (năm 2006 là 404.276 hộ). Số hộ gia đình thuộc đối tượng nghèo còn 21.060 hộ (giảm từ 14,4% năm 2005 xuống còn dưới 4% năm 2014).
Để thực hiện có hiệu quả công tác gia đình trong thời gian tới, toàn tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Chỉ thị số 49-CT/TW; Kế hoạch triển khai thực hiện “Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030” trên địa bàn tỉnh An Giang. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền về chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác gia đình nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của gia đình góp phần xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”. Tiếp tục duy trì, củng cố, nâng chất, nhân rộng các mô hình “Phòng, chống bạo lực gia đình”, “Gia đình, hội viên, phụ nữ không để con em vi phạm pháp luật và mắc các tệ nạn xã hội”, câu lạc bộ “Gia đình hạnh phúc”... Làm tốt công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe vị thành niên.
Bảo đảm nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước và huy động sự đóng góp của toàn xã hội cho công tác gia đình. Củng cố và ổn định bộ máy làm công tác gia đình ở các cấp, đặc biệt là cấp huyện và cấp cơ sở, đẩy mạnh đào tạo cán bộ để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước và phối hợp liên ngành về công tác gia đình./.
Đăng Nguyễn