Thực tiễn - kinh nghiệm
Kết quả phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại An Giang
- Được đăng: Thứ sáu, 22 Tháng 12 2017 21:20
- Lượt xem: 4094
(TGAG)- Qua 05 năm triển khai Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 27/6/2012 của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC), các cấp, các ngành đã có nhiều cách làm đổi mới, sáng tạo nhằm cụ thể hóa, quyết tâm đưa Nghị quyết vào cuộc sống. Nhiều đề tài, dự án thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật được ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao như: lai tạo và tuyển chọn giống lúa thơm Bảy Núi chất lượng cao, mô hình luân canh lúa - màu - lúa; cánh đồng mẫu lớn công nghệ cao tại Thoại Sơn; vườn ươm cây rau giống theo hướng công nghệ cao của huyện An Phú; dự án tôm toàn đực của Israel, trồng cây dược liệu vùng Bảy núi... Cụ thể trên các lĩnh vực:
- Lĩnh vực lúa gạo: vùng sản xuất lúa giống, lúa chất lượng cao gắn với phát triển cánh đồng lớn ứng dụng “1 phải 5 giảm”, “3 giảm 3 tăng” và các tiến bộ KH&CN (san bằng mặt ruộng ứng dụng tia laser, máy cấy lúa, máy gom rơm, máy băm rơm...) có tổng diện tích gieo trồng đạt gần 77.778ha. Hiện có khoảng 19 hợp tác xã, 32 tổ hợp tác và 22 doanh nghiệp tham gia sản xuất, tiêu thụ lúa giống, lúa đặc sản, lúa chất lượng cao.
- Lĩnh vực rau màu: tổng diện tích nhà lưới gieo ươm cây rau giống đạt gần 03ha với sản lượng khoảng 13,5 triệu cây giống/năm. Giá trị sản xuất sản phẩm chất lượng cao nhóm rau màu trong năm 2016 tăng 419 tỷ đồng, giá trị gia tăng tăng 210 tỷ đồng so với năm 2012.
- Lĩnh vực thủy sản: nhiều giống thủy sản có giá trị kinh tế cao đã được các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở trên địa bàn tỉnh nhân và sản xuất giống thành công (tôm càng xanh toàn đực, cá chình nước ngọt, lươn đồng, cá chạch lấu, cá heo, cá tra giống cải thiện di truyền, cá hô...) đã góp phần đa dạng hóa nghề nuôi thủy sản của tỉnh.
- Lĩnh vực nấm ăn: nấm dược liệu đã được các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở trong tỉnh đã sưu tập, bảo tồn trên 25 chi, loài nấm ăn, nấm dược liệu, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao đã được thương mại hóa (nấm đông trùng hạ thảo, nấm linh chi, nấm kim châm, nấm chân dài...).
- Lĩnh vực cây dược liệu: tổng diện tích trồng cây dược liệu của tỉnh khoảng 87,5 ha, bình quân mỗi năm tăng 20% diện tích trồng cây thuốc xen dưới tán rừng, xen vào đất vườn.
- Lĩnh vực hoa kiểng: tổng diện tích đất sản xuất hoa kiểng trên địa bàn tỉnh là 239,37 ha, gồm nhiều chủng loại như: lan các loại, mai, kiểng bon sai, vạn thọ, cúc, huệ, mai chiếu thủy, tùng, nguyệt quế, lộc vừng, cúc chậu pha lê, đại đóa...
Một số mô hình của các địa phương triển khai thực hiện mang lại hiệu quả kinh tế cao như:
An Phú có mô hình vườn ươm cây giống rau công nghệ cao của nông dân Nguyễn Văn Thức, xã Khánh An, huyện An Phú, với hơn 38 năm theo nghề trồng rau màu, nhưng hai năm qua, từ khi chính thức triển khai mô hình vườn ươm cây giống công nghệ cao trong nhà lưới, tưới nước công nghệ nano đã cho hiệu quả kinh tế rất lớn. Tỷ lệ cây giống lên mầm đạt đến 100%, bán cho bà con trồng, tỷ lệ sống đạt đến 90% so với kỹ thuật truyền thống là 50%. Nhiều nông dân đã đến tham quan và triển khai cách làm vườn ươm ở đây, đem lại hiệu quả cao.
Châu Đốc có mô hình của nông dân Hồ Tấn Phong, khóm Châu Long 8, phường Châu Phú B, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang là người trực tiếp canh tác tại nhà vòm, phấn khởi cho biết hiệu quả canh tác đã được tăng lên gấp nhiều lần có thể canh tác tới 7 vụ một năm thay vì 3 vụ một năm như công thức canh tác cũ. Diện tích trong nhà lưới cũng được phân chia thành từng khu, như khu trồng dưa lưới, khu trồng dưa lê, dưa leo baby và cả khu ghép cây giống. Các loại cây giống được ông Phong sản xuất bao gồm: bầu, bí, mướp, khổ qua, cải, cà tím, cà chua... Đặc biệt, giống của trang trại còn cung ứng về giống chất lượng tốt cho bà con xung quanh khu vực.
