Hiểu để làm tốt công tác khoa giáo của Đảng
- Được đăng: Thứ ba, 31 Tháng 5 2016 15:46
- Lượt xem: 9624
(TGAG)- Công tác khoa giáo của Đảng đã góp phần quan trọng vào việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, thúc đẩy các mặt kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Các lĩnh vực khoa giáo đã và đang ngày càng khẳng định vị thế và những đóng góp quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của Đảng ta hiện nay.
Để làm tốt công tác khoa giáo, mỗi cán bộ, chuyên viên làm công tác khoa giáo cần hiểu và nắm rõ bản chất của công tác này để có thể làm tốt hơn trong thời gian sắp tới, góp phần vào sự thành công của công tác tuyên giáo nói chung.
Công tác khoa giáo là tên gọi tắt các hoạt động trên các lĩnh vực: Khoa học, giáo dục và các vấn đề liên quan đến xã hội nói chung bao gồm các mặt: Giáo dục và Đào tạo; Khoa học và Công nghệ; Chăm sóc sức nhân dân; Tài nguyên và Môi trường; Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; Công tác gia đình; Thể dục, thể thao; Lao động, dạy nghề; Bảo hiểm xã hội – bảo hiểm y tế; các tổ chức hội, liên hiệp hội có liên quan các lĩnh vực trên và gần đây bổ sung lĩnh thêm vực Du lịch và An toàn giao thông.
Công tác khoa giáo liên quan đến từng người, từng gia đình. Việc tự ý thức chăm sóc sức khỏe của mỗi người, mỗi gia đình; việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; việc đưa các ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp… đều do một phần công tác khoa giáo tham mưu, đề xuất, kế đến là giai đoạn tuyên truyền để người dân hiểu và làm theo, chính vì thế công tác khoa giáo thực sự là động lực để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Làm công tác khoa giáo là làm công tác tham mưu cho cấp ủy thực hiện công tác lãnh đạo, chỉ đạo thông qua việc xây dựng và ban hành các chỉ thị, nghị quyết, chương trình hành động, kế hoạch của cấp ủy trên các lĩnh vực khoa giáo, nhằm cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước tại địa phương; thực hiện việc theo dõi, kiểm tra, khảo sát các văn bản liên quan đến lĩnh vực khoa giáo đã ban hành; thực hiện tốt công tác tham mưu cho cấp ủy sơ, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương và của tỉnh trên các lĩnh vực khoa giáo theo định kỳ. Từ đó, tiếp tục đề ra các giải pháp thực hiện phù hợp với tình hình thực tế; tăng cường định hướng và hướng dẫn tuyên truyền, đồng thời phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết, chương trình, kế hoạch của Trung ương và của tỉnh về phát triển kinh tế xã hội trên các lĩnh vực công tác khoa giáo.
Nói cấp ủy đảng lãnh đạo toàn diện, nhưng hiệu quả của công tác khoa giáo tùy thuộc rất lớn vào các bộ phận tham mưu. Thực tiễn cho thấy, trong công cuộc đổi mới hôm nay, rất nhiều vấn đề tư tưởng nảy sinh từ lĩnh vực khoa giáo: những nguyên tắc chung, vận dụng thành tựu nghiên cứu khoa học, chỉ đạo thực tiễn, công tác đào tạo cán bộ đến các lĩnh vực an sinh xã hội, vui chơi giải trí... Các lĩnh vực sự nghiệp trong khối khoa giáo phần lớn liên quan mật thiết đến lợi ích cộng đồng xã hội.
Từ thực tiễn hoạt động công tác khoa giáo có thể thấy, bản chất của công tác khoa giáo là công tác tri thức. Khác với hoạt động bề nổi của tuyên truyền cổ động, công tác khoa giáo thường chìm lắng và đòi hỏi chiều sâu về trí tuệ. Theo dõi, tham mưu, giúp cấp ủy thường ngày chỉ đạo giải quyết các vấn đề cơ bản theo định hướng, quan điểm của Đảng, chứ không can thiệp giải quyết các vụ việc chuyên môn trong từng lĩnh vực.
Mặt khác, công tác trong lĩnh vực khoa giáo đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ am hiểu sâu sắc lĩnh vực phụ trách; vừa có trình độ chuyên môn, vừa có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn. Điều này giúp cán bộ khoa giáo khi đưa ra những quan điểm, nhận định đánh giá, tham mưu cấp ủy không bị cản trở hoạt động chuyên môn, trái lại, làm cho hoạt động chuyên môn càng thêm thuận lợi. Mặt khác, chính công tác khoa giáo giúp cấp ủy và các ngành chuyên môn tránh được những chủ trương, kế hoạch xa rời với thực tiễn, độc quyền, không phù hợp với lợi ích chung.
Thứ nữa, đội ngũ làm công tác khoa giáo tuy không nắm vững chuyên môn như cán bộ của các ngành trong khoa giáo, nhưng phải nắm chắc quan điểm cơ bản của Đảng trên các lĩnh vực khoa giáo.
Có thể nói hiện nay, khi nhân loại đang phát triển nhanh vào nền kinh tế tri thức, con đường hội nhập, toàn cầu hóa với sự tiến nhanh như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, thì công tác khoa giáo càng có vai trò to lớn trong tiến trình phát triển của đất nước nói chung, mỗi địa phương nói riêng. Để nâng cao chất lượng công tác khoa giáo, mỗi cán bộ, chuyên viên làm công tác khoa giáo cần tự tìm tỏi học hỏi phát huy cao vai trò trí tuệ, bản lĩnh trên lĩnh vực đòi hỏi chiều sâu trí tuệ này./.
