Truy cập hiện tại

Đang có 135 khách và không thành viên đang online

Thực tiễn - kinh nghiệm

Đột phá sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Tân Châu

(TGAG)- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã Tân Châu lần thứ nhiệm kỳ 2015-2020, xác định khâu tái cơ cấu ngành nông nghiệp và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất là cốt lõi, phù hợp với quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội gắn với bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững trong điều kiện thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo các mục tiêu về nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân nông thôn theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả.

Đánh giá thành tựu 5 năm qua về thực hiện khâu đột phá sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ XI cho thấy. Ngành nông nghiệp thị xã Tân Châu đã có những chuyển biến mạnh mẽ, phát huy lợi thế của thị xã về đất đai, khí hậu, lựa chọn cây trồng, vật nuôi chủ lực để phát triển. Hình thành và từng bước nâng cao nhận thức trong đội ngũ cán bộ và một bộ phận nông dân, tiến tới ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến trong các mô hình sản xuất nông nghiệp với mục tiêu nâng cao chất lượng, năng suất cũng như hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất canh tác so với hình thức sản xuất nông nghiệp truyền thống.


Mô hình nhà màng ươm cây giống ở xã Phú Vĩnh

Đến nay, thị xã Tân Châu đã thực hiện nhất quán chủ trương quy hoạch lại vùng sản xuất gắn với đề án tái cơ cấu nông nghiệp và sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao. Vì vậy, sản xuất nông nghiệp của thị xã không ngừng phát triển, theo hướng đổi mới quy trình sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng. Giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1 héc ta ước đạt 180 triệu đồng/năm. Nhiều mô hình sản xuất theo hướng công nghệ cao đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn từng bước được đầu tư nâng cấp, xây mới tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ phù hợp với yêu cầu đổi mới của nền sản xuất nông nghiệp.

Hiện tại, thị xã đã thực thành công mô hình nhà màng, với diện tích sản xuất 1,67 hecta ở các địa phương: Phú Vĩnh, Tân An, Long Châu, chủ yếu ươm cây giống rau màu các loại; mô hình Ứng dụng công nghệ nhà màng, hệ thống kiểm soát vi khí hậu tự động trong ươm cây giống rau của ông Lưu Văn Nhanh (xã Phú Vĩnh); mô hình“Trồng hoa lan Mokara cắt cành”; mô hình trồng khảo nghiệm cây cà tím gốc ghép xã Châu Phong; mô hình đổi mới công nghệ ứng dụng nhà màng để nâng cao hiệu quả trong sản xuất hoa kiểng (xã Phú Vĩnh), trồng dưa lưới (xã Vĩnh Xương), cây sung Mỹ (xã Châu Phong), mô hình sản xuất rau màu, cây ăn trái áp dụng hệ thống tưới tiết kiệm...

Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thị xã đã xây dựng các quy hoạch và sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo 07 nhóm sản phẩm của tỉnh đề ra. Nhiều mô hình đang triển khai thực hiện và bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, cồn Vĩnh Hòa đã được tỉnh phê duyệt vùng nuôi thủy sản tập trung tham gia “Đề án liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Hiện nay Công ty Cổ phần Cá tra Việt Úc đã đầu tư hệ thống nhà màng ương dưỡng giống cá tra chất lượng cao với diện tích 104 hecta. Đến nay, thị xã Tân Châu đã tái cơ cấu và quy hoạch được các ngành sản xuất chủ lực như: ngành hàng lúa gạo; ngành hàng rau - màu; ngành thủy sản; ngành nấm ăn - nấm dược liệu; ngành chăn nuôi; ngành hàng cây ăn quả; ngành hàng hoa - cây kiểng. Trong quy hoạch tái cơ cấu, địa phương luôn chú trọng đến việc thực hiện ứng dụng công nghệ cao; nhất là, tập trung nâng chất các mô hình hiệu quả hiện có và khuyến cáo nông dân phát triển thêm các mô hình mới phù hợp với thổ nhưỡng và đáp ứng nhu cầu thị trường.


Vùng nuôi cá bè trên kênh Xáng, xã Long An

Để thực hiện khâu đột phá về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của thị xã thành công hơn nữa. Thời gian tới, ngành nông nghiệp thị xã Tân Châu tiếp tục triển khai rộng các cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư của Trung ương, của tỉnh phù hợp với nhu cầu thực tiễn. Thực hiện tốt cơ chế chính sách cho sản phẩm đặc trưng. Quy hoạch lại vùng sản xuất gắn với Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động các hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất, phát triển các loại hình kinh tế hợp tác, tập trung phát triển theo chuỗi giá trị ngành hàng. Tăng cường sản xuất theo hướng hữu cơ, mở rộng sản xuất theo tiêu chuẩn Viet GAP nhằm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho từng sản phẩm. Đồng thời, tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhằm tạo sự đồng thuận cao trong toàn hệ thống chính trị và ngoài Nhân dân, nhằm hướng đến sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững về kinh tế - xã hội và môi trường, để từng bước cải thiện đời sống của nông dân trên địa bàn./.

Bài, ảnh: Văn Phô
Tiến tới đại hội đảng
Dua-nghi-quyet-vao-cuoc-song
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
40113111