Nhiệm vụ trọng tâm công tác giáo dục và đào tạo năm học 2015 - 2016
- Được đăng: Thứ hai, 02 Tháng 11 2015 09:32
- Lượt xem: 3531
(TGAG)- Năm học 2015 - 2016, ngành Giáo dục và Đào tạo An Giang tiếp tục thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI). Trong đó, chú trọng phát triển quy mô hợp lý, tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt”; thực hiện những giải pháp đồng bộ, nhằm đưa sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh nhà tiếp tục phát triển. Ngoài những nhiệm vụ thường xuyên, Ngành Giáo dục An Giang tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm sau:
* Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý
Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục, đào tạo theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ IX; triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Thực hiện tốt công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền; chủ động phối hợp với các cơ quan báo chí đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ và đồng tình với chủ trương, quá trình đổi mới căn bản, toàn diện công tác giáo dục, đào tạo, từ đó chung tay, góp sức xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo của tỉnh.
Tiếp tục phân cấp, giao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục một cách thống nhất, hiệu quả theo Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ.
Đổi mới, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giáo dục các cấp, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra nội bộ của các cơ sở giáo dục. Siết chặt nề nếp, kỷ cương, khắc phục có hiệu quả tình trạng đơn thư nặc danh, khiếu nại vượt cấp. Chấn chỉnh việc lạm thu và dạy thêm học thêm sai quy định trong các cơ sở giáo dục.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dạy và học; tăng cường bồi dưỡng năng lực tự đánh giá, kiểm định chất lượng trường học; năng lực quản lý tài chính, tài sản; triển khai thực hiện nghiêm túc quy định về công khai đối với các cơ sở giáo dục; phát huy hơn nữa dân chủ trong các đơn vị trường học và cơ quan quản lý giáo dục, thực hiện tốt chủ trương giám sát và phản biện xã hội.
Chủ động báo cáo, đề xuất, tham mưu với các cấp ủy đảng, chính quyền, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh trong và ngoài nhà trường; đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn trường học, phòng chống bạo lực, tệ nạn xã hội trong học sinh.
* Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, cùng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Thực hiện mục tiêu giáo dục học sinh phát triển toàn diện. Chú trọng chuyển dạy học từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, đặc biệt tăng cường giáo dục đạo đức học sinh trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học và luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn cho học sinh.
Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học đồng bộ với đổi mới thi cử, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện theo hướng phát triển năng lực học sinh. Tiếp tục chỉ đạo đổi mới về kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT. Lấy nội dung đổi mới phương pháp dạy và học làm động lực chủ yếu, để nâng cao chất lượng giáo dục.
Phát triển quy mô một cách hợp lý. Củng cố và nâng chất kết quả công tác phổ cập giáo dục; triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch xây dựng xã hội học tập và “Đề án xóa mù chữ đến năm 2020”; tăng tỷ lệ học sinh đi học so dân số độ tuổi; chủ động phối hợp với các ngành, đoàn thể thực hiện tốt các giải pháp hạn chế tình trạng học sinh bỏ học; đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài.
Triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo trung cấp chuyên nghiệp; đẩy mạnh công tác phân luồng, tư vấn hướng nghiệp và định hướng nghề nghiệp cho học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông; đa dạng hóa hình thức học tập đáp ứng nhu cầu nâng cao hiểu biết và tạo cơ hội học tập suốt đời cho người dân.
Chăm lo xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cả về chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp. Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên tiếng Anh theo “Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020” trên địa bàn tỉnh; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý gắn với nhu cầu nguồn nhân lực của ngành và đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông. Quan tâm phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán các bộ môn; nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp, của tổ chức Đoàn, Đội trong việc quản lý, phối hợp giáo dục toàn diện học sinh.
* Công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học
Triển khai thực hiện hiệu quả, đúng tiến độ các chương trình, đề án, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhằm tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục. Tập trung nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ thực hiện “Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi”, “Đề án Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia”, “Đề án Phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú”, “Đề án Củng cố và phát triển trường trung học phổ thông chuyên”, “Đề án Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin”...
Bên cạnh nguồn kinh phí do ngân sách cấp hằng năm, các đơn vị cần quan tâm đẩy mạnh vận động kinh phí hỗ trợ từ các nguồn khác nhau để duy tu, sửa chữa, chỉnh trang cơ sở vật chất trường học, từng bước hoàn thiện các điều kiện phục vụ dạy và học; xây dựng cảnh quan trường học.