Để làm tốt công tác khoa giáo, mỗi cán bộ, chuyên viên làm công tác khoa giáo cần hiểu và nắm rõ bản chất của công tác này để có thể làm tốt hơn trong thời gian sắp tới, góp phần vào sự thành công của công tác tuyên giáo nói chung.
Công tác khoa giáo là tên gọi tắt các hoạt động trên các lĩnh vực: Khoa học, giáo dục và các vấn đề liên quan đến xã hội nói chung bao gồm các mặt: Giáo dục và Đào tạo; Khoa học và Công nghệ; Chăm sóc sức nhân dân; Tài nguyên và Môi trường; Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; Công tác gia đình; Thể dục, thể thao; Lao động, dạy nghề; Bảo hiểm xã hội – bảo hiểm y tế; các tổ chức hội, liên hiệp hội có liên quan các lĩnh vực trên và gần đây bổ sung lĩnh thêm vực Du lịch và An toàn giao thông.
Công tác khoa giáo liên quan đến từng người, từng gia đình. Việc tự ý thức chăm sóc sức khỏe của mỗi người, mỗi gia đình; việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; việc đưa các ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp… đều do một phần công tác khoa giáo tham mưu, đề xuất, kế đến là giai đoạn tuyên truyền để người dân hiểu và làm theo, chính vì thế công tác khoa giáo thực sự là động lực để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Làm công tác khoa giáo là làm công tác tham mưu cho cấp ủy thực hiện công tác lãnh đạo, chỉ đạo thông qua việc xây dựng và ban hành các chỉ thị, nghị quyết, chương trình hành động, kế hoạch của cấp ủy trên các lĩnh vực khoa giáo, nhằm cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước tại địa phương; thực hiện việc theo dõi, kiểm tra, khảo sát các văn bản liên quan đến lĩnh vực khoa giáo đã ban hành; thực hiện tốt công tác tham mưu cho cấp ủy sơ, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương và của tỉnh trên các lĩnh vực khoa giáo theo định kỳ. Từ đó, tiếp tục đề ra các giải pháp thực hiện phù hợp với tình hình thực tế; tăng cường định hướng và hướng dẫn tuyên truyền, đồng thời phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết, chương trình, kế hoạch của Trung ương và của tỉnh về phát triển kinh tế xã hội trên các lĩnh vực công tác khoa giáo.
Nói cấp ủy đảng lãnh đạo toàn diện, nhưng hiệu quả của công tác khoa giáo tùy thuộc rất lớn vào các bộ phận tham mưu. Thực tiễn cho thấy, trong công cuộc đổi mới hôm nay, rất nhiều vấn đề tư tưởng nảy sinh từ lĩnh vực khoa giáo: những nguyên tắc chung, vận dụng thành tựu nghiên cứu khoa học, chỉ đạo thực tiễn, công tác đào tạo cán bộ đến các lĩnh vực an sinh xã hội, vui chơi giải trí... Các lĩnh vực sự nghiệp trong khối khoa giáo phần lớn liên quan mật thiết đến lợi ích cộng đồng xã hội.
Từ thực tiễn hoạt động công tác khoa giáo có thể thấy, bản chất của công tác khoa giáo là công tác tri thức. Khác với hoạt động bề nổi của tuyên truyền cổ động, công tác khoa giáo thường chìm lắng và đòi hỏi chiều sâu về trí tuệ. Theo dõi, tham mưu, giúp cấp ủy thường ngày chỉ đạo giải quyết các vấn đề cơ bản theo định hướng, quan điểm của Đảng, chứ không can thiệp giải quyết các vụ việc chuyên môn trong từng lĩnh vực.
Mặt khác, công tác trong lĩnh vực khoa giáo đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ am hiểu sâu sắc lĩnh vực phụ trách; vừa có trình độ chuyên môn, vừa có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn. Điều này giúp cán bộ khoa giáo khi đưa ra những quan điểm, nhận định đánh giá, tham mưu cấp ủy không bị cản trở hoạt động chuyên môn, trái lại, làm cho hoạt động chuyên môn càng thêm thuận lợi. Mặt khác, chính công tác khoa giáo giúp cấp ủy và các ngành chuyên môn tránh được những chủ trương, kế hoạch xa rời với thực tiễn, độc quyền, không phù hợp với lợi ích chung.
Thứ nữa, đội ngũ làm công tác khoa giáo tuy không nắm vững chuyên môn như cán bộ của các ngành trong khoa giáo, nhưng phải nắm chắc quan điểm cơ bản của Đảng trên các lĩnh vực khoa giáo.
Có thể nói hiện nay, khi nhân loại đang phát triển nhanh vào nền kinh tế tri thức, con đường hội nhập, toàn cầu hóa với sự tiến nhanh như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, thì công tác khoa giáo càng có vai trò to lớn trong tiến trình phát triển của đất nước nói chung, mỗi địa phương nói riêng. Để nâng cao chất lượng công tác khoa giáo, mỗi cán bộ, chuyên viên làm công tác khoa giáo cần tự tìm tỏi học hỏi phát huy cao vai trò trí tuệ, bản lĩnh trên lĩnh vực đòi hỏi chiều sâu trí tuệ này./.
Phòng Khoa giáo