Thực tiễn - kinh nghiệm
Phong trào thi đua phát triển kinh tế
- Được đăng: Thứ năm, 01 Tháng 10 2015 07:35
- Lượt xem: 2499
(TGAG)- Những năm qua, các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và Nhân dân trong tỉnh tập trung đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội 05 năm và hằng năm, đồng thời dồn sức thực hiện các công trình trọng điểm, công trình mang tính đòn bẩy mà Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ IX đã đề ra.
Kỳ 1: Phong trào thi đua phát triển kinh tế
Nổi bật trong phong trào thi đua ở các địa phương và trong dân là phong trào thi đua phát triển sản xuất nông nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Để khai thác thế mạnh của nông nghiệp, tỉnh đã chú trọng phát động nhiều phong trào thi đua trên lĩnh vực này cụ thể như: phong trào thi đua chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trên cây lúa; phong trào thi đua phòng, chống dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng gia súc, tai xanh ở heo và bệnh dại ở động vật; phong trào thi đua phát triển các mô hình nuôi thủy sản; phong trào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phong trào nông dân thi đua sản xuất giỏi; phong trào thi đua trồng rừng và trồng cây lâm nghiệp phân tán; phong trào thi đua đảm bảo vệ sinh môi trường lĩnh vực sản xuất và chế biến thủy sản; phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015.
Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU của Tỉnh ủy, các sở, ngành tổ chức triển khai xây dựng 29 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Từ hiệu quả các mô hình trên, tỉnh tiếp tục tìm kiếm và lựa chọn mô hình và giải pháp công nghệ phù hợp đối với một số sản phẩm chủ lực của tỉnh. Qua tổng kết 11/29 mô hình thực hiện đến nay, bước đầu đã xác định các mô hình cho hiệu quả cao và có tiềm năng nhân rộng như: trồng rau ăn lá trong nhà lưới giá rẻ, trồng nấm rơm trong nhà, mô hình nuôi lươn trong bể mật độ cao, mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực trong ao đất. Sản xuất nông nghiệp là nguồn thu nhập của gần 70% dân số, do áp dụng nhiều biện pháp tổng hợp nên diện tích gieo trồng và sản lượng vẫn tăng, nhất là chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Năng suất lúa bình quân đạt trên 6,43 tấn/ha/vụ, sản lượng lương thực đạt bình quân 5 năm khoảng gần 4 triệu tấn/năm, cao hơn năm 2010 khoảng 0,36 triệu tấn/năm; diện tích màu trên đất lúa ngày càng tăng nhanh. Thu nhập bình quân 1 ha đất từ 65,5 triệu đồng (năm 2010) nay nâng lên 110 triệu đồng (tăng 44,5 triệu đồng). Một số mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị như “Cánh đồng lớn” do Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật tỉnh khởi xướng từ năm 2012 đến nay có 25 doanh nghiệp tham gia diện tích trên 71.000 ha và hiện nay đã lan tỏa ra khắp các tỉnh thành trong cả nước và mang lại hiệu quả bước đầu.
Thi đua phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đã giải quyết nguồn nguyên liệu và tạo việc làm cho người lao động, nhiều làng nghề với các loại hình khác nhau tiếp tục được phát triển. Thi đua phát triển đa dạng, phong phú các loại hình kinh doanh - dịch vụ - du lịch góp phần đưa lĩnh vực thương mại của tỉnh tăng trưởng ổn định, thị trường xuất khẩu mở rộng, giá trị xuất khẩu tăng qua từng năm, quy mô thị trường nội địa ngày càng tăng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm ước 2015 đạt 73.610 tỷ đồng, bằng 2 lần so năm 2010. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 15,43%/năm, tăng 0,43% so với chỉ tiêu nghị quyết; kim ngạch xuất khẩu năm 2015 ước đạt 1.050 triệu USD, giai đoạn 2011-2015 ước đạt 4.600 triệu USD, tăng 51,22 % so với giai đoạn 2006-2010; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 khoảng 7,39%... Mặc dù ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, các doanh nghiệp, công ty đóng trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì đà phát triển.
Thi đua đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa các thị xã, thị trấn, thị tứ, đẩy mạnh xã hội hóa xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Đến nay, hệ thống giao thông nông thôn hầu hết được đầu tư nhựa hóa, bê tông hóa: mỗi năm có hàng trăm công trình cầu đường được thực hiện theo phương châm mới “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”. 5 năm qua, phong trào xây dựng nhà tình nghĩa, xây dựng nhà đại đoàn kết do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc khởi xướng đã xóa bỏ nhà tạm, tăng nhà bán kiên cố; phong trào hiến đất xây dựng trường học, đường giao thông, xây dựng nghĩa trang... phát triển khá mạnh, đã có rất nhiều cá nhân hiến đất xây dựng các công trình phúc lợi cho Nhân dân.
Với phong trào thi đua vượt khó vươn lên, xóa đói giảm nghèo những năm qua là một phong trào thi đua có ý nghĩa to lớn. Bằng những giải pháp cập nhật hộ nghèo và cận nghèo, cho vay vốn, tạo việc làm, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động, hỗ trợ về vật chất, tinh thần như: khám trị bệnh, cấp thuốc miễn phí, tặng học bổng, xây dựng nhà đại đoàn kết, nhà tình thương, mái ấm công đoàn, mái ấm ATV, tặng tập vở, quà tết... đã góp phần giảm nhanh hộ nghèo, cận nghèo.
Các đoàn thể cũng có những phong trào thi đua cụ thể giúp hội viên như: Hội Phụ nữ với phong trào các tổ “Tiết kiệm vì phụ nữ nghèo”; Đoàn Thanh niên có nhiều phong trào như: phong trào “Thanh niên lập nghiệp”, “Thanh niên làm kinh tế giỏi; Hội Cựu chiến binh có phong trào: “Tương trợ đồng đội”, “Cựu chiến binh làm kinh tế giỏi”... với các hoạt động trên đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 7,84% (2011) đến nay chỉ còn trên 2,5%, bình quân mỗi năm giảm 1,34%.
Phát huy lợi thế và vị trí của tỉnh, khắc phục những khó khăn, thông qua các giải pháp hợp lý và đẩy mạnh phong trào thi đua toàn diện. Tăng trưởng GDP giai đoạn năm 2011-2015 ước đạt 8,63%; giá trị truyệt đối tăng thêm 8.640 tỷ đồng. Về cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm mạnh khu vực nông nghiệp (giảm 7,33%); tăng đáng kể lĩnh vực dich vụ (tăng 6,94%), lĩnh vực công nghiệp - xây dựng cũng tăng 1,49% so với giai đoạn 2005-2010; thu nhập bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 39,274 triệu đồng/năm, tăng 1,84 lần so với giai đoạn trước; thu ngân sách tăng bình quân 7,62%/năm. Nông nghiệp vẫn tiếp tục giữ vai trò nền tảng của phát triển kinh tế. Việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật góp phần tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, từng bước đưa nông nghiệp phát triển theo chiều sâu. Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm 2011-2015 ước đạt 4.650 triệu USD, gấp 1,54 lần giai đoạn 2005 - 2010.
Ban Biên tập (Tổng hợp)
Kỳ sau: Phong trào thi đua xây dựng đời sống văn hóa - xã hội.
Kỳ 1: Phong trào thi đua phát triển kinh tế
Nổi bật trong phong trào thi đua ở các địa phương và trong dân là phong trào thi đua phát triển sản xuất nông nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Để khai thác thế mạnh của nông nghiệp, tỉnh đã chú trọng phát động nhiều phong trào thi đua trên lĩnh vực này cụ thể như: phong trào thi đua chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trên cây lúa; phong trào thi đua phòng, chống dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng gia súc, tai xanh ở heo và bệnh dại ở động vật; phong trào thi đua phát triển các mô hình nuôi thủy sản; phong trào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phong trào nông dân thi đua sản xuất giỏi; phong trào thi đua trồng rừng và trồng cây lâm nghiệp phân tán; phong trào thi đua đảm bảo vệ sinh môi trường lĩnh vực sản xuất và chế biến thủy sản; phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015.
Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU của Tỉnh ủy, các sở, ngành tổ chức triển khai xây dựng 29 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Từ hiệu quả các mô hình trên, tỉnh tiếp tục tìm kiếm và lựa chọn mô hình và giải pháp công nghệ phù hợp đối với một số sản phẩm chủ lực của tỉnh. Qua tổng kết 11/29 mô hình thực hiện đến nay, bước đầu đã xác định các mô hình cho hiệu quả cao và có tiềm năng nhân rộng như: trồng rau ăn lá trong nhà lưới giá rẻ, trồng nấm rơm trong nhà, mô hình nuôi lươn trong bể mật độ cao, mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực trong ao đất. Sản xuất nông nghiệp là nguồn thu nhập của gần 70% dân số, do áp dụng nhiều biện pháp tổng hợp nên diện tích gieo trồng và sản lượng vẫn tăng, nhất là chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Năng suất lúa bình quân đạt trên 6,43 tấn/ha/vụ, sản lượng lương thực đạt bình quân 5 năm khoảng gần 4 triệu tấn/năm, cao hơn năm 2010 khoảng 0,36 triệu tấn/năm; diện tích màu trên đất lúa ngày càng tăng nhanh. Thu nhập bình quân 1 ha đất từ 65,5 triệu đồng (năm 2010) nay nâng lên 110 triệu đồng (tăng 44,5 triệu đồng). Một số mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị như “Cánh đồng lớn” do Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật tỉnh khởi xướng từ năm 2012 đến nay có 25 doanh nghiệp tham gia diện tích trên 71.000 ha và hiện nay đã lan tỏa ra khắp các tỉnh thành trong cả nước và mang lại hiệu quả bước đầu.