Tri Tôn là huyện miền núi, có thế mạnh về trồng cây dược liệu, huyện đã liên kết với Công ty cổ phần Dược Hậu Giang xây dựng nhà máy sơ chế dược liệu ở ấp Tà Dung, xã Lương Phi và phát triển cây dược liệu với diện tích 20ha/năm, chủ yếu là rau tần dày lá. Đối với sản xuất rau màu an toàn theo hướng công nghệ cao, huyện đã trồng được gần 114,7 ha mè đen giống mới trong vụ Đông Xuân và Hè Thu năm nay, thay thế những vùng trồng lúa kém hiệu quả.
Phú Tân là vùng chuyên canh lúa nếp, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong khâu canh tác được bà con nông dân thực hiện bằng cách giảm phân, thuốc bảo vệ thực vật, chọn giống chất lượng, sử dụng các máy móc hiện đại vào sản xuất, như san phẳng mặt ruộng bằng tia laser, sạ hàng, gặt đập liên hợp... qua đó nâng cao giá trị hàng hóa nông nghiệp làm ra.
Tất cả những cách làm, mô hình nêu trên đã từng bước tạo nền tảng cho việc xây dựng nền sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đại trà ở An Giang.
Định hướng về tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở An Giang, lãnh đạo tỉnh An Giang nhấn mạnh, các cấp, các ngành và địa phương quán triệt sâu sắc Nghị quyết 09 của Tỉnh ủy để cơ cấu lại nền nông nghiệp của tỉnh gắn với việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, xem đây là con đường tất yếu đưa nông nghiệp An Giang phát triển bền vững, hướng đến mục tiêu nâng cao đời sống người dân. Bên cạnh những định hướng chung của tỉnh, từng địa phương có cách thực hiện riêng nhằm tận dụng và phát huy lợi thế của mình.
Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn hay dài hạn nhằm nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ, viên chức các trung tâm về phân tích các chỉ tiêu chất lượng một số mặt hàng nông sản, thực phẩm và các lĩnh vực chuyên môn khác, các lớp đào tạo sau đại học ngành công nghệ sinh học và một số ngành khác. Tổ chức đoàn học tập tại các viện, trường và các tỉnh bạn về những mô hình, các tiến bộ KH&CN trong các lĩnh vực thủy sản, chăn nuôi, trồng trọt...
Tổ chức triển khai các mô hình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU của Tỉnh ủy về phát triển NNƯDCNC trên địa bàn tỉnh; đưa dự án Trung tâm Công nghệ sinh học vào hoạt động đúng với lộ trình chung của tỉnh.
ThS. ĐẶNG THỊ TIẾP THU
Sở Khoa học và Công nghệ
- Lĩnh vực lúa gạo: vùng sản xuất lúa giống, lúa chất lượng cao gắn với phát triển cánh đồng lớn ứng dụng “1 phải 5 giảm”, “3 giảm 3 tăng” và các tiến bộ KH&CN (san bằng mặt ruộng ứng dụng tia laser, máy cấy lúa, máy gom rơm, máy băm rơm...) có tổng diện tích gieo trồng đạt gần 77.778ha. Hiện có khoảng 19 hợp tác xã, 32 tổ hợp tác và 22 doanh nghiệp tham gia sản xuất, tiêu thụ lúa giống, lúa đặc sản, lúa chất lượng cao.
- Lĩnh vực rau màu: tổng diện tích nhà lưới gieo ươm cây rau giống đạt gần 03ha với sản lượng khoảng 13,5 triệu cây giống/năm. Giá trị sản xuất sản phẩm chất lượng cao nhóm rau màu trong năm 2016 tăng 419 tỷ đồng, giá trị gia tăng tăng 210 tỷ đồng so với năm 2012.
- Lĩnh vực thủy sản: nhiều giống thủy sản có giá trị kinh tế cao đã được các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở trên địa bàn tỉnh nhân và sản xuất giống thành công (tôm càng xanh toàn đực, cá chình nước ngọt, lươn đồng, cá chạch lấu, cá heo, cá tra giống cải thiện di truyền, cá hô...) đã góp phần đa dạng hóa nghề nuôi thủy sản của tỉnh.
- Lĩnh vực nấm ăn: nấm dược liệu đã được các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở trong tỉnh đã sưu tập, bảo tồn trên 25 chi, loài nấm ăn, nấm dược liệu, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao đã được thương mại hóa (nấm đông trùng hạ thảo, nấm linh chi, nấm kim châm, nấm chân dài...).
