Truy cập hiện tại

Đang có 184 khách và không thành viên đang online

Thực tiễn - kinh nghiệm

Tri Tôn quyết tâm thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(TGAG)- Tri Tôn là huyện miền núi, có đông đồng bào dân tộc Khmer, kinh tế của huyện chủ yếu là phát triển nông nghiệp. Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp của huyện ngày càng phát triển cả về diện tích, năng suất, sản lượng và chất lượng hàng hóa bao gồm lúa, rau màu, gia súc, gia cầm... Trình độ cơ giới hóa, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất luôn được cải tiến, góp phần nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất.

Nhằm thực hiện tốt Nghị quyết 09-NQ/TU của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (UDCNC), UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch phát triển nông nghiệp UDCNC cho các ngành hàng và lộ trình thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp đến năm 2020. Theo đó, huyện đã triển khai thực hiện và đạt được những kết quả đáng kể so với năm 2014:

Đối với sản phẩm lúa - gạo: Diện tích sản xuất lúa giống năm 2016 là 2.693,7 ha tăng 271 ha, gồm 15 tổ giống và 10 trang trại, công ty tham gia sản xuất giống; Diện tích sản xuất theo cánh đồng liên kết là 7673,1 ha, tăng 4.346,5 ha. Đặc biệt đối với sản xuất lúa Nhật, từ giai đoạn sản xuất thử nghiệm 287 ha, đến năm 2016 đã mở rộng lên 6.736,5 ha và đang tiếp tục phát triển thêm trong năm 2017. Đây là kết quả đáng kể trong việc chuyển cơ cấu giống trên cây lúa.

Đối với các loại cây trồng khác như: cây ăn trái, rau màu, dược liệu, hoa kiểng được huyện quan tâm phát triển nhiều hơn. Bởi đây là những loại cây trồng rất có tiềm năng phát triển và đem lại giá trị kinh tế cao hơn so với cây lúa. Hằng năm, ngành nông nghiệp huyện phối hợp với các ngành chuyên môn mở các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng rau màu, cây ăn trái và hoa kiểng nhằm giúp nông dân mạnh dạn chuyển đổi cây trồng phù hợp hơn. Hiện tại, diện tích các loại cây trồng này đã tăng lên, điển hình là nhóm sản phẩm cây ăn trái 686,7 ha tăng gần 200 ha, có 02 công ty đầu tư sản xuất, sơ chế, đóng gói sản phẩm chuối cấy mô xuất khẩu (công ty Vĩnh Phát và công ty SD). Về sản phẩm dược liệu, năm 2014, huyện đã hỗ trợ Công ty Dược Hậu Giang mở xưởng sơ chế dược liệu, liên kết sản xuất, tiêu thụ trên 40 ha dược liệu gồm rau tần dày lá và kim tiền thảo. Đến năm 2016, từ 02 cơ sở chưng cất tinh dầu trầm bằng thủ công, huyện tiếp tục hỗ trợ Công ty TNHH Hành Tinh Xanh đầu từ xây dựng nhà máy chưng cất tinh dầu trầm giúp nâng cao công suất, chất lượng sản phẩm và dự kiến đầu năm 2018 đưa vào hoạt động.

Đối với sản phẩm hoa kiểng: do có địa điểm du lịch tâm linh nên huyện phát triển chủ yếu là hoa nền và một số cây bonsai, kiểng cảnh như mai vàng, mai chiếu thủy... Tổng diện tích trồng khoảng 02 ha, tập trung ở các thị trấn.

Đối với sản phẩm thủy sản: Tổng diện tích nuôi thủy sản năm 2016 khoảng 60 ha. Tập trung ở các xã: Tà Đảnh, Lạc Quới, Vĩnh Gia, Lương An Trà.

Đối với sản phẩm chăn nuôi: Hiện nay, các đối tượng chăn nuôi chủ yếu của huyện là bò và heo. Tổng đàn bò của địa phương: 18.086 con, trong đó 70% bò cao sản, giảm 3.959 con. Nguyên nhân do việc phát triển đàn bò chưa đem lại nhiều lợi nhuận cho người dân. Năm 2016, huyện đã mạnh dạn chuyển sang phát triển chăn nuôi heo ứng dụng công nghệ cao. Hiện tại, tổng đàn heo trên địa bàn huyện là 24.857 con tăng 8.173 con. Có 02 công ty đầu tư phát triển: Công ty TNHH DV TM XNK Hoàng Vĩnh Gia (liên kết Cty cổ phần CP) đã thả nuôi 6.000 con/12.000 con (xã Vĩnh Gia) và Công ty Cổ phần Việt Thắng hiện có 1.600 con (trong đó có 741 con heo giống đầu dòng). Dự kiến Công ty Việt Thắng tiếp tục mở phân trại thứ 2 tại khu vực Ô Tà Sóc, xã Lương Phi 20 ha.

Bên cạnh đó, để đẩy mạnh phát triển ngành nông nghiệp của huyện, tạo nền kiến thức về nông nghiệp UDCNC, trong những năm qua, huyện đã chỉ đạo ngành nông nghiệp tham gia thực hiện nhiều hoạt động như:

+ Xây dựng các mô hình trồng thử nghiệm 06 giống cỏ cao sản phục vụ chăn nuôi, trồng thử nghiệm 02 giống khoai mì lấy tinh bột, phục tráng các giống lúa mùa đặc sản, các mô hình trồng nấm rơm, nấm bào ngư trong nhà. Triển khai các gói hỗ trợ Tài chính - Kỹ thuật - Thị trường cho các gói sản phẩm nông sản...   

+ Hỗ trợ xúc tiến phát triển các mô hình đạt hiệu quả tốt: mô hình trồng mè đen, mô hình trồng thanh long ruột đỏ, mô hình trồng dược liệu (rau tần)... Tuy nhiên, cần thêm nữa các chính sách hỗ trợ đối với các mô hình có tiềm năng phát triển như: mô hình sản xuất rau an toàn, mô hình trồng dược liệu dưới tán cây ăn quả, và các mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp...

Trong công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực, Huyện đã phân công cán bộ tham gia thực hiện các chương trình, dự án: Dự án “Quản trị hợp lý tài nguyên thiên nhiên để cải thiện sinh kế ở vùng lũ ĐBSCL”, Dự Án FAREX, Dự Án CLUES, Dự án “Khu bảo tồn dược liệu vùng Bảy Núi”, Chương trình công nghệ sinh thái trên đồng ruộng, Dự án bảo tồn lúa mùa nổi - cây màu ở xã Vĩnh Phước... Tham dự các cuộc hội nghị, hội thảo, tập huấn, tham quan học tập mô hình: Tập huấn về nông nghiệp công nghệ cao ở Đài Loan, tập huấn TOT trên cây xoài; giảng viên nguồn lĩnh vực hoa và cây kiểng; Hội thảo Trình Diễn máy móc phục vụ trong cơ giới hóa nông nghiệp./.

PHAN VĂN SƯƠNG
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tri Tôn
Tiến tới đại hội đảng
Dua-nghi-quyet-vao-cuoc-song
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
40438549