Thực tiễn - kinh nghiệm
Vĩnh Xương: Hiệu quả từ công tác xã hội hóa sự nghiệp giáo dục trên địa bàn xã biên giới
- Được đăng: Thứ ba, 19 Tháng 9 2017 15:43
- Lượt xem: 2591
(TGAG)- Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục nhằm thể hiện tinh thần chia sẻ của cộng đồng đối với những hoàn cảnh khó khăn, tiếp bước cho những em học sinh vượt khó học giỏi tiếp tục được đến trường, góp phần tạo điều kiện cho hoạt động giáo dục ở địa phương phát triển, có chất lượng cao hơn, kịp thời ngăn chặn tình trạng học sinh phải nghỉ học do hoàn cảnh khó khăn.
Trong năm học mới 2017-2018, 06 điểm trường trên địa bàn xã Vĩnh Xương đã huy động trên 3.500 em học sinh từ bậc mầm non tới THPT. Trong điều kiện kinh tế địa phương còn gặp nhiều khó khăn, hằng năm tỷ lệ học sinh thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo ở xã biên giới Vĩnh Xương vẫn còn ở mức cao, thì việc xã hội hóa giáo dục, huy động nguồn lực từ nhân dân được xem là giải pháp đem đến hiệu quả tích cực, góp phần chăm lo tốt cho các em học sinh ở xã biên giới tiếp tục cắp sách đến trường theo đuổi ước mơ của chính mình. Để thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hóa cho sự nghiệp giáo dục Vĩnh Xương luôn chú trọng tuyên truyền đến từng cá nhân và các mạnh thường quân trong và ngoài địa phương, bằng nhiều biện pháp, qua nhiều nguồn ủng hộ khác khác nhau. Ông Nguyễn Quốc Thanh – Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Xương cho biết: “Trong những năm qua, Đảng ủy, UBND xã Vĩnh Xương cùng với ngành giáo dục của xã đã tích cực triển khai các biện pháp nhằm tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần nâng cao tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi ra lớp đúng quy định, giúp các em có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện tiếp tục đến trường, ngăn chặn kịp thời tình trạng học sinh bỏ học, thì bên cạnh đó cũng tranh thủ các nguồn vốn của trung ương để đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng trường, lớp học đáp ứng nhu cầu giảng dạy học tập của thầy và trò”.
Tập đoàn Viettel trao tặng học bổng cho học sinh nghèo
Năm học 2016-2017, các mạnh thường quân đã hỗ trợ trên 100 triệu đồng để mua sắm đồ dùng học tập; trang trí cơ sở vật chất cho các trường, lớp học; trao học bổng, cho 132 em học sinh nghèo, xây dựng khuôn viên trường mẫu giáo với kinh phí trên 70 triệu đồng, ban đại diện cha mẹ học sinh vận động xây hồ tập bơi trường Tiểu học “B” với số tiền 55 triệu đồng. Bên cạnh đó từ nguồn xã hội hóa địa phương cũng quan tâm tạo điều tốt cho những giáo viên ở xa ổn định chổ ở yên tâm công tác. Tháng 4/2017, công đoàn Trường đại học Hoa Sen hỗ trợ 250 triệu đồng và chi cục thuế tỉnh An Giang hỗ trợ 30 triệu đồng xây dựng nhà công vụ giáo viên trường THPT Vĩnh Xương, có 03 phòng ở với diện tích 96m2. Chú Huỳnh Thanh Minh - Mạnh thường quân ngụ Ấp 1 nói: “Thì hằng năm gia đình của chú lúc nào cũng có đóng góp cho hội khuyến học khuyến tài của địa phương, thì trước nhất con em nó đi học coi như tiếp bước đến trường chẳng hạn như tập, vở, sách hoặc những cái đồ dụng cụ cho con em đi học. Gia đình chú lúc nào cũng sẵn sàng về vấn đề đóng góp ít với nhiều để chia sẻ cùng các em, các cháu tiếp bước đến trường”.
Bước đầu trong năm học mới này UBND xã đã tặng quà tiếp bước đến trường cho 246 em học sinh nghèo, cận nghèo với tiền mặt trên 17 triệu đồng và 3.000 quyển tập; các ban ngành, đoàn thể xã tặng trên 2.000 quyển tập, trị giá trên 10 triệu đồng. Bên cạnh đó ở các điểm trường đã có nhiều hoạt động như vận động các mạnh thường quân hỗ trợ kinh phí tăng cường đèn, quạt cho các phòng học với số tiền trên 10 triệu đồng, trang trí phòng học, cây kiểng trong nhà trường giúp các em thoải mái hơn trong học tập.