- Lĩnh vực cây dược liệu: tổng diện tích trồng cây dược liệu của tỉnh khoảng 87,5 ha, bình quân mỗi năm tăng 20% diện tích trồng cây thuốc xen dưới tán rừng, xen vào đất vườn.
- Lĩnh vực hoa kiểng: tổng diện tích đất sản xuất hoa kiểng trên địa bàn tỉnh là 239,37 ha, gồm nhiều chủng loại như: lan các loại, mai, kiểng bon sai, vạn thọ, cúc, huệ, mai chiếu thủy, tùng, nguyệt quế, lộc vừng, cúc chậu pha lê, đại đóa...
Một số mô hình của các địa phương triển khai thực hiện mang lại hiệu quả kinh tế cao như:
An Phú có mô hình vườn ươm cây giống rau công nghệ cao của nông dân Nguyễn Văn Thức, xã Khánh An, huyện An Phú, với hơn 38 năm theo nghề trồng rau màu, nhưng hai năm qua, từ khi chính thức triển khai mô hình vườn ươm cây giống công nghệ cao trong nhà lưới, tưới nước công nghệ nano đã cho hiệu quả kinh tế rất lớn. Tỷ lệ cây giống lên mầm đạt đến 100%, bán cho bà con trồng, tỷ lệ sống đạt đến 90% so với kỹ thuật truyền thống là 50%. Nhiều nông dân đã đến tham quan và triển khai cách làm vườn ươm ở đây, đem lại hiệu quả cao.
Châu Đốc có mô hình của nông dân Hồ Tấn Phong, khóm Châu Long 8, phường Châu Phú B, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang là người trực tiếp canh tác tại nhà vòm, phấn khởi cho biết hiệu quả canh tác đã được tăng lên gấp nhiều lần có thể canh tác tới 7 vụ một năm thay vì 3 vụ một năm như công thức canh tác cũ. Diện tích trong nhà lưới cũng được phân chia thành từng khu, như khu trồng dưa lưới, khu trồng dưa lê, dưa leo baby và cả khu ghép cây giống. Các loại cây giống được ông Phong sản xuất bao gồm: bầu, bí, mướp, khổ qua, cải, cà tím, cà chua... Đặc biệt, giống của trang trại còn cung ứng về giống chất lượng tốt cho bà con xung quanh khu vực.
Tri Tôn là huyện miền núi, có thế mạnh về trồng cây dược liệu, huyện đã liên kết với Công ty cổ phần Dược Hậu Giang xây dựng nhà máy sơ chế dược liệu ở ấp Tà Dung, xã Lương Phi và phát triển cây dược liệu với diện tích 20ha/năm, chủ yếu là rau tần dày lá. Đối với sản xuất rau màu an toàn theo hướng công nghệ cao, huyện đã trồng được gần 114,7 ha mè đen giống mới trong vụ Đông Xuân và Hè Thu năm nay, thay thế những vùng trồng lúa kém hiệu quả.
Phú Tân là vùng chuyên canh lúa nếp, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong khâu canh tác được bà con nông dân thực hiện bằng cách giảm phân, thuốc bảo vệ thực vật, chọn giống chất lượng, sử dụng các máy móc hiện đại vào sản xuất, như san phẳng mặt ruộng bằng tia laser, sạ hàng, gặt đập liên hợp... qua đó nâng cao giá trị hàng hóa nông nghiệp làm ra.
Tất cả những cách làm, mô hình nêu trên đã từng bước tạo nền tảng cho việc xây dựng nền sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đại trà ở An Giang.
Định hướng về tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở An Giang, lãnh đạo tỉnh An Giang nhấn mạnh, các cấp, các ngành và địa phương quán triệt sâu sắc Nghị quyết 09 của Tỉnh ủy để cơ cấu lại nền nông nghiệp của tỉnh gắn với việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, xem đây là con đường tất yếu đưa nông nghiệp An Giang phát triển bền vững, hướng đến mục tiêu nâng cao đời sống người dân. Bên cạnh những định hướng chung của tỉnh, từng địa phương có cách thực hiện riêng nhằm tận dụng và phát huy lợi thế của mình.
Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn hay dài hạn nhằm nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ, viên chức các trung tâm về phân tích các chỉ tiêu chất lượng một số mặt hàng nông sản, thực phẩm và các lĩnh vực chuyên môn khác, các lớp đào tạo sau đại học ngành công nghệ sinh học và một số ngành khác. Tổ chức đoàn học tập tại các viện, trường và các tỉnh bạn về những mô hình, các tiến bộ KH&CN trong các lĩnh vực thủy sản, chăn nuôi, trồng trọt...
Tổ chức triển khai các mô hình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU của Tỉnh ủy về phát triển NNƯDCNC trên địa bàn tỉnh; đưa dự án Trung tâm Công nghệ sinh học vào hoạt động đúng với lộ trình chung của tỉnh.
ThS. ĐẶNG THỊ TIẾP THU
Sở Khoa học và Công nghệ