Giữ vững niềm tin!
- Được đăng: Thứ ba, 28 Tháng 11 2017 19:32
- Lượt xem: 2752
(TGAG)- Vai trò lãnh đạo của Đảng thường là tiêu điểm mà các thế lực thù địch không ngừng xuyên tạc. Bọn họ ra sức vu cáo rằng chính những sai lầm của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa đất nước lâm vào cảnh nghèo nàn, lạc hậu; dân chúng rơi vào cảnh đói khổ, lầm than…
Thực tế hoàn toàn khác: Nhờ nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, tình hình kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực. Được dư luận cả trong và ngoài nước ủng hộ.
Năm 2017, tăng trưởng GDP ước đạt 6,7%. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký mới, bổ sung và mua cổ phần trong 9 tháng đầu năm đạt 25,5 tỷ USD, tăng 34,3%; vốn FDI thực hiện đạt kỷ lục 12,5 tỷ USD, tăng 13,4%. Thị trường chứng khoán vượt 800 điểm, cao nhất kể từ năm 2008 (ngày 20/10/2017 đạt 826,84 điểm); mức vốn hóa đạt trên 93% GDP. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước cả năm khoảng 33,4% GDP, tăng 12,6%. Tính đến hết tháng 9, xuất khẩu tăng 20%, nhập khẩu tăng 22,7%; xuất siêu 328 triệu USD. Dự trữ ngoại hối lên trên 45 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được chú trọng và đạt nhiều kết quả. An sinh xã hội được bảo đảm; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm 1 - 1,5%, còn khoảng 6,7 - 7,2%, riêng các huyện nghèo giảm 4%. Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) xếp hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam năm 2017 - 2018 tăng 5 bậc, lên thứ 55/137 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Ngân Hàng Thế giới (World Bank) khẳng định: “Trong 30 năm qua Việt Nam đã đạt thành tích phát triển đáng ghi nhận. Bắt đầu từ năm 1986, cải cách kinh tế và chính trị thời kì Đổi mới đã thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh chóng và biến Việt nam từ một trong các nước nghèo nhất thế giới trở thành nước thu nhập trung bình thấp. Kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng mạnh. Kể từ năm 1990, Việt Nam là một trong những nước có mức tăng trưởng GDP bình quân đầu người nhanh nhất thế giới”. Quan trọng hơn là: “Thành quả tăng trưởng đã được phân phối đồng đều, trong đó tỉ lệ nghèo đã giảm mạnh, và phúc lợi xã hội cũng được tăng cường đáng kể”; “Việt Nam đã đạt tiến bộ đáng kể trong việc cung cấp các dịch vụ cơ bản. Người dân Việt Nam ngày nay có dân trí cao hơn và sức khỏe tốt hơn…”.
Ông Glenn B. Maguire, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương Ngân hàng ANZ nhận định: “Việt Nam là 1 trong 3 nền kinh tế VIP của Châu Á”. Ông còn cho rằng: “Kinh tế Việt Nam là ánh sáng hiếm hoi trong bức tranh ảm đạm của hầu hết các nền kinh tế mới nổi”; “Nhìn vào Việt Nam chúng ta phải tự hào về thành tích của Việt Nam so với các nền kinh tế Châu Á khác, kể cả xuất khẩu hay nhập khẩu đều có giá trị đáng kể. Về thị trường tiền tệ, đồng Việt Nam vẫn ổn định trong thời gian qua trong khi đồng Baht của Thái Lan, Ringit của Malaysia hay tiền của Indonesia bị yếu đi đáng kể do ảnh hưởng của suy thoái thương mại”.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, nền kinh tế nước ta vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Thâm hụt ngân sách và nợ công vẫn ở mức cao. Nợ xấu ngân hàng còn lớn; xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém và nợ xấu chưa căn bản và triệt để. Phân bổ và giải ngân vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, nhất là vốn trái phiếu chính phủ, vốn ODA còn chậm. Nhiều dự án, doanh nghiệp nhà nước thua lỗ, thất thoát...
Vì vậy, cần bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao chất lượng tăng trưởng, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội. Tạo chuyển biến rõ rệt trong việc thực hiện ba đột phá chiến lược, đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển văn hoá, thực hành dân chủ và công bằng xã hội. Ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống thiên tai, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm. Đẩy mạnh cải cách hành chính, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.
