Thực tiễn - kinh nghiệm
Tân Châu: Quyết tâm hoàn thiện mô hình chuyển đổi chợ vào năm 2020
- Được đăng: Thứ ba, 13 Tháng 6 2017 13:44
- Lượt xem: 3304
(TGAG)- Công tác chuyển đổi mô hình kinh doanh, khai thác và quản lý chợ là một chủ trương lớn của Nhà nước, nhằm góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hệ thống kênh phân phối hàng hóa truyền thống qua chợ và khai thác có hiệu quả thị trường nông thôn để từng bước thực hiện xã hội hóa đối với hoạt động chợ trên địa bàn thị xã Tân Châu, qua đó thực hiện văn minh thương mại, phục vụ tốt nhu cầu mua sắm của nhân dân trên địa bàn; đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, duy trì, nâng cấp và đầu tư phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn thị xã.
Ngay sau khi có chủ trương chuyển đổi mô hình kinh doanh, khai thác và quản lý chợ. UBND thị xã Tân Châu đã nhanh chóng triển khai thực hiện; tiến hành thành lập Ban Chuyển đổi chợ (gọi tắt là Ban Chuyển đổi chợ thị xã) thực hiện các bước chuyển đổi mô hình quản lý chợ theo Quyết định số 60 ngày 30/12/2011 của UBND tỉnh An Giang; đồng thời xây dựng các Kế hoạch thực hiện từng giai đoạn theo lộ trình từng năm như: thực hiện quy trình chuyển đổi, xây dựng phương án, thẩm định và phê duyệt phương án chuyển đổi, thông báo phương án đến các doanh nghiệp, hợp tác xã (DN/HTX); tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư và công bố kết quả trúng thầu, khai thác. Cụ thể, từ năm 2012 đến năm 2016 thực hiện lộ trình chuyển đổi mô hình quản lý đối với các chợ: chợ Long Hưng (phường Long Châu); Chợ Phú Vĩnh; Chợ Long An; chợ Vĩnh Hòa và chợ Tân Châu.
Hiện tổng số chợ trong quy hoạch trên địa bàn thị xã là 17 chợ thuộc chợ hạng 3. Trong đó, chợ chính có 13 chợ, gồm: Chợ Tân Châu, Chợ Long Hưng, phường Long Châu, Chợ Long Hưng, phường Long Sơn (hiện do tư nhân thuê đất dài hạn đầu tư kinh doanh, khai thác và quản lý), Chợ Vàm kênh, Chợ Hòa Long (xã Châu Phong), Chợ Lê Chánh, Chợ Phú Vĩnh, Chợ Long An, Chợ Tân An, Chợ Vĩnh Hòa, Chợ Phú Lộc, Chợ Núi Nổi (xã Tân Thạnh) do Tư nhân đầu tư quản lý và khai thác. Đối với Chợ tạm (trong quy hoạch) có 04 chợ, gồm: Chợ số 3 (phường Long Phú), Chợ Vĩnh Lợi 1 (xã Châu Phong), Chợ Vàm Xếp (xã Tân Thạnh) và Chợ cá đầu mối (phường Long Thạnh). Bên cạnh, tổng số Chợ tự phát không thuộc quy hoạch có 05 chợ, gồm: Chợ Phan Thanh Giản (phường Long Hưng); Chợ Lê Tân và Chợ số 1 (phường Long Thạnh); Chợ K 5 (phường Long Sơn); Chợ Kênh Cùn (xã Vĩnh Xương).
Kết quả qua 5 triển khai thực hiện mô hình, tính đến tháng 03/2017, thị xã Tân Châu đã chuyển đổi mô hình chợ theo Quyết định số 60 và Quyết định số 11 của UBND tỉnh An Giang: Được 09 chợ, đạt chỉ tiêu 100% so với kế hoạch đề ra, gồm các chợ: Tân Châu, Lưng Hưng, Phú Vĩnh, Lê Chánh, Long An, Tân An, Vĩnh Hòa, Phú Lộc và chợ Vàm Kênh (xã Châu Phong). Nhìn chung, hầu hết các chợ chuyển đổi đã nhanh chóng thực hiện mô hình chợ an toàn vệ sinh thực phẩm, làm tốt công tác phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường được đảm bảo.
Ông Nguyễn Anh Phương, Phó Trưởng phòng kinh tế thị xã đánh giá: “Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, các ngành nên việc tổ chức, triển khai, thực hiện chủ trương của tỉnh về xã hội hóa đối với các chợ được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách, về chuyển đổi mô hình kinh doanh, khai thác và quản lý chợ trên địa bàn thị xã được thuận lợi. Từ đó, nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và từng bước thực hiện xã hội hóa đối với hoạt động tại các chợ trên địa bàn thị xã, qua đó thực hiện văn minh thương mại, phục vụ tốt nhu cầu đời sống nhân dân trên địa bàn, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, duy trì, nâng cấp và đầu tư phát triển hệ thống chợ trên địa bàn thị xã”.
