Thực tiễn - kinh nghiệm
Nghị lực người phụ nữ khuyết tật vượt lên số phận
- Được đăng: Thứ sáu, 27 Tháng 9 2019 09:06
- Lượt xem: 2584
(TGAG)- Đối với những người bình thường vươn lên từ hai bàn tay trắng là điều không dễ, nhưng đối với một người khuyết tật đó là cả một thử thách rất lớn lao và thử thách đó càng lớn hơn đối với một người phụ nữ khuyết tật. Dù khiếm khuyết một phần cơ thể, hai chân bị bại liệt phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng chị Nguyễn Thị Phương Thanh (sinh năm 1978, ngụ ấp Sơn Hòa, xã Vọng Đông, huyện Thoại Sơn) vẫn kiên cường vượt qua sóng gió, trở thành người có ích cho xã hội. Chị trở thành chủ một cơ sở may gia công, tạo việc làm thường xuyên cho 30 lao động nhàn rỗi ở địa phương. Nghị lực để vượt lên chính mình đã giúp chị khẳng định giá trị bản thân và truyền cảm hứng cho rất nhiều chị em phụ nữ trong phong trào khởi nghiệp.
Dù khuyết tật nhưng chị tự mua nguyên liệu về cắt may, in theo đơn đặt hàng.
Chị là hội viên của Chi hội phụ nữ ấp Sơn Hòa, xã Vọng Đông, huyện Thoại Sơn. Bản thân chị bị khuyết tật từ nhỏ, đôi chân đi lại khó khăn, nhưng không vì vậy mà chị buông xuôi, phó mặc cho số phận. Với đôi chân không lành lặn, chị Thanh nhiều lần rơi nước mắt khi nhìn thấy các bạn cùng trang lứa chạy nhảy trên đôi chân của mình. Chỉ vì một lần bị sốt lúc 2 tuổi mà đôi chân đã không còn giúp cơ thể chị đứng vững. Mặc cảm với số phận, chị không thể hoàn thành bậc học phổ thông. Gia đình đông anh em, ba mẹ có đất canh tác nhưng lúc nào chị cũng mặc cảm về bản thân vì nghịch cảnh đã gây ra cho cuộc đời mình.
Gia đình lúc nào cũng yêu thương và dành những điều tốt đẹp nhất cho chị, nhưng cũng chính vì vậy mà chị càng ray rứt hơn và cứ nghĩ phải làm một việc gì đó, không thể để người khác thương hại mình. Chị nghĩ còn đôi tay lành lặn là còn khả năng lao động. Chị quyết tâm tìm cho mình một cái nghề để tự nuôi sống bản thân sau này. Chị đã biến mặc cảm thành nghị lực, ý chí vươn lên trong cuộc sống làm giàu bằng chính những suy nghĩ lạc quan của mình: chị chọn cho mình nghề may quần áo.
Chị Thanh chia sẻ: "Tôi bị khuyết tật, do bị sốt bại liệt từ nhỏ. Và vì mặc cảm nên học đến hết lớp 9, tôi nghỉ học ở nhà phụ giúp gia đình việc cơm nước trong nhà. Bản thân tôi suy nghĩ không muốn là gánh nặng cho gia đình, tôi muốn có một cái nghề để tự nuôi sống bản thân, không phụ thuộc vào ba mẹ. Tôi chọn học nghề may, vì nghĩ nghề may đễ kiếm sống ở vùng nông thôn, hay ít ra học nghề may có thể tự may quần áo cho mình và người thân. Gia đình luôn ủng hộ với mọi quyết định của tôi. Với đôi chân bị tật, làm quen với máy may thật sự là việc không dễ dàng, phải mất mấy tháng trời tôi mới điều khiển được chiếc kim may theo ý mình. Sau này nhờ vào máy may công nghiệp, chạy bằng điện, tôi thấy dễ dàng hơn".
Chị Thanh hướng dẫn các chị em trong xóm may gia công, tăng thu nhập cho gia đình.
Những ngày đầu khi tiếp xúc với máy may, chị đã có lúc nản chí vì không thực hiện được thao tác vận hành máy. Chị cho biết: Ban đầu học may tôi đạp máy may truyền thống bằng chính đôi chân không lành lặn. Người bình thường lên máy đạp rất dễ, với đôi què quặt đạp máy may rất khó khăn. Hơn nữa chân tôi ngắn không thể ngồi đạp bình thường như người khác mà phải chéo nguẩy mới đá gối được bàn gạt...". Với bản tính cần cù, siêng năng và tinh thần lạc quan người ta tập luyện 1, chị tập luyện 10. Với suy nghĩ đó, chị quyết tâm tập luyện ngày đêm, trong đầu luôn có suy nghĩ cố gắng và cố gắng, bằng mọi cách làm được, không bỏ cuộc. Những sản phẩm đầu tiên, may một cái quần, cái áo cho khách, khen đẹp chị rất vui. Vậy là chị đã trở thành thợ may.
Sau thời gian học nghề may, năm 2004, chị bắt đầu lên thành phố để phụ giúp một người em bà con trong việc may gia công các mặt hàng bóp, ví cầm tay, túi xách... Chị kể: "Ban đầu tôi suy nghĩ đơn giản là chỉ muốn kiếm việc làm, có thu nhập cho bản thân, tôi bắt đầu với những công đoạn đơn giản như: cắt chỉ, vô dây kéo...và tôi cũng không ngờ mình lại bén duyên với nghề từ đó". Chị cười: "Khi làm ra được sản phẩm đầu tiên 1.000 cái bóp, rất vui". Chị nói thêm: "Ban đầu xin đi may gia công, rất may mắn được người chủ không ngại chị khuyết tật, đưa quần áo thấy chị ráp được nên nhận. Thế là chị ở lại làm công 4 năm ở TP. Hồ Chí Minh".
Sau một thời gian sống cùng người em, vài năm thành thạo với nghề, chị nhận thấy nơi vùng quê của mình có rất nhiều phụ nữ không có việc làm, cần có thêm thu nhập ngoài giờ chăm sóc chồng con. Và chị nghĩ rằng công việc như vậy vẫn làm được ở quê nhà nên chị trở về nhà với mẹ và xin đem hàng về quê tiếp tục may gia công cho cơ sở của người em và đã được sự đồng tình ủng hộ của chủ cơ sở đầu mối.
Đơn hàng đầu tiên với số lượng nhỏ, có thể giải quyết việc làm cho 4, 5 chị phụ nữ, chia ra người cắt, người may. Một tuần chị xuất 1 đơn hàng khoảng 2.000 sản phẩm bóp viết, ví cầm tay... các loại. Số lượng hàng ngày càng nhiều, chị rủ nhiều người trong xóm làm, hướng dẫn cho các chị trong xóm may gia công. Nhiều chị em phụ nữ thấy vậy đến học nghề và được chị nhận vào may gia công. Chị em nào muốn mua máy may để nhận hàng về nhà may chị Thanh sẵn sàng giúp đỡ.
Chị Thanh cho biết: "Đồng hành cùng với tôi, Hội Liên hiệp Phụ nữ đã giới thiệu cho tôi vay Ngân hàng chính sách số tiền 40 triệu đồng và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số tiền 100 triệu đồng...Nhờ vào nguồn vốn nay, tôi có thêm kinh phí nhập thêm nguyên liệu, mua thêm máy móc phục vụ cho việc mở rộng cơ sở của mình".
Dù khuyết tật nhưng chị tự mua nguyên liệu về cắt may, in theo đơn đặt hàng, giảm bớt được phần chuyên chở nguyên liệu, tăng thêm lợi nhuận cho cơ sở. Công việc thuận lợi, đầu ra ổn định, một tuần trung bình cơ sở của chị xuất 2 đơn hàng, số lượng từ 3.0000-4.000 sản phẩm.
Đến nay, gần 15 năm hoạt động, cơ sở may gia công của chị đã có gần 30 lao động, đỉnh điểm có đến 40 lao động trong đó, có khoảng 20-25 lao động may thường xuyên, còn lại may gia công theo thời vụ,, thu nhập ổn định từ 2,5- 3 triệu đồng/người/tháng. Mặt hàng ngày càng phong phú và đa dạng: bóp viết, bóp da các loại, ví cầm tay, móc khóa, túi xách...nhiều mẫu mã và nhiều màu sắc.
Khi đến với cơ sở của chị, người nào chưa biết may, chưa biết sử dụng máy may công nghiệp được chị Thanh tận tình hướng dẫn và dạy nghề miễn phí cho các chị. Nhận biết được khó khăn của nhiều chị phụ nữ ở nông thôn là thời gian, phải chăm lo việc đồng án, lo cơm nước cho chồng con...chị vui vẻ cho các chị nhận hàng về nhà may, để tranh thủ thời gian nhàn rỗi, kiếm thêm thu nhập. Và cũng nhờ đó mà các thành việc trong gia đình đều có thể tham gia phụ tiếp các công đoạn may gia công, từ người già đến em nhỏ. Trong lúc người vợ ngồi may các sản phẩm, chồng và con có thể tham gia cắt chỉ, lộn bóp, vô dây kéo...Từ công việc này, gia đình có thêm khoảng thu nhập, ổn định cuộc sống. Người phụ nữ cũng không phải bỏ quê, đi làm xa, tốn nhiều chi phí, thu nhập lại không ổn định.
Chị Nga đang may ví cho biết: "Hơn 4 năm nay tôi đến may gia công tại cơ sở của chị Thanh, bình quân 1 tháng thu nhập 3,5- 4 triệu đồng thêm thu nhập, nuôi con ăn học". Những trường hợp khó khăn cũng được chị rất quan tâm. Chị sẵn sàng hỗ trợ cho các chị em khó khăn có tiền mua máy may, rồi trả dần hàng tháng. Chị đã hỗ trợ cho 5 chị khó khăn mua 5 máy may, số tiền 20 triệu đồng.
Niềm vui của chị Thanh được lan tỏa khi nhiều chị em trong xóm được giúp đỡ, đó cũng là động lực tiếp thêm sức mạnh cho chị để chị tiếp tục phấn đấu, góp phần thực hiện phong trào khởi nghiệp của chị em phụ nữ địa phương.
Hội LHPN tỉnh tặng Bằng khen cho chị Thanh (bìa trái) đạt thành tích tiêu biểu trong tổ chức các hoạt động mô hình giúp phụ nữ phát triển giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2021
Chị Trần Trịnh Thanh Thảo - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Vọng Đông cho biết: “Hoàn cảnh chị Thanh rất đặc biệt Bản thân chị là người khuyết tật từ nhỏ nhưng nhờ nghị lực và ý chí vươn lên, chị vượt qua mặc cảm tự tìm cho mình một nghề may và giới thiệu được nhiều việc làm cho chị em phụ nữ địa phương cùng tham gia không phải đi làm ăn xa. là gương tiêu biểu về tính tự lực tự cường, hăng hái tham gia lao động sản xuất. Chị cũng thể hiện tinh thần đoàn kết cộng đồng, giúp cho chị em phụ nữ có điều kiện phát triển kinh tế gia đình, từng bước ổn định cuộc sống vươn lên thoát nghèo bền vững. Tinh thần phấn đấu rất cao của chị là điển hình tiêu biểu về tinh thần vượt khó, hăng hái trong lao động sản xuất và tham gia tốt các mặt công tác xã hội, tấm gương phụ nữ tiêu biểu trong phong trào khởi nghiệp ở địa phương".
Tuy là người khuyết tật, nhưng với ý chí tự lực tự cường, không chấp nhận cho mình lùi bước trước khó khăn, tự động viên mình phải sống vui vẻ và lạc quan, giúp ích cho người, có ích cho đời, chị Thanh không những tự nuôi bản sống bản thân và phụ giúp gia đình, còn giúp nhiều chị em nghèo có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống gia đình, góp phần cùng chính quyền địa phương giải quyết việc làm cho lao động nông thôn./.
Dù khuyết tật nhưng chị tự mua nguyên liệu về cắt may, in theo đơn đặt hàng.
Gia đình lúc nào cũng yêu thương và dành những điều tốt đẹp nhất cho chị, nhưng cũng chính vì vậy mà chị càng ray rứt hơn và cứ nghĩ phải làm một việc gì đó, không thể để người khác thương hại mình. Chị nghĩ còn đôi tay lành lặn là còn khả năng lao động. Chị quyết tâm tìm cho mình một cái nghề để tự nuôi sống bản thân sau này. Chị đã biến mặc cảm thành nghị lực, ý chí vươn lên trong cuộc sống làm giàu bằng chính những suy nghĩ lạc quan của mình: chị chọn cho mình nghề may quần áo.
Chị Thanh chia sẻ: "Tôi bị khuyết tật, do bị sốt bại liệt từ nhỏ. Và vì mặc cảm nên học đến hết lớp 9, tôi nghỉ học ở nhà phụ giúp gia đình việc cơm nước trong nhà. Bản thân tôi suy nghĩ không muốn là gánh nặng cho gia đình, tôi muốn có một cái nghề để tự nuôi sống bản thân, không phụ thuộc vào ba mẹ. Tôi chọn học nghề may, vì nghĩ nghề may đễ kiếm sống ở vùng nông thôn, hay ít ra học nghề may có thể tự may quần áo cho mình và người thân. Gia đình luôn ủng hộ với mọi quyết định của tôi. Với đôi chân bị tật, làm quen với máy may thật sự là việc không dễ dàng, phải mất mấy tháng trời tôi mới điều khiển được chiếc kim may theo ý mình. Sau này nhờ vào máy may công nghiệp, chạy bằng điện, tôi thấy dễ dàng hơn".
Chị Thanh hướng dẫn các chị em trong xóm may gia công, tăng thu nhập cho gia đình.
Những ngày đầu khi tiếp xúc với máy may, chị đã có lúc nản chí vì không thực hiện được thao tác vận hành máy. Chị cho biết: Ban đầu học may tôi đạp máy may truyền thống bằng chính đôi chân không lành lặn. Người bình thường lên máy đạp rất dễ, với đôi què quặt đạp máy may rất khó khăn. Hơn nữa chân tôi ngắn không thể ngồi đạp bình thường như người khác mà phải chéo nguẩy mới đá gối được bàn gạt...". Với bản tính cần cù, siêng năng và tinh thần lạc quan người ta tập luyện 1, chị tập luyện 10. Với suy nghĩ đó, chị quyết tâm tập luyện ngày đêm, trong đầu luôn có suy nghĩ cố gắng và cố gắng, bằng mọi cách làm được, không bỏ cuộc. Những sản phẩm đầu tiên, may một cái quần, cái áo cho khách, khen đẹp chị rất vui. Vậy là chị đã trở thành thợ may.
Sau thời gian học nghề may, năm 2004, chị bắt đầu lên thành phố để phụ giúp một người em bà con trong việc may gia công các mặt hàng bóp, ví cầm tay, túi xách... Chị kể: "Ban đầu tôi suy nghĩ đơn giản là chỉ muốn kiếm việc làm, có thu nhập cho bản thân, tôi bắt đầu với những công đoạn đơn giản như: cắt chỉ, vô dây kéo...và tôi cũng không ngờ mình lại bén duyên với nghề từ đó". Chị cười: "Khi làm ra được sản phẩm đầu tiên 1.000 cái bóp, rất vui". Chị nói thêm: "Ban đầu xin đi may gia công, rất may mắn được người chủ không ngại chị khuyết tật, đưa quần áo thấy chị ráp được nên nhận. Thế là chị ở lại làm công 4 năm ở TP. Hồ Chí Minh".
Sau một thời gian sống cùng người em, vài năm thành thạo với nghề, chị nhận thấy nơi vùng quê của mình có rất nhiều phụ nữ không có việc làm, cần có thêm thu nhập ngoài giờ chăm sóc chồng con. Và chị nghĩ rằng công việc như vậy vẫn làm được ở quê nhà nên chị trở về nhà với mẹ và xin đem hàng về quê tiếp tục may gia công cho cơ sở của người em và đã được sự đồng tình ủng hộ của chủ cơ sở đầu mối.
Đơn hàng đầu tiên với số lượng nhỏ, có thể giải quyết việc làm cho 4, 5 chị phụ nữ, chia ra người cắt, người may. Một tuần chị xuất 1 đơn hàng khoảng 2.000 sản phẩm bóp viết, ví cầm tay... các loại. Số lượng hàng ngày càng nhiều, chị rủ nhiều người trong xóm làm, hướng dẫn cho các chị trong xóm may gia công. Nhiều chị em phụ nữ thấy vậy đến học nghề và được chị nhận vào may gia công. Chị em nào muốn mua máy may để nhận hàng về nhà may chị Thanh sẵn sàng giúp đỡ.
Chị Thanh cho biết: "Đồng hành cùng với tôi, Hội Liên hiệp Phụ nữ đã giới thiệu cho tôi vay Ngân hàng chính sách số tiền 40 triệu đồng và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số tiền 100 triệu đồng...Nhờ vào nguồn vốn nay, tôi có thêm kinh phí nhập thêm nguyên liệu, mua thêm máy móc phục vụ cho việc mở rộng cơ sở của mình".
Dù khuyết tật nhưng chị tự mua nguyên liệu về cắt may, in theo đơn đặt hàng, giảm bớt được phần chuyên chở nguyên liệu, tăng thêm lợi nhuận cho cơ sở. Công việc thuận lợi, đầu ra ổn định, một tuần trung bình cơ sở của chị xuất 2 đơn hàng, số lượng từ 3.0000-4.000 sản phẩm.
Đến nay, gần 15 năm hoạt động, cơ sở may gia công của chị đã có gần 30 lao động, đỉnh điểm có đến 40 lao động trong đó, có khoảng 20-25 lao động may thường xuyên, còn lại may gia công theo thời vụ,, thu nhập ổn định từ 2,5- 3 triệu đồng/người/tháng. Mặt hàng ngày càng phong phú và đa dạng: bóp viết, bóp da các loại, ví cầm tay, móc khóa, túi xách...nhiều mẫu mã và nhiều màu sắc.
Khi đến với cơ sở của chị, người nào chưa biết may, chưa biết sử dụng máy may công nghiệp được chị Thanh tận tình hướng dẫn và dạy nghề miễn phí cho các chị. Nhận biết được khó khăn của nhiều chị phụ nữ ở nông thôn là thời gian, phải chăm lo việc đồng án, lo cơm nước cho chồng con...chị vui vẻ cho các chị nhận hàng về nhà may, để tranh thủ thời gian nhàn rỗi, kiếm thêm thu nhập. Và cũng nhờ đó mà các thành việc trong gia đình đều có thể tham gia phụ tiếp các công đoạn may gia công, từ người già đến em nhỏ. Trong lúc người vợ ngồi may các sản phẩm, chồng và con có thể tham gia cắt chỉ, lộn bóp, vô dây kéo...Từ công việc này, gia đình có thêm khoảng thu nhập, ổn định cuộc sống. Người phụ nữ cũng không phải bỏ quê, đi làm xa, tốn nhiều chi phí, thu nhập lại không ổn định.
Chị Nga đang may ví cho biết: "Hơn 4 năm nay tôi đến may gia công tại cơ sở của chị Thanh, bình quân 1 tháng thu nhập 3,5- 4 triệu đồng thêm thu nhập, nuôi con ăn học". Những trường hợp khó khăn cũng được chị rất quan tâm. Chị sẵn sàng hỗ trợ cho các chị em khó khăn có tiền mua máy may, rồi trả dần hàng tháng. Chị đã hỗ trợ cho 5 chị khó khăn mua 5 máy may, số tiền 20 triệu đồng.
Niềm vui của chị Thanh được lan tỏa khi nhiều chị em trong xóm được giúp đỡ, đó cũng là động lực tiếp thêm sức mạnh cho chị để chị tiếp tục phấn đấu, góp phần thực hiện phong trào khởi nghiệp của chị em phụ nữ địa phương.
Hội LHPN tỉnh tặng Bằng khen cho chị Thanh (bìa trái) đạt thành tích tiêu biểu trong tổ chức các hoạt động mô hình giúp phụ nữ phát triển giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2021
Chị Trần Trịnh Thanh Thảo - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Vọng Đông cho biết: “Hoàn cảnh chị Thanh rất đặc biệt Bản thân chị là người khuyết tật từ nhỏ nhưng nhờ nghị lực và ý chí vươn lên, chị vượt qua mặc cảm tự tìm cho mình một nghề may và giới thiệu được nhiều việc làm cho chị em phụ nữ địa phương cùng tham gia không phải đi làm ăn xa. là gương tiêu biểu về tính tự lực tự cường, hăng hái tham gia lao động sản xuất. Chị cũng thể hiện tinh thần đoàn kết cộng đồng, giúp cho chị em phụ nữ có điều kiện phát triển kinh tế gia đình, từng bước ổn định cuộc sống vươn lên thoát nghèo bền vững. Tinh thần phấn đấu rất cao của chị là điển hình tiêu biểu về tinh thần vượt khó, hăng hái trong lao động sản xuất và tham gia tốt các mặt công tác xã hội, tấm gương phụ nữ tiêu biểu trong phong trào khởi nghiệp ở địa phương".
Tuy là người khuyết tật, nhưng với ý chí tự lực tự cường, không chấp nhận cho mình lùi bước trước khó khăn, tự động viên mình phải sống vui vẻ và lạc quan, giúp ích cho người, có ích cho đời, chị Thanh không những tự nuôi bản sống bản thân và phụ giúp gia đình, còn giúp nhiều chị em nghèo có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống gia đình, góp phần cùng chính quyền địa phương giải quyết việc làm cho lao động nông thôn./.
Bài, ảnh: HẠNH CHÂU