Tiếp tục phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, tinh thần năng động, sáng tạo, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện... Tình hình kinh tế-xã hội của đất nước chắc chắn sẽ phát triển theo chiều hướng tốt đẹp./.
Thực tế hoàn toàn khác: Nhờ nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, tình hình kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực. Được dư luận cả trong và ngoài nước ủng hộ.
Năm 2017, tăng trưởng GDP ước đạt 6,7%. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký mới, bổ sung và mua cổ phần trong 9 tháng đầu năm đạt 25,5 tỷ USD, tăng 34,3%; vốn FDI thực hiện đạt kỷ lục 12,5 tỷ USD, tăng 13,4%. Thị trường chứng khoán vượt 800 điểm, cao nhất kể từ năm 2008 (ngày 20/10/2017 đạt 826,84 điểm); mức vốn hóa đạt trên 93% GDP. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước cả năm khoảng 33,4% GDP, tăng 12,6%. Tính đến hết tháng 9, xuất khẩu tăng 20%, nhập khẩu tăng 22,7%; xuất siêu 328 triệu USD. Dự trữ ngoại hối lên trên 45 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được chú trọng và đạt nhiều kết quả. An sinh xã hội được bảo đảm; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm 1 - 1,5%, còn khoảng 6,7 - 7,2%, riêng các huyện nghèo giảm 4%. Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) xếp hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam năm 2017 - 2018 tăng 5 bậc, lên thứ 55/137 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Ngân Hàng Thế giới (World Bank) khẳng định: “Trong 30 năm qua Việt Nam đã đạt thành tích phát triển đáng ghi nhận. Bắt đầu từ năm 1986, cải cách kinh tế và chính trị thời kì Đổi mới đã thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh chóng và biến Việt nam từ một trong các nước nghèo nhất thế giới trở thành nước thu nhập trung bình thấp. Kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng mạnh. Kể từ năm 1990, Việt Nam là một trong những nước có mức tăng trưởng GDP bình quân đầu người nhanh nhất thế giới”. Quan trọng hơn là: “Thành quả tăng trưởng đã được phân phối đồng đều, trong đó tỉ lệ nghèo đã giảm mạnh, và phúc lợi xã hội cũng được tăng cường đáng kể”; “Việt Nam đã đạt tiến bộ đáng kể trong việc cung cấp các dịch vụ cơ bản. Người dân Việt Nam ngày nay có dân trí cao hơn và sức khỏe tốt hơn…”.
Ông Glenn B. Maguire, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương Ngân hàng ANZ nhận định: “Việt Nam là 1 trong 3 nền kinh tế VIP của Châu Á”. Ông còn cho rằng: “Kinh tế Việt Nam là ánh sáng hiếm hoi trong bức tranh ảm đạm của hầu hết các nền kinh tế mới nổi”; “Nhìn vào Việt Nam chúng ta phải tự hào về thành tích của Việt Nam so với các nền kinh tế Châu Á khác, kể cả xuất khẩu hay nhập khẩu đều có giá trị đáng kể. Về thị trường tiền tệ, đồng Việt Nam vẫn ổn định trong thời gian qua trong khi đồng Baht của Thái Lan, Ringit của Malaysia hay tiền của Indonesia bị yếu đi đáng kể do ảnh hưởng của suy thoái thương mại”.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, nền kinh tế nước ta vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Thâm hụt ngân sách và nợ công vẫn ở mức cao. Nợ xấu ngân hàng còn lớn; xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém và nợ xấu chưa căn bản và triệt để. Phân bổ và giải ngân vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, nhất là vốn trái phiếu chính phủ, vốn ODA còn chậm. Nhiều dự án, doanh nghiệp nhà nước thua lỗ, thất thoát...
Vì vậy, cần bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao chất lượng tăng trưởng, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội. Tạo chuyển biến rõ rệt trong việc thực hiện ba đột phá chiến lược, đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển văn hoá, thực hành dân chủ và công bằng xã hội. Ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống thiên tai, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm. Đẩy mạnh cải cách hành chính, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.
Tiếp tục phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, tinh thần năng động, sáng tạo, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện... Tình hình kinh tế-xã hội của đất nước chắc chắn sẽ phát triển theo chiều hướng tốt đẹp./.
TRUNG THÀNH