Thực tiễn - kinh nghiệm
Thoại Sơn qua 5 năm phát triển
- Được đăng: Chủ nhật, 27 Tháng 9 2015 19:56
- Lượt xem: 2546
(TGAG)- Năm năm qua (2010 - 2015), với truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, Đảng bộ và Nhân dân huyện Thoại Sơn đã vượt qua khó khăn, thách thức tiếp tục đạt những kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực.
Tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 13,45% (đạt 100% kế hoạch), trong đó khu vực I tăng 2,02%, khu vực II tăng 24,83%, khu vực III tăng 21,64%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 ước đạt 41 triệu đồng, tăng 11 triệu đồng so với năm 2011. Tổng sản lượng lúa hằng năm đạt gần 700.000 tấn. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2015 giảm còn 2,54%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 11,94% lên 31,8%.
Để đạt được những thành tựu trên, huyện chủ trương đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Khoa học kỹ thuật được áp dụng rộng rãi trong sản xuất và liên kết với các doanh nghiệp thực hiện cánh đồng lớn. Các ngành nghề phục vụ sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển, góp phần giải quyết việc làm hiệu quả.
Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU của Tỉnh ủy về ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, huyện xúc tiến quy hoạch và xây dựng đề án vùng sản xuất lúa chất lượng cao, cây màu các loại kết hợp với phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, vùng dược liệu... với tổng diện tích trên 6.000 ha.
Chương trình phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn gắn với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được tập trung chỉ đạo thực hiện, đến nay toàn huyện đã đạt 7/19 tiêu chí và 25/50 chỉ tiêu; trong đó xã Vĩnh Phú và Vĩnh Trạch theo lộ trình đến cuối năm 2015 sẽ đạt các tiêu chí xã nông thôn mới; các xã còn lại đạt từ 6 - 14 tiêu chí, 27 - 44 chỉ tiêu.
Thương mại - dịch vụ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có bước phát triển, giá trị sản xuất hằng năm đều tăng. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư xây dựng, đặc biệt đã hoàn thiện đường tỉnh 943, với tổng vốn đầu tư 336 tỷ đồng. Công tác chỉnh trang đô thị được đẩy mạnh, tạo bộ mặt khang trang cho các thị trấn Núi Sập, Óc Eo, Phú Hòa và thúc đẩy du lịch phát triển.
Giáo dục - đào tạo có bước phát triển tích cực, với nhiều giải pháp đổi mới phương pháp dạy và học. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp ở các cấp học, học sinh thi đậu vào đại học hằng năm đều tăng; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông trung bình hằng năm đạt gần 100%. Hệ thống trường lớp được quan tâm đầu tư nâng cấp gắn với thực hiện xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia (hiện đã có 5 trường đạt chuẩn quốc gia). Phong trào xây dựng xã hội học tập, khuyến học, khuyến tài phát triển sâu rộng.
Các hoạt động văn hóa văn nghệ, truyền thanh luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương, nâng cao đời sống tinh thần cho các tầng lớp nhân dân. Di tích văn hoá Óc Eo được Chính phủ xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt vào năm 2012. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” không ngừng được củng cố, nâng chất với 95,6% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa.
Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, chăm sóc sức khỏe Nhân dân ngày càng được chú trọng. Mạng lưới cơ sở y tế được đầu tư, nâng cấp. Chất lượng hoạt động của Đông - Tây y kết hợp được nâng lên. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm; công tác đền ơn đáp nghĩa, các chương trình, chính sách xã hội được lồng ghép thực hiện có hiệu quả.
Để đạt được những thành tựu trên, công tác xây dựng Đảng luôn được chú trọng; công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ được quan tâm; công tác phát triển đảng viên luôn đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Đặc biệt, việc thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), kết hợp với tăng cường kiểm tra, giám sát, nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp nên số đảng viên vi phạm ngày càng giảm. Phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở có sức lan tỏa đến tận địa bàn dân cư...
Qua nhiệm kỳ hoạt động 2010 - 2015, Đảng bộ huyện Thoại Sơn rút ra được những bài học kinh nghiệm quý giá đó là:
Thứ nhất, chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tạo sự thống nhất cao về quan điểm, hành động trong toàn hệ thống chính trị và sự đồng thuận trong toàn xã hội.
Thứ hai, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có phẩm chất đạo đức, trình độ, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần trách nhiệm, có năng lực và trình độ cao, nhất là người đứng đầu. Nâng cao vai trò lãnh đạo của các tổ chức đảng, nhất là ở cơ sở. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương, nghị quyết của các cấp ủy đảng.
Thứ ba, công tác vận động quần chúng phải luôn bám sát nhiệm vụ chính trị, sâu sát cơ sở, làm tốt vai trò tham mưu cho cấp ủy.
Thứ tư, phải giữ vững đoàn kết nội bộ Đảng, thống nhất ý chí và hành động của cả hệ thống chính trị là tiền đề có ý nghĩa quyết định thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Với những thành tựu đạt được và những bài học được rút ra từ thực tiễn, là tiền đề để Thoại Sơn phát triển nhanh, bền vững trong tương lai.
