Xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới ở An Phú
- Được đăng: Thứ ba, 12 Tháng 3 2019 13:13
- Lượt xem: 2455
(TGAG)- Là một huyện kinh tế khó khăn, kết cấu hạ tầng kém; xác định nội lực của huyện có hạn, nên việc triển khai xây dựng nông thôn mới ở An Phú được điều chỉnh theo hướng đầu tư tập trung vào xã điểm, có kế hoạch cho từng năm, không đầu tư dàn trải, tránh lãng phí. Thực hiện phương châm tiêu chí dễ làm trước, khó làm sau; mỗi xã còn lạicố gắng hoàn thành các tiêu chí, chỉ tiêu không cần vốn và đẩy mạnh công tác xã hội hóa.
Trăn trở từ những thành quả ban đầu
Được sự quan tâm của tỉnh, hỗ trợ vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp, từ đó cơ sở hạ tầng nông thôn từng bước đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân trong huyện. Huyện thành lập đoàn công tác xuống các xã kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở và giúp địa phương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo động lực cho các xã tập trung thực hiện tốt các tiêu chí, chỉ tiêu. Ban Dân vận Huyện ủy tổ chức buổi tọa đàm về những khó khăn và giải pháp thực hiện công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới đối với các tiêu chí không cần vốn đầu tư, trao đổi những kinh nghiệm hay từ thực tiễn để nhân rộng. Đến nay,tổng số tiêu chí đánh giá đạt chuẩn bình quân 12 xã đạt 10/19 tiêu chí, đạt 52,63 %. Đến nay, huyện đã có 2 xã Khánh An (năm 2016) và xã Đa Phước (năm 2018) được công nhận xã nông thôn mới trước lộ trình đề ra.
Bên cạnh những mặt làm được, An Phú vẫn tồn tại nhiều hạn chế như:
Công tác tuyên truyền, vận động ở một số địa phương chưa thường xuyên và kém hiệu quả; chất lượng chưa cao.
Đất sản xuất còn manh mún, khó thu hút doanh nghiệp đầu tư sản xuất với quy mô hàng hóa lớn; chi phí đầu tư ban đầu cho các mô hình sản xuất nông nghiệp còn cao; sản phẩm làm ra tiêu thụ không ổn định...
Nguồn lao động ở địa phương thiếu, đa số thanh niên bỏ địa phương đi làm ăn xa, nên rất khó khăn trong việc huy động các lớp học nghề. Chất lượng đào tạo nghề còn hạn chế, học nghề gắn với giải quyết việc làm đạt tỷ lệ thấp. Sau khi học nghề, các học viên không tiếp cận được nguồn vốn vay để phát triển kinh tế hộ. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao.Xử lý các vấn đề về ô nhiễm môi trường vẫn còn nhiều khó khăn ...
Các tiêu chí đạt thấp như: Tiêu chí số 5 về tỷ lệ trường học các cấp đạt chuẩn; tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hóa (02 tiêu chí này đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn);tiêu chí số 10, thu nhập bình quân đầu người thấp (30.903.000 đồng/người/năm), do người dân chủ yếu sống bằng nghề nông, buôn bán nhỏ và lao động tự do;tiêu chí số 11 về tỷ lệ hộ nghèo, hiện nay, toàn huyện có 4.101 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 9,04%,; hộ cận nghèo 4.601 hộ, chiếm tỷ lệ 10,14%.
Những vấn đề trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó, cơ bản là: Đối với các xã không nằm trong xã điểm, lãnh đạo Đảng ủy chưa thật sự quan tâm vấn đề này. Từ đó, các tiêu chí, chỉ tiêu đạt thấp. Vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp phân bổ chậm, dẫn đến các công trình chậm thi công. Hiệu quả hoạt động của văn phòng Điều phối nông thôn mới huyện chưa cao.
Tăng cường giải pháp cho nông thôn mới
Năm 2019, huyện An Phú đề ra các mục tiêu cụ thể: Xã Khánh An, Đa Phước tiếp tục duy trì, nâng chất, giữ vững đạt chuẩn nông thôn mới. Xã Khánh Bình đạt chuẩn nông thôn mới. Đến năm 2020, các xã đều đạt ít nhất 15 tiêu chí và Đa Phước đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Để đạt được mục tiêu trên, địa phương xác định các giải pháp chủ yếu:
Tăng cường sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.Đặc biệt, chú trọng công tác tuyên truyền, vận động để người dân tham gia vào thực hiện xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp huyện, cấp xã kiến thức về xây dựng nông thôn mới nhằm đảm bảo đủ năng lực, chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Đầu tư nâng cấp, mở rộng các cửa khẩu giao thương hàng hóa với nước bạn Campuchia.Tập trung sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Đẩy mạnh thực hiện công tác dân vận, ngày hội toàn dân và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; củng cố lực lượng nòng cốt và nhân dân điển hình tiên tiến, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự ở địa bàn xã.
