Thực tiễn - kinh nghiệm
Thu nhập ổn định từ nghề làm nhang ở Mỹ Hội Đông
- Được đăng: Thứ tư, 11 Tháng 12 2019 09:27
- Lượt xem: 2168
(TGAG)- Nghề làm nhang ở xã Mỹ Hội Đông (Chợ Mới) đã có từ rất lâu, nhưng những năm gần đây, nghề này được phát triển và ngày càng phổ biến đã góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động, tăng thu nhập cho người dân và giúp nhiều hộ gia đình có được cuộc sống sung túc hơn.
Trong một chuyến công tác tại Mỹ Hội Đông, chạy trên đoạn đường gần 3 km, trước mắt chúng tôi là một đoạn đường nhang vàng rực phơi ở hai bên mép đường nối tiếp nhau trông rất đẹp mắt. Hình ảnh ấy, khiến chúng tôi tò mò muốn biết thêm về những sản phẩm này. Tình cờ chúng tôi tiếp chuyện được với ông Huỳnh Ngọc Thoa, sinh năm 1962 ngụ ấp Mỹ Tân, được biết ông đã làm nhang gần 4 năm nay. Khi tiếp xúc và biết được ý định của chúng tôi, ông vui vẻ với nụ cười thân thiện, nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm về cách làm nhang:
“Trộn bột, chạy nhang và phơi. Khi phơi khô đem cân và đựng vào bao rồi đi giao, nhiều công đoạn vậy mới thành phẩm. Lúc đầu mới làm, vất vả lắm, thọc nhang đâu biết làm nhờ người ta lại chỉ và dạy làm trộn bột này nọ (hồi khô, hồi ướt), có lúc chạy không được. Làm mấy năm nay, êm, quen và nhanh hơn”.
Ông Huỳnh Ngọc Tho đang kiểm tra nhang khô chưa
Trung bình mỗi ngày, ông làm khoảng 70 kilôgam, bỏ mọi chi phí thu nhập cũng gần 120 nghìn đồng/ngày. Ngoài làm nhang, gia đình ông còn làm ruộng. Gia đình ông gồm 4 thành viên, 2 người con đang làm ở Phú Quốc. Đang tâm sự với ông, chợt một cơn mưa rào kéo đến, ông thoăn thoắt gom những vĩ nhang đang phơi trước nhà. Sự bất chợt và vội vã đó, làm cho chúng tôi cuốn theo, mỗi người một tay phụ giúp ông gom thật nhanh để “kẻo ướt”. Nghề làm nhang đơn giản, dễ làm và không nhất thiết người lớn mà kể cả trẻ em cũng có thể làm được. Đặc biệt là linh động về thời gian, làm tại nhà nên người dân có thể vừa làm, vừa lo việc nhà từ đó nhiều hộ gia đình ở xóm đã chuyển sang nghề này. Tuy nhiên, nghề này phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết và mặt bằng phơi.
Cơn mưa rào qua đi từng tia nắng lại đến, chúng tôi tạm chia tay với ông và tiếp tục hành trình đến ấp Mỹ Hòa A, nơi tập trung nhiều nhất hộ dân làm nhang, thường gọi là “xóm nhang”. Tại đây, chúng tôi được trò chuyện với chị Nguyễn Thị Mỹ, tuổi đã ngoài 40, một phụ nữ dáng người mảnh mai, đang tất bật với những thao tác điêu luyện bên máy chạy nhang, cũng gắn bó với nghề này gần 7 năm. Chị Mỹ cho biết: Ở đây, có nhiều người thức sớm khoảng 3 đến 4 giờ sáng để làm nhang. Nhang làm xong được mọi người đem phơi nắng. Trời nắng thì phơi 1 buổi là nhang có thể khô và giao cho cơ sở. Ngày nắng không tốt, mưa thì có thể lâu hơn 1 đến 2 ngày. Chị Mỹ vui mừng: “Thấy người ta làm, mình làm theo, thấy có thu nhập cũng ổn định, mình làm được, ổn định có tiền xài, không túng thiếu như hồi lần”.
Mới đây, chị đã đầu tư máy chạy nhang và máy gấp tăm chi phí cũng hơn 7 triệu đồng (do mua máy cũ). Nghề này thu nhập cũng khá cao và ổn định nhưng do hằng ngày, chị phải phụ tiếp lo cho cơm nước, chăm sóc khu vườn ổi nên thu nhập mỗi tháng chỉ hơn 3 triệu đồng.
Nhang có rất nhiều loại và kích cỡ khác nhau như: 2 tấc, 2 tấc rưỡi, 3 tấc, 3 tấc rưỡi... và có loại nhang sào (nhang cao). Người dân thường làm nhang theo đơn đặt hàng của khách. Hai năm gần đây, nguyên liệu làm nhang (keo, màu nhuộm, tăm, bột)... tăng giá, tiền làm nhang lại giảm thu nhập không cao hơn trước tuy nhiên người làm nhang vẫn đủ trang trải cuộc sống.
Theo sự giới thiệu của nhiều hộ gia đình làm nhang ở đây, chúng tôi tiếp tục đến cơ sở Phước Liễu chuyên sản xuất các loại nhang và cung cấp nguyên, hương liệu nhang uy tín ngụ ấp Mỹ Hòa A, hoạt động gần 10 năm nay. Chị Phạm Ngọc Thúy Liễu - Chủ cơ sở Phước Liễu cho biết: “Một năm, thường thường hút hàng từ tháng giêng đến 4 (tháng 5, tháng 6 sẽ ngơi (giảm) nhưng cơ sở cũng phải làm để dự trữ lại. Qua tháng 7, nhang bắt đầu đắc hàng tới Tết. Nói chung, sản xuất bao nhiêu là xuất khẩu đi. Ở đây, nhang thường bán ở nội địa như cung cấp ở các tỉnh lân cận, đi mạnh nhất chủ yếu là Campuchia, xuất ở các tỉnh Campuchia hoặc Thủ đô Phnôm Pênh, Siêm Riệp, Battambang”.
Đối với người Việt Nam thì hình ảnh cây nhang trong các dịp lễ, cúng rằm, viếng chùa... hay phổ biến nhất là các hộ gia đình sử dụng cúng tổ tiên đã trở nên quen thuộc, gần gũi và trở thành một tín ngưỡng tâm linh độc đáo. Và sắp tới đây tết lại về, nhu cầu sử dụng mặt hàng nhang lại cao, bà con làm nhang ở xã Mỹ Hội Đông lại được một dịp tất bật sản xuất, tăng thêm thu nhập cho “xóm nhang” ở địa phương./.
Trong một chuyến công tác tại Mỹ Hội Đông, chạy trên đoạn đường gần 3 km, trước mắt chúng tôi là một đoạn đường nhang vàng rực phơi ở hai bên mép đường nối tiếp nhau trông rất đẹp mắt. Hình ảnh ấy, khiến chúng tôi tò mò muốn biết thêm về những sản phẩm này. Tình cờ chúng tôi tiếp chuyện được với ông Huỳnh Ngọc Thoa, sinh năm 1962 ngụ ấp Mỹ Tân, được biết ông đã làm nhang gần 4 năm nay. Khi tiếp xúc và biết được ý định của chúng tôi, ông vui vẻ với nụ cười thân thiện, nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm về cách làm nhang:
“Trộn bột, chạy nhang và phơi. Khi phơi khô đem cân và đựng vào bao rồi đi giao, nhiều công đoạn vậy mới thành phẩm. Lúc đầu mới làm, vất vả lắm, thọc nhang đâu biết làm nhờ người ta lại chỉ và dạy làm trộn bột này nọ (hồi khô, hồi ướt), có lúc chạy không được. Làm mấy năm nay, êm, quen và nhanh hơn”.
Ông Huỳnh Ngọc Tho đang kiểm tra nhang khô chưa
Trung bình mỗi ngày, ông làm khoảng 70 kilôgam, bỏ mọi chi phí thu nhập cũng gần 120 nghìn đồng/ngày. Ngoài làm nhang, gia đình ông còn làm ruộng. Gia đình ông gồm 4 thành viên, 2 người con đang làm ở Phú Quốc. Đang tâm sự với ông, chợt một cơn mưa rào kéo đến, ông thoăn thoắt gom những vĩ nhang đang phơi trước nhà. Sự bất chợt và vội vã đó, làm cho chúng tôi cuốn theo, mỗi người một tay phụ giúp ông gom thật nhanh để “kẻo ướt”. Nghề làm nhang đơn giản, dễ làm và không nhất thiết người lớn mà kể cả trẻ em cũng có thể làm được. Đặc biệt là linh động về thời gian, làm tại nhà nên người dân có thể vừa làm, vừa lo việc nhà từ đó nhiều hộ gia đình ở xóm đã chuyển sang nghề này. Tuy nhiên, nghề này phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết và mặt bằng phơi.