LÂM THANH LONG
Tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 13,45% (đạt 100% kế hoạch), trong đó khu vực I tăng 2,02%, khu vực II tăng 24,83%, khu vực III tăng 21,64%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 ước đạt 41 triệu đồng, tăng 11 triệu đồng so với năm 2011. Tổng sản lượng lúa hằng năm đạt gần 700.000 tấn. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2015 giảm còn 2,54%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 11,94% lên 31,8%.
Để đạt được những thành tựu trên, huyện chủ trương đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Khoa học kỹ thuật được áp dụng rộng rãi trong sản xuất và liên kết với các doanh nghiệp thực hiện cánh đồng lớn. Các ngành nghề phục vụ sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển, góp phần giải quyết việc làm hiệu quả.
Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU của Tỉnh ủy về ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, huyện xúc tiến quy hoạch và xây dựng đề án vùng sản xuất lúa chất lượng cao, cây màu các loại kết hợp với phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, vùng dược liệu... với tổng diện tích trên 6.000 ha.
Chương trình phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn gắn với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được tập trung chỉ đạo thực hiện, đến nay toàn huyện đã đạt 7/19 tiêu chí và 25/50 chỉ tiêu; trong đó xã Vĩnh Phú và Vĩnh Trạch theo lộ trình đến cuối năm 2015 sẽ đạt các tiêu chí xã nông thôn mới; các xã còn lại đạt từ 6 - 14 tiêu chí, 27 - 44 chỉ tiêu.
Thương mại - dịch vụ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có bước phát triển, giá trị sản xuất hằng năm đều tăng. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư xây dựng, đặc biệt đã hoàn thiện đường tỉnh 943, với tổng vốn đầu tư 336 tỷ đồng. Công tác chỉnh trang đô thị được đẩy mạnh, tạo bộ mặt khang trang cho các thị trấn Núi Sập, Óc Eo, Phú Hòa và thúc đẩy du lịch phát triển.
Giáo dục - đào tạo có bước phát triển tích cực, với nhiều giải pháp đổi mới phương pháp dạy và học. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp ở các cấp học, học sinh thi đậu vào đại học hằng năm đều tăng; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông trung bình hằng năm đạt gần 100%. Hệ thống trường lớp được quan tâm đầu tư nâng cấp gắn với thực hiện xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia (hiện đã có 5 trường đạt chuẩn quốc gia). Phong trào xây dựng xã hội học tập, khuyến học, khuyến tài phát triển sâu rộng.
Các hoạt động văn hóa văn nghệ, truyền thanh luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương, nâng cao đời sống tinh thần cho các tầng lớp nhân dân. Di tích văn hoá Óc Eo được Chính phủ xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt vào năm 2012. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” không ngừng được củng cố, nâng chất với 95,6% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa.
Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, chăm sóc sức khỏe Nhân dân ngày càng được chú trọng. Mạng lưới cơ sở y tế được đầu tư, nâng cấp. Chất lượng hoạt động của Đông - Tây y kết hợp được nâng lên. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm; công tác đền ơn đáp nghĩa, các chương trình, chính sách xã hội được lồng ghép thực hiện có hiệu quả.
Để đạt được những thành tựu trên, công tác xây dựng Đảng luôn được chú trọng; công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ được quan tâm; công tác phát triển đảng viên luôn đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Đặc biệt, việc thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), kết hợp với tăng cường kiểm tra, giám sát, nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp nên số đảng viên vi phạm ngày càng giảm. Phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở có sức lan tỏa đến tận địa bàn dân cư...
Qua nhiệm kỳ hoạt động 2010 - 2015, Đảng bộ huyện Thoại Sơn rút ra được những bài học kinh nghiệm quý giá đó là:
Thứ nhất, chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tạo sự thống nhất cao về quan điểm, hành động trong toàn hệ thống chính trị và sự đồng thuận trong toàn xã hội.
Thứ hai, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có phẩm chất đạo đức, trình độ, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần trách nhiệm, có năng lực và trình độ cao, nhất là người đứng đầu. Nâng cao vai trò lãnh đạo của các tổ chức đảng, nhất là ở cơ sở. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương, nghị quyết của các cấp ủy đảng.
Thứ ba, công tác vận động quần chúng phải luôn bám sát nhiệm vụ chính trị, sâu sát cơ sở, làm tốt vai trò tham mưu cho cấp ủy.
Thứ tư, phải giữ vững đoàn kết nội bộ Đảng, thống nhất ý chí và hành động của cả hệ thống chính trị là tiền đề có ý nghĩa quyết định thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Với những thành tựu đạt được và những bài học được rút ra từ thực tiễn, là tiền đề để Thoại Sơn phát triển nhanh, bền vững trong tương lai.
LÂM THANH LONG
Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thoại Sơn