Trên địa bàn xã, Trường Tiểu học “B” Vĩnh Xương là trường hằng năm luôn có tỷ lệ học sinh nghèo, cận nghèo cao nhất so với mặt bằng chung của các trường, nhằm để tạo điều kiện giúp các em tiếp tục đến trường, ngoài nguồn tiếp bước đến trường của địa phương, nhà trường cũng tranh thủ vận động các mạnh thường quân và giáo viên nhà trường đóng góp ủng hộ các em học sinh nghèo vượt khó học giỏi, nhờ làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục nên nhà trường không chỉ có cơ sở vật chất khang trang, hiện đại mà còn có chất lượng giáo dục cũng được đánh giá cao, hàng năm có nhiều học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia. Thầy Nguyễn Hùng Tuấn – Hiệu trưởng Trường Tiểu học “B” Vĩnh Xương cho biết: “Trong năm học mới 2017-2018, đối với trường có số học sinh thuộc diện nghèo, cận nghèo là 84 em, tỉ lệ 24,7%. Ngay từ trước tựu trường thì nhà trường đã có kế hoạch phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh với chính quyền địa phương bàn kế hoạch vận động hỗ trợ các em đến thời điểm này trường nhận được các hỗ trợ các nguồn như sau: Ủy ban xã tổ chức tuyên dương học sinh nghèo học giỏi 05 em, tặng quà cho hộ nghèo cận nghèo 84 em, liên đoàn lao động thị xã tặng trường 25 cặp áo phao, các mạnh thường quân hỗ trợ tập tiền mặt đến thời điểm này trị giá trên 31 triệu đồng. Số tiền này đã hổ trợ các em như quần áo đồng phục, đồ dùng học tập, sách giáo khoa chương trình Vnen đối với lớp 3, sách học tiếng anh. Nhìn chung đến thời điểm này các em cơ bản đã đủ điều kiện phục vụ cho việc học tập. Sắp tới nhà trường sẽ xét hỗ trợ cho các em thật sự khó khăn mua BHYT, số tiền này nhà đã có sẵn tương đương khoảng trên 05 triệu đồng”.
Với sự nỗ lực của chính quyền địa phương, nhà trường và sự đồng thuận chung tay, góp sức của các mạnh thường quân chăm lo cho công tác giáo dục. Từ đó công tác xã hội hóa giáo dục tại xã Vĩnh Xương có tác động rất lớn đối với sự phát triển giáo dục của địa phương. Đặc biệt là các em học sinh là con em hộ nghèo, hộ cận nghèo có thêm điều kiện tiếp tục đến trường, phấn đấu học tập. Xã hội hóa giáo dục ở xã không chỉ dừng lại ở việc huy động sự đóng góp về tài chính, về cơ sở vật chất mà còn quan tâm hỗ trợ các em được miễn giảm học phí, miễn giảm các khoản đóng góp, được trợ cấp bảo hiểm y tế… cho các trường hợp học sinh nghèo vượt khó. Em Nguyễn Thị Ngọc Tuyết, học sinh lớp 5B, Trường Tiểu học “B” Vĩnh Xương chia sẻ: “Gia đình em rất khó khăn, ba mẹ bị bệnh, nhà cũng đông anh em, nhưng ba cũng ráng đi làm để có tiền cho em đi học. Em được nhà trường hỗ trợ tập, sách và đồng phục. Hằng năm kết quả quả học tập của em điều được học sinh giỏi, em cố gắng học tập thật giỏi để không phụ lòng cha mẹ và các thầy, các cô và các mạnh thường quân”.
Từ những hiệu quả tích cực của việc xã hội hóa trong sự nghiệp giáo dục ở địa phương đã góp phần đưa tỷ lệ học sinh trên địa bàn xã ra lớp năm sau luôn cao hơn năm trước, tỷ lệ trên 98%, tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng ở các cấp học cũng giảm đáng kể. Tuy nhiên, Hiện nay, trên địa bàn xã vẫn còn rất nhiều trường hợp các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn cần được hỗ trợ. Ông Nguyễn Quốc Thanh cho biết thêm: “Thời gian tới địa phương sẽ tiếp tục nỗ lực phát huy những kết quả đã đạt được, đồng thời nhân rộng các mô hình vận động xã hội hóa giáo dục có hiệu quả, góp phần làm cho giáo dục ngày càng phát triển bền vững. Duy trì và đẩy mạnh công tác xã hội hóa cho sự nghiệp giáo dục tiếp tục tăng cường các biện pháp nhằm kêu gọi các mạnh thường quân có điều kiện ủng hộ sự nghiệp giáo dục ở địa phương, nhất là những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như học bổng, dụng cụ học tập, nhận đỡ đầu những em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn... giúp các em vượt khó vươn lên yên tâm học tập, ngăn dòng bỏ học do có hoàn cảnh khó khăn”.
Hiệu quả từ hoạt động xã hội hóa giáo dục ở địa phương trong thời gian qua đã tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh đến trường, góp phần giúp địa phương thực hiện tốt sự nghiệp trồng người, động viên tinh thần học tập của các em, cùng tiếp sức, đồng hành cùng các em học sinh nghèo để các em vơi bớt khó khăn trong học tập, vững vàng trên con đường học vấn./.
Trong năm học mới 2017-2018, 06 điểm trường trên địa bàn xã Vĩnh Xương đã huy động trên 3.500 em học sinh từ bậc mầm non tới THPT. Trong điều kiện kinh tế địa phương còn gặp nhiều khó khăn, hằng năm tỷ lệ học sinh thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo ở xã biên giới Vĩnh Xương vẫn còn ở mức cao, thì việc xã hội hóa giáo dục, huy động nguồn lực từ nhân dân được xem là giải pháp đem đến hiệu quả tích cực, góp phần chăm lo tốt cho các em học sinh ở xã biên giới tiếp tục cắp sách đến trường theo đuổi ước mơ của chính mình. Để thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hóa cho sự nghiệp giáo dục Vĩnh Xương luôn chú trọng tuyên truyền đến từng cá nhân và các mạnh thường quân trong và ngoài địa phương, bằng nhiều biện pháp, qua nhiều nguồn ủng hộ khác khác nhau. Ông Nguyễn Quốc Thanh – Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Xương cho biết: “Trong những năm qua, Đảng ủy, UBND xã Vĩnh Xương cùng với ngành giáo dục của xã đã tích cực triển khai các biện pháp nhằm tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần nâng cao tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi ra lớp đúng quy định, giúp các em có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện tiếp tục đến trường, ngăn chặn kịp thời tình trạng học sinh bỏ học, thì bên cạnh đó cũng tranh thủ các nguồn vốn của trung ương để đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng trường, lớp học đáp ứng nhu cầu giảng dạy học tập của thầy và trò”.
Tập đoàn Viettel trao tặng học bổng cho học sinh nghèo
Năm học 2016-2017, các mạnh thường quân đã hỗ trợ trên 100 triệu đồng để mua sắm đồ dùng học tập; trang trí cơ sở vật chất cho các trường, lớp học; trao học bổng, cho 132 em học sinh nghèo, xây dựng khuôn viên trường mẫu giáo với kinh phí trên 70 triệu đồng, ban đại diện cha mẹ học sinh vận động xây hồ tập bơi trường Tiểu học “B” với số tiền 55 triệu đồng. Bên cạnh đó từ nguồn xã hội hóa địa phương cũng quan tâm tạo điều tốt cho những giáo viên ở xa ổn định chổ ở yên tâm công tác. Tháng 4/2017, công đoàn Trường đại học Hoa Sen hỗ trợ 250 triệu đồng và chi cục thuế tỉnh An Giang hỗ trợ 30 triệu đồng xây dựng nhà công vụ giáo viên trường THPT Vĩnh Xương, có 03 phòng ở với diện tích 96m2. Chú Huỳnh Thanh Minh - Mạnh thường quân ngụ Ấp 1 nói: “Thì hằng năm gia đình của chú lúc nào cũng có đóng góp cho hội khuyến học khuyến tài của địa phương, thì trước nhất con em nó đi học coi như tiếp bước đến trường chẳng hạn như tập, vở, sách hoặc những cái đồ dụng cụ cho con em đi học. Gia đình chú lúc nào cũng sẵn sàng về vấn đề đóng góp ít với nhiều để chia sẻ cùng các em, các cháu tiếp bước đến trường”.
Bước đầu trong năm học mới này UBND xã đã tặng quà tiếp bước đến trường cho 246 em học sinh nghèo, cận nghèo với tiền mặt trên 17 triệu đồng và 3.000 quyển tập; các ban ngành, đoàn thể xã tặng trên 2.000 quyển tập, trị giá trên 10 triệu đồng. Bên cạnh đó ở các điểm trường đã có nhiều hoạt động như vận động các mạnh thường quân hỗ trợ kinh phí tăng cường đèn, quạt cho các phòng học với số tiền trên 10 triệu đồng, trang trí phòng học, cây kiểng trong nhà trường giúp các em thoải mái hơn trong học tập.
Trên địa bàn xã, Trường Tiểu học “B” Vĩnh Xương là trường hằng năm luôn có tỷ lệ học sinh nghèo, cận nghèo cao nhất so với mặt bằng chung của các trường, nhằm để tạo điều kiện giúp các em tiếp tục đến trường, ngoài nguồn tiếp bước đến trường của địa phương, nhà trường cũng tranh thủ vận động các mạnh thường quân và giáo viên nhà trường đóng góp ủng hộ các em học sinh nghèo vượt khó học giỏi, nhờ làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục nên nhà trường không chỉ có cơ sở vật chất khang trang, hiện đại mà còn có chất lượng giáo dục cũng được đánh giá cao, hàng năm có nhiều học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia. Thầy Nguyễn Hùng Tuấn – Hiệu trưởng Trường Tiểu học “B” Vĩnh Xương cho biết: “Trong năm học mới 2017-2018, đối với trường có số học sinh thuộc diện nghèo, cận nghèo là 84 em, tỉ lệ 24,7%. Ngay từ trước tựu trường thì nhà trường đã có kế hoạch phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh với chính quyền địa phương bàn kế hoạch vận động hỗ trợ các em đến thời điểm này trường nhận được các hỗ trợ các nguồn như sau: Ủy ban xã tổ chức tuyên dương học sinh nghèo học giỏi 05 em, tặng quà cho hộ nghèo cận nghèo 84 em, liên đoàn lao động thị xã tặng trường 25 cặp áo phao, các mạnh thường quân hỗ trợ tập tiền mặt đến thời điểm này trị giá trên 31 triệu đồng. Số tiền này đã hổ trợ các em như quần áo đồng phục, đồ dùng học tập, sách giáo khoa chương trình Vnen đối với lớp 3, sách học tiếng anh. Nhìn chung đến thời điểm này các em cơ bản đã đủ điều kiện phục vụ cho việc học tập. Sắp tới nhà trường sẽ xét hỗ trợ cho các em thật sự khó khăn mua BHYT, số tiền này nhà đã có sẵn tương đương khoảng trên 05 triệu đồng”.
Với sự nỗ lực của chính quyền địa phương, nhà trường và sự đồng thuận chung tay, góp sức của các mạnh thường quân chăm lo cho công tác giáo dục. Từ đó công tác xã hội hóa giáo dục tại xã Vĩnh Xương có tác động rất lớn đối với sự phát triển giáo dục của địa phương. Đặc biệt là các em học sinh là con em hộ nghèo, hộ cận nghèo có thêm điều kiện tiếp tục đến trường, phấn đấu học tập. Xã hội hóa giáo dục ở xã không chỉ dừng lại ở việc huy động sự đóng góp về tài chính, về cơ sở vật chất mà còn quan tâm hỗ trợ các em được miễn giảm học phí, miễn giảm các khoản đóng góp, được trợ cấp bảo hiểm y tế… cho các trường hợp học sinh nghèo vượt khó. Em Nguyễn Thị Ngọc Tuyết, học sinh lớp 5B, Trường Tiểu học “B” Vĩnh Xương chia sẻ: “Gia đình em rất khó khăn, ba mẹ bị bệnh, nhà cũng đông anh em, nhưng ba cũng ráng đi làm để có tiền cho em đi học. Em được nhà trường hỗ trợ tập, sách và đồng phục. Hằng năm kết quả quả học tập của em điều được học sinh giỏi, em cố gắng học tập thật giỏi để không phụ lòng cha mẹ và các thầy, các cô và các mạnh thường quân”.
Từ những hiệu quả tích cực của việc xã hội hóa trong sự nghiệp giáo dục ở địa phương đã góp phần đưa tỷ lệ học sinh trên địa bàn xã ra lớp năm sau luôn cao hơn năm trước, tỷ lệ trên 98%, tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng ở các cấp học cũng giảm đáng kể. Tuy nhiên, Hiện nay, trên địa bàn xã vẫn còn rất nhiều trường hợp các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn cần được hỗ trợ. Ông Nguyễn Quốc Thanh cho biết thêm: “Thời gian tới địa phương sẽ tiếp tục nỗ lực phát huy những kết quả đã đạt được, đồng thời nhân rộng các mô hình vận động xã hội hóa giáo dục có hiệu quả, góp phần làm cho giáo dục ngày càng phát triển bền vững. Duy trì và đẩy mạnh công tác xã hội hóa cho sự nghiệp giáo dục tiếp tục tăng cường các biện pháp nhằm kêu gọi các mạnh thường quân có điều kiện ủng hộ sự nghiệp giáo dục ở địa phương, nhất là những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như học bổng, dụng cụ học tập, nhận đỡ đầu những em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn... giúp các em vượt khó vươn lên yên tâm học tập, ngăn dòng bỏ học do có hoàn cảnh khó khăn”.
Hiệu quả từ hoạt động xã hội hóa giáo dục ở địa phương trong thời gian qua đã tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh đến trường, góp phần giúp địa phương thực hiện tốt sự nghiệp trồng người, động viên tinh thần học tập của các em, cùng tiếp sức, đồng hành cùng các em học sinh nghèo để các em vơi bớt khó khăn trong học tập, vững vàng trên con đường học vấn./.
Lê Kiều