Cơn mưa rào qua đi từng tia nắng lại đến, chúng tôi tạm chia tay với ông và tiếp tục hành trình đến ấp Mỹ Hòa A, nơi tập trung nhiều nhất hộ dân làm nhang, thường gọi là “xóm nhang”. Tại đây, chúng tôi được trò chuyện với chị Nguyễn Thị Mỹ, tuổi đã ngoài 40, một phụ nữ dáng người mảnh mai, đang tất bật với những thao tác điêu luyện bên máy chạy nhang, cũng gắn bó với nghề này gần 7 năm. Chị Mỹ cho biết: Ở đây, có nhiều người thức sớm khoảng 3 đến 4 giờ sáng để làm nhang. Nhang làm xong được mọi người đem phơi nắng. Trời nắng thì phơi 1 buổi là nhang có thể khô và giao cho cơ sở. Ngày nắng không tốt, mưa thì có thể lâu hơn 1 đến 2 ngày. Chị Mỹ vui mừng: “Thấy người ta làm, mình làm theo, thấy có thu nhập cũng ổn định, mình làm được, ổn định có tiền xài, không túng thiếu như hồi lần”.
Mới đây, chị đã đầu tư máy chạy nhang và máy gấp tăm chi phí cũng hơn 7 triệu đồng (do mua máy cũ). Nghề này thu nhập cũng khá cao và ổn định nhưng do hằng ngày, chị phải phụ tiếp lo cho cơm nước, chăm sóc khu vườn ổi nên thu nhập mỗi tháng chỉ hơn 3 triệu đồng.
Nhang có rất nhiều loại và kích cỡ khác nhau như: 2 tấc, 2 tấc rưỡi, 3 tấc, 3 tấc rưỡi... và có loại nhang sào (nhang cao). Người dân thường làm nhang theo đơn đặt hàng của khách. Hai năm gần đây, nguyên liệu làm nhang (keo, màu nhuộm, tăm, bột)... tăng giá, tiền làm nhang lại giảm thu nhập không cao hơn trước tuy nhiên người làm nhang vẫn đủ trang trải cuộc sống.
Theo sự giới thiệu của nhiều hộ gia đình làm nhang ở đây, chúng tôi tiếp tục đến cơ sở Phước Liễu chuyên sản xuất các loại nhang và cung cấp nguyên, hương liệu nhang uy tín ngụ ấp Mỹ Hòa A, hoạt động gần 10 năm nay. Chị Phạm Ngọc Thúy Liễu - Chủ cơ sở Phước Liễu cho biết: “Một năm, thường thường hút hàng từ tháng giêng đến 4 (tháng 5, tháng 6 sẽ ngơi (giảm) nhưng cơ sở cũng phải làm để dự trữ lại. Qua tháng 7, nhang bắt đầu đắc hàng tới Tết. Nói chung, sản xuất bao nhiêu là xuất khẩu đi. Ở đây, nhang thường bán ở nội địa như cung cấp ở các tỉnh lân cận, đi mạnh nhất chủ yếu là Campuchia, xuất ở các tỉnh Campuchia hoặc Thủ đô Phnôm Pênh, Siêm Riệp, Battambang”.
Đối với người Việt Nam thì hình ảnh cây nhang trong các dịp lễ, cúng rằm, viếng chùa... hay phổ biến nhất là các hộ gia đình sử dụng cúng tổ tiên đã trở nên quen thuộc, gần gũi và trở thành một tín ngưỡng tâm linh độc đáo. Và sắp tới đây tết lại về, nhu cầu sử dụng mặt hàng nhang lại cao, bà con làm nhang ở xã Mỹ Hội Đông lại được một dịp tất bật sản xuất, tăng thêm thu nhập cho “xóm nhang” ở địa phương./.
Minh Kỵ