Thi đua phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đã giải quyết nguồn nguyên liệu và tạo việc làm cho người lao động, nhiều làng nghề với các loại hình khác nhau tiếp tục được phát triển. Thi đua phát triển đa dạng, phong phú các loại hình kinh doanh - dịch vụ - du lịch góp phần đưa lĩnh vực thương mại của tỉnh tăng trưởng ổn định, thị trường xuất khẩu mở rộng, giá trị xuất khẩu tăng qua từng năm, quy mô thị trường nội địa ngày càng tăng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm ước 2015 đạt 73.610 tỷ đồng, bằng 2 lần so năm 2010. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 15,43%/năm, tăng 0,43% so với chỉ tiêu nghị quyết; kim ngạch xuất khẩu năm 2015 ước đạt 1.050 triệu USD, giai đoạn 2011-2015 ước đạt 4.600 triệu USD, tăng 51,22 % so với giai đoạn 2006-2010; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 khoảng 7,39%... Mặc dù ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, các doanh nghiệp, công ty đóng trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì đà phát triển.
Thi đua đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa các thị xã, thị trấn, thị tứ, đẩy mạnh xã hội hóa xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Đến nay, hệ thống giao thông nông thôn hầu hết được đầu tư nhựa hóa, bê tông hóa: mỗi năm có hàng trăm công trình cầu đường được thực hiện theo phương châm mới “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”. 5 năm qua, phong trào xây dựng nhà tình nghĩa, xây dựng nhà đại đoàn kết do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc khởi xướng đã xóa bỏ nhà tạm, tăng nhà bán kiên cố; phong trào hiến đất xây dựng trường học, đường giao thông, xây dựng nghĩa trang... phát triển khá mạnh, đã có rất nhiều cá nhân hiến đất xây dựng các công trình phúc lợi cho Nhân dân.
Với phong trào thi đua vượt khó vươn lên, xóa đói giảm nghèo những năm qua là một phong trào thi đua có ý nghĩa to lớn. Bằng những giải pháp cập nhật hộ nghèo và cận nghèo, cho vay vốn, tạo việc làm, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động, hỗ trợ về vật chất, tinh thần như: khám trị bệnh, cấp thuốc miễn phí, tặng học bổng, xây dựng nhà đại đoàn kết, nhà tình thương, mái ấm công đoàn, mái ấm ATV, tặng tập vở, quà tết... đã góp phần giảm nhanh hộ nghèo, cận nghèo.
Các đoàn thể cũng có những phong trào thi đua cụ thể giúp hội viên như: Hội Phụ nữ với phong trào các tổ “Tiết kiệm vì phụ nữ nghèo”; Đoàn Thanh niên có nhiều phong trào như: phong trào “Thanh niên lập nghiệp”, “Thanh niên làm kinh tế giỏi; Hội Cựu chiến binh có phong trào: “Tương trợ đồng đội”, “Cựu chiến binh làm kinh tế giỏi”... với các hoạt động trên đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 7,84% (2011) đến nay chỉ còn trên 2,5%, bình quân mỗi năm giảm 1,34%.
Phát huy lợi thế và vị trí của tỉnh, khắc phục những khó khăn, thông qua các giải pháp hợp lý và đẩy mạnh phong trào thi đua toàn diện. Tăng trưởng GDP giai đoạn năm 2011-2015 ước đạt 8,63%; giá trị truyệt đối tăng thêm 8.640 tỷ đồng. Về cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm mạnh khu vực nông nghiệp (giảm 7,33%); tăng đáng kể lĩnh vực dich vụ (tăng 6,94%), lĩnh vực công nghiệp - xây dựng cũng tăng 1,49% so với giai đoạn 2005-2010; thu nhập bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 39,274 triệu đồng/năm, tăng 1,84 lần so với giai đoạn trước; thu ngân sách tăng bình quân 7,62%/năm. Nông nghiệp vẫn tiếp tục giữ vai trò nền tảng của phát triển kinh tế. Việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật góp phần tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, từng bước đưa nông nghiệp phát triển theo chiều sâu. Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm 2011-2015 ước đạt 4.650 triệu USD, gấp 1,54 lần giai đoạn 2005 - 2010.
Ban Biên tập (Tổng hợp)
Kỳ sau: Phong trào thi đua xây dựng đời sống văn hóa - xã hội.