Đẩy nhanh tiến độ đầu tư mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học, đồ chơi cho học sinh các cấp thuộc các đề án, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Phát huy hiệu quả các trang thiết bị dạy học đã được đầu tư. Tăng cường kiểm tra, giám sát đầu tư, công tác đấu thầu, công tác quyết toán trong xây dựng cơ bản, mua sắm thiết bị của các đơn vị./.
* Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý
Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục, đào tạo theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ IX; triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Thực hiện tốt công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền; chủ động phối hợp với các cơ quan báo chí đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ và đồng tình với chủ trương, quá trình đổi mới căn bản, toàn diện công tác giáo dục, đào tạo, từ đó chung tay, góp sức xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo của tỉnh.
Tiếp tục phân cấp, giao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục một cách thống nhất, hiệu quả theo Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ.
Đổi mới, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giáo dục các cấp, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra nội bộ của các cơ sở giáo dục. Siết chặt nề nếp, kỷ cương, khắc phục có hiệu quả tình trạng đơn thư nặc danh, khiếu nại vượt cấp. Chấn chỉnh việc lạm thu và dạy thêm học thêm sai quy định trong các cơ sở giáo dục.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dạy và học; tăng cường bồi dưỡng năng lực tự đánh giá, kiểm định chất lượng trường học; năng lực quản lý tài chính, tài sản; triển khai thực hiện nghiêm túc quy định về công khai đối với các cơ sở giáo dục; phát huy hơn nữa dân chủ trong các đơn vị trường học và cơ quan quản lý giáo dục, thực hiện tốt chủ trương giám sát và phản biện xã hội.
Chủ động báo cáo, đề xuất, tham mưu với các cấp ủy đảng, chính quyền, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh trong và ngoài nhà trường; đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn trường học, phòng chống bạo lực, tệ nạn xã hội trong học sinh.
* Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, cùng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Thực hiện mục tiêu giáo dục học sinh phát triển toàn diện. Chú trọng chuyển dạy học từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, đặc biệt tăng cường giáo dục đạo đức học sinh trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học và luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn cho học sinh.
Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học đồng bộ với đổi mới thi cử, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện theo hướng phát triển năng lực học sinh. Tiếp tục chỉ đạo đổi mới về kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT. Lấy nội dung đổi mới phương pháp dạy và học làm động lực chủ yếu, để nâng cao chất lượng giáo dục.
Phát triển quy mô một cách hợp lý. Củng cố và nâng chất kết quả công tác phổ cập giáo dục; triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch xây dựng xã hội học tập và “Đề án xóa mù chữ đến năm 2020”; tăng tỷ lệ học sinh đi học so dân số độ tuổi; chủ động phối hợp với các ngành, đoàn thể thực hiện tốt các giải pháp hạn chế tình trạng học sinh bỏ học; đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài.
Triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo trung cấp chuyên nghiệp; đẩy mạnh công tác phân luồng, tư vấn hướng nghiệp và định hướng nghề nghiệp cho học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông; đa dạng hóa hình thức học tập đáp ứng nhu cầu nâng cao hiểu biết và tạo cơ hội học tập suốt đời cho người dân.
Chăm lo xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cả về chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp. Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên tiếng Anh theo “Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020” trên địa bàn tỉnh; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý gắn với nhu cầu nguồn nhân lực của ngành và đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông. Quan tâm phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán các bộ môn; nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp, của tổ chức Đoàn, Đội trong việc quản lý, phối hợp giáo dục toàn diện học sinh.
* Công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học
Triển khai thực hiện hiệu quả, đúng tiến độ các chương trình, đề án, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhằm tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục. Tập trung nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ thực hiện “Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi”, “Đề án Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia”, “Đề án Phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú”, “Đề án Củng cố và phát triển trường trung học phổ thông chuyên”, “Đề án Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin”...
Bên cạnh nguồn kinh phí do ngân sách cấp hằng năm, các đơn vị cần quan tâm đẩy mạnh vận động kinh phí hỗ trợ từ các nguồn khác nhau để duy tu, sửa chữa, chỉnh trang cơ sở vật chất trường học, từng bước hoàn thiện các điều kiện phục vụ dạy và học; xây dựng cảnh quan trường học.
Đẩy nhanh tiến độ đầu tư mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học, đồ chơi cho học sinh các cấp thuộc các đề án, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Phát huy hiệu quả các trang thiết bị dạy học đã được đầu tư. Tăng cường kiểm tra, giám sát đầu tư, công tác đấu thầu, công tác quyết toán trong xây dựng cơ bản, mua sắm thiết bị của các đơn vị./.
Th.S PHAN VĂN KIẾN