Với sự nỗ lực và quyết tâm cao của hệ thống chính trị, sự đồng tình, chung tay, góp sức của nhân dân, huyện An Phú sẽ hoàn thành nhiệm vụ đặt ra trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới./.
___________
Lê Thanh Phương
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy
Trăn trở từ những thành quả ban đầu
Được sự quan tâm của tỉnh, hỗ trợ vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp, từ đó cơ sở hạ tầng nông thôn từng bước đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân trong huyện. Huyện thành lập đoàn công tác xuống các xã kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở và giúp địa phương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo động lực cho các xã tập trung thực hiện tốt các tiêu chí, chỉ tiêu. Ban Dân vận Huyện ủy tổ chức buổi tọa đàm về những khó khăn và giải pháp thực hiện công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới đối với các tiêu chí không cần vốn đầu tư, trao đổi những kinh nghiệm hay từ thực tiễn để nhân rộng. Đến nay,tổng số tiêu chí đánh giá đạt chuẩn bình quân 12 xã đạt 10/19 tiêu chí, đạt 52,63 %. Đến nay, huyện đã có 2 xã Khánh An (năm 2016) và xã Đa Phước (năm 2018) được công nhận xã nông thôn mới trước lộ trình đề ra.
Bên cạnh những mặt làm được, An Phú vẫn tồn tại nhiều hạn chế như:
Công tác tuyên truyền, vận động ở một số địa phương chưa thường xuyên và kém hiệu quả; chất lượng chưa cao.
Đất sản xuất còn manh mún, khó thu hút doanh nghiệp đầu tư sản xuất với quy mô hàng hóa lớn; chi phí đầu tư ban đầu cho các mô hình sản xuất nông nghiệp còn cao; sản phẩm làm ra tiêu thụ không ổn định...
Nguồn lao động ở địa phương thiếu, đa số thanh niên bỏ địa phương đi làm ăn xa, nên rất khó khăn trong việc huy động các lớp học nghề. Chất lượng đào tạo nghề còn hạn chế, học nghề gắn với giải quyết việc làm đạt tỷ lệ thấp. Sau khi học nghề, các học viên không tiếp cận được nguồn vốn vay để phát triển kinh tế hộ. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao.Xử lý các vấn đề về ô nhiễm môi trường vẫn còn nhiều khó khăn ...
Các tiêu chí đạt thấp như: Tiêu chí số 5 về tỷ lệ trường học các cấp đạt chuẩn; tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hóa (02 tiêu chí này đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn);tiêu chí số 10, thu nhập bình quân đầu người thấp (30.903.000 đồng/người/năm), do người dân chủ yếu sống bằng nghề nông, buôn bán nhỏ và lao động tự do;tiêu chí số 11 về tỷ lệ hộ nghèo, hiện nay, toàn huyện có 4.101 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 9,04%,; hộ cận nghèo 4.601 hộ, chiếm tỷ lệ 10,14%.
Những vấn đề trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó, cơ bản là: Đối với các xã không nằm trong xã điểm, lãnh đạo Đảng ủy chưa thật sự quan tâm vấn đề này. Từ đó, các tiêu chí, chỉ tiêu đạt thấp. Vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp phân bổ chậm, dẫn đến các công trình chậm thi công. Hiệu quả hoạt động của văn phòng Điều phối nông thôn mới huyện chưa cao.
Tăng cường giải pháp cho nông thôn mới
Năm 2019, huyện An Phú đề ra các mục tiêu cụ thể: Xã Khánh An, Đa Phước tiếp tục duy trì, nâng chất, giữ vững đạt chuẩn nông thôn mới. Xã Khánh Bình đạt chuẩn nông thôn mới. Đến năm 2020, các xã đều đạt ít nhất 15 tiêu chí và Đa Phước đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Để đạt được mục tiêu trên, địa phương xác định các giải pháp chủ yếu:
Tăng cường sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.Đặc biệt, chú trọng công tác tuyên truyền, vận động để người dân tham gia vào thực hiện xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp huyện, cấp xã kiến thức về xây dựng nông thôn mới nhằm đảm bảo đủ năng lực, chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Đầu tư nâng cấp, mở rộng các cửa khẩu giao thương hàng hóa với nước bạn Campuchia.Tập trung sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Đẩy mạnh thực hiện công tác dân vận, ngày hội toàn dân và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; củng cố lực lượng nòng cốt và nhân dân điển hình tiên tiến, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự ở địa bàn xã.
Với sự nỗ lực và quyết tâm cao của hệ thống chính trị, sự đồng tình, chung tay, góp sức của nhân dân, huyện An Phú sẽ hoàn thành nhiệm vụ đặt ra trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới./.
___________
Lê Thanh Phương
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy