Thực tiễn - kinh nghiệm
Long Điền B với công tác giảm nghèo bền vững
- Được đăng: Thứ hai, 25 Tháng 12 2017 20:22
- Lượt xem: 2181
(TGAG)- Khơi dậy tính tự lực đối với người nghèo là cách để giảm nghèo bền vững, đây là giải pháp đã được xã Long Điền B, huyện Chợ Mới thực hiện trong những năm qua. Với phương châm “Cho cần câu hơn cho xâu cá”, bên cạnh việc thực hiện đầy đủ các chính sách giảm nghèo xã đã lồng ghép nhiều nguồn lực đầu tư phát triển sản xuất, tạo sinh kế cho người nghèo. Qua đó, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân trên địa bàn, đặc biệt là những người mà đời sống còn gặp nhiều khó khăn.
Trên cơ sở đánh giá, phân tích nguyên nhân nghèo để thực hiện chính sách hỗ trợ phù hợp với từng đối tượng. Cụ thể như đối với các hộ thuộc diện không thể thoát nghèo gồm những hộ cao tuổi, mất sức lao động, khuyết tật, ốm đau, xã thực hiện chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng với mức trợ cấp bằng mức chuẩn của tỉnh quy định. Trong năm, Bộ phận xóa đói giảm nghèo xã Long Điền B đã cập nhật, phân loại hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người cao tuổi, hộ nghèo, trẻ em nghèo. Đối với nhóm hộ nghèo, cận nghèo còn lại, sẽ thực hiện theo hướng giảm dần chính sách hỗ trợ trực tiếp và tăng dần các chính sách hỗ trợ vốn để họ có điều kiện mua phương tiện, cây, con giống phát triển sản xuất bằng cách phân công cho các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện việc tín chấp với các ngân hàng. Đồng thời, thực hiện giám sát việc phát huy hiệu quả đồng vốn vay và nhân rộng các mô hình “ăn nên làm ra”...
Điển hình như gia đình ông Nguyễn Tuấn Thành, bà Nguyễn Ngọc Tuyết Tâm, bà Bạch Tùng Cương… từ hộ nghèo, được địa phương hỗ trợ nhà ở, vay vốn buôn bán, sản xuất nhỏ... đến nay họ đã thoát nghèo. Bên cạnh đó, triển khai thực hiện chương trình “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn”, hàng năm tổ chức 12-15 lớp dạy nghề và giúp cho 500 - 600 người lao động sau khi học nghề có việc làm trong và ngoài tỉnh góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp đáng kể trên địa bàn. Chính sách về dịch vụ y tế, giáo dục đã giúp cho hộ nghèo và con em của họ yên tâm trong việc học hành và khám chữa bệnh. Việc hỗ trợ tiền điện cũng mang lại ý nghĩa thiết thực, giảm bớt khó khăn cho các hộ nghèo. Ngoài ra, hộ nghèo còn được trợ giúp pháp lý, hỗ trợ vay vốn ưu đãi trong giáo dục cho học sinh, sinh viên...
Bà Thái Thị Luyến, ở ấp Long Hòa có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các con đều có gia đình và đi làm xa, bà sống một mình với bữa cháo bữa rau. Khi nhận được tiền trợ cấp 147 ngàn đồng bà xúc động nói: “ Được lãnh tiền tôi mừng lắm cầm có mấy trăm ngàn mà mừng như cầm bạc triệu vậy. Vậy là có tiền mua nhang, đèn, gạo, muối rồi. Tôi cám ơn chính quyền địa phương đã quan tâm chăm lo cho bà con nghèo”.
Đối với chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo cũng được đảm bảo. Trong năm, đã vận động số tiền trên 300 triệu đồng cất 12 căn nhà tình thương, 1 căn nhà đại đoàn kết và 2 căn nhà tình nghĩa. Song song với việc giúp người dân thoát nghèo bằng phát huy nội lực tại địa phương, xã còn quan tâm tới việc khai thác có hiệu quả các chương trình, dự án hỗ trợ của nhà nước.
Với lợi thế về nguồn đất đai sẵn có cùng với số lượng nhân công lao động dồi dào, xã đã vận động nhân dân đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, đặc biệt chú trọng tới việc đưa các loại cây trồng phù hợp với đất đai, thổ nhưỡng tại địa phương. Hiện trên địa bàn xã đang đẩy mạnh cải tạo vườn tạp phát triển các loại cây ăn quả như xoài, chanh, bưởi.. theo chủ trương của huyện. Cùng với việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội của Nhà nước, địa phương đều dành kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp, mạnh thường quân tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ cho các đối tượng, nhất vào dịp Tết. Chỉ Tết Đinh Dậu 2017, Mặt trận xã đã vận động quỹ “Vì người nghèo” và an sinh xã hội được hơn 2 tỷ đồng, tổ chức tặng quà cho các hộ nghèo, cận nghèo.
Cũng từ những hoạt động trên, hàng năm tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm dần qua từng năm, hiện nay thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 37,33 triệu đồng/năm. Chị Phạm Thủy Triều Dâng - Cán bộ xóa đói giảm nghèo cho biết: “Tôi nhận thấy một trong những giải pháp giảm nghèo được cho là trọng tâm và phát huy tối đa hiệu quả là cho vay tín dụng ưu đãi và chuyển giao khoa học kỹ thuật, áp dụng nhiều mô hình phát triển sản xuất đã giúp cho nhiều hộ nghèo có điều kiện, cơ hội phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo”.
Theo chia sẻ của lãnh đạo xã, để công tác giảm nghèo bền vững trong thời gian tới, xã sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ; chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Trong đó ưu tiên phát triển các làng nghề truyền thống góp phần tăng cao thu nhập và giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương./.
Trên cơ sở đánh giá, phân tích nguyên nhân nghèo để thực hiện chính sách hỗ trợ phù hợp với từng đối tượng. Cụ thể như đối với các hộ thuộc diện không thể thoát nghèo gồm những hộ cao tuổi, mất sức lao động, khuyết tật, ốm đau, xã thực hiện chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng với mức trợ cấp bằng mức chuẩn của tỉnh quy định. Trong năm, Bộ phận xóa đói giảm nghèo xã Long Điền B đã cập nhật, phân loại hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người cao tuổi, hộ nghèo, trẻ em nghèo. Đối với nhóm hộ nghèo, cận nghèo còn lại, sẽ thực hiện theo hướng giảm dần chính sách hỗ trợ trực tiếp và tăng dần các chính sách hỗ trợ vốn để họ có điều kiện mua phương tiện, cây, con giống phát triển sản xuất bằng cách phân công cho các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện việc tín chấp với các ngân hàng. Đồng thời, thực hiện giám sát việc phát huy hiệu quả đồng vốn vay và nhân rộng các mô hình “ăn nên làm ra”...
Điển hình như gia đình ông Nguyễn Tuấn Thành, bà Nguyễn Ngọc Tuyết Tâm, bà Bạch Tùng Cương… từ hộ nghèo, được địa phương hỗ trợ nhà ở, vay vốn buôn bán, sản xuất nhỏ... đến nay họ đã thoát nghèo. Bên cạnh đó, triển khai thực hiện chương trình “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn”, hàng năm tổ chức 12-15 lớp dạy nghề và giúp cho 500 - 600 người lao động sau khi học nghề có việc làm trong và ngoài tỉnh góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp đáng kể trên địa bàn. Chính sách về dịch vụ y tế, giáo dục đã giúp cho hộ nghèo và con em của họ yên tâm trong việc học hành và khám chữa bệnh. Việc hỗ trợ tiền điện cũng mang lại ý nghĩa thiết thực, giảm bớt khó khăn cho các hộ nghèo. Ngoài ra, hộ nghèo còn được trợ giúp pháp lý, hỗ trợ vay vốn ưu đãi trong giáo dục cho học sinh, sinh viên...
Bà Thái Thị Luyến, ở ấp Long Hòa có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các con đều có gia đình và đi làm xa, bà sống một mình với bữa cháo bữa rau. Khi nhận được tiền trợ cấp 147 ngàn đồng bà xúc động nói: “ Được lãnh tiền tôi mừng lắm cầm có mấy trăm ngàn mà mừng như cầm bạc triệu vậy. Vậy là có tiền mua nhang, đèn, gạo, muối rồi. Tôi cám ơn chính quyền địa phương đã quan tâm chăm lo cho bà con nghèo”.
Đối với chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo cũng được đảm bảo. Trong năm, đã vận động số tiền trên 300 triệu đồng cất 12 căn nhà tình thương, 1 căn nhà đại đoàn kết và 2 căn nhà tình nghĩa. Song song với việc giúp người dân thoát nghèo bằng phát huy nội lực tại địa phương, xã còn quan tâm tới việc khai thác có hiệu quả các chương trình, dự án hỗ trợ của nhà nước.
Với lợi thế về nguồn đất đai sẵn có cùng với số lượng nhân công lao động dồi dào, xã đã vận động nhân dân đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, đặc biệt chú trọng tới việc đưa các loại cây trồng phù hợp với đất đai, thổ nhưỡng tại địa phương. Hiện trên địa bàn xã đang đẩy mạnh cải tạo vườn tạp phát triển các loại cây ăn quả như xoài, chanh, bưởi.. theo chủ trương của huyện. Cùng với việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội của Nhà nước, địa phương đều dành kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp, mạnh thường quân tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ cho các đối tượng, nhất vào dịp Tết. Chỉ Tết Đinh Dậu 2017, Mặt trận xã đã vận động quỹ “Vì người nghèo” và an sinh xã hội được hơn 2 tỷ đồng, tổ chức tặng quà cho các hộ nghèo, cận nghèo.
Cũng từ những hoạt động trên, hàng năm tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm dần qua từng năm, hiện nay thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 37,33 triệu đồng/năm. Chị Phạm Thủy Triều Dâng - Cán bộ xóa đói giảm nghèo cho biết: “Tôi nhận thấy một trong những giải pháp giảm nghèo được cho là trọng tâm và phát huy tối đa hiệu quả là cho vay tín dụng ưu đãi và chuyển giao khoa học kỹ thuật, áp dụng nhiều mô hình phát triển sản xuất đã giúp cho nhiều hộ nghèo có điều kiện, cơ hội phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo”.
Theo chia sẻ của lãnh đạo xã, để công tác giảm nghèo bền vững trong thời gian tới, xã sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ; chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Trong đó ưu tiên phát triển các làng nghề truyền thống góp phần tăng cao thu nhập và giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương./.
Thu Trang