Mặc dù, là địa phương thực hiện chuyển đổi chợ khá hiệu quả, nhưng theo đánh giá của Phòng Kinh tế thị xã, với hình thức chuyển đổi từ chợ truyền thống sang DN/HTX kinh doanh, khai thác và quản lý vẫn còn gặp rất nhiều bất cập, khó khăn; hiện nay, trên địa bàn thị xã số chợ hoạt động truyền thống vẫn chưa chuyển đổi là 04 chợ, gồm: Chợ Vàm Kênh (xã Châu Phong); Chợ Lê Chánh; Chợ Tân An và Chợ Phú Lộc. Ông Nguyễn Anh Phương, Phó Trưởng phòng kinh tế thị xã cho biết thêm: “Việc chuyển đổi mô hình từ Ban/Tổ quản lý chợ sang doanh nghiệp/hợp tác xã kinh doanh, khai thác và quản lý chợ là một hình thức quản lý còn mới mẻ, doanh nghiệp hoặc Hợp tác xã chuyên kinh doanh, khai thác và quản lý chợ trên địa bàn còn ít nên công tác kêu gọi thầu rất khó khăn. Việc thực hiện chuyển đổi mô hình cho doanh nghiệp hoặc hợp tác xã kinh doanh, khai thác, quản lý chợ phải qua quy trình nhiều bước với nhiều trình tự, thủ tục chặt chẽ theo quy định nên nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và địa phương còn ngán ngại, chưa mạnh dạn thực hiện. Các chợ thuộc vùng nông thôn của thị xã, chủ yếu các hộ tập trung kinh doanh mặt hàng cá và thực phẩm tươi sống là chính nên việc thu không đủ bù chi là thực tế, nguồn thu rất thấp dưới 50 trệu đồng/năm, do đó khi đưa ra đấu thầu khó có Doanh nghiệp tham gia vì kinh doanh sẽ không có lãi sau khi đã làm nghĩa vụ thuế. Các thành viên của Ban chuyển đổi có nhiều thay đổi về nhân sự”.
Hiện tại, UBND thị xã Tân Châu đang tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi mô hình kinh doanh, khai thác và quản lý chợ trên địa bàn giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020. Trong đó, giao Ban chuyển đổi chợ thị xã tiến hành thực hiện các bước chuyển đổi mô hình quản lý chợ theo Quyết định số 11 ngày 25/2/2016 của UBND tỉnh An Giang. Cụ thể theo lộ trình như: năm 2016, thực hiện chuyển đổi mô hình kinh doanh, khai thác và quản lý chợ đối với chợ Vàm Kênh, chợ Lê Chánh, chợ Tân An, chợ Phú Lộc theo hình thức đấu thầu, giao cho DN/HTX quản lý. Năm 2017, tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm việc chuyển đổi mô hình quản lý chợ đối với chợ Vàm Kênh, chợ Lê Chánh, chợ Tân An và chợ Phú Lộc đã chuyển đổi mô hình. Năm 2018, thực hiện thủ tục kết thúc hợp đồng và khảo sát, lập lại phương án chuyển đổi các chợ Tân Châu, chợ Long Hưng (phường Long Châu), chợ Phú Vĩnh, chợ Long An, chợ Vĩnh Hòa. Năm 2019, sơ kết, rút kinh nghiệm việc chuyển đổi mô hình quản lý chợ đối với chợ Tân Châu, chợ Long Hưng (phường Long Châu), chợ Phú Vĩnh, chợ Long An, chợ Vĩnh Hòa đã chuyển đổi mô hình. Năm 2020, tổng kết công tác tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 11 của UBND tỉnh An Giang.
Về giải pháp sắp tới, ông Nguyễn Anh Phương, Phó Trưởng phòng kinh tế thị xã cho biết thêm: “Thị xã sẽ đầu tư tập trung hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng cho từng chợ để đạt tiêu chuẩn nông thôn mới, nhằm tạo điều kiện thuận tiện trong giao thương hàng hóa giữa các vùng. Ưu tiên đầu tư trước cho các nơi chưa có chợ hoặc có chợ nhưng xuống cấp trầm trọng và các chợ đang hoạt động không hiệu quả. Tăng cường công tác kiểm tra tình hình quản lý, khai thác 09 chợ đã chuyển đổi mô hình quản lý để đảm bảo khai thác đúng phương án đã được phê duyệt, gồm các chợ: Tân Châu, Lưng Hưng, Phú Vĩnh, Lê Chánh, Long An, Tân An, Vĩnh Hòa, Phú Lộc và chợ Vàm Kênh (xã Châu Phong). Phòng Kinh tế kiến nghị Sở Công thương tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các phụ lục kèm theo Quyết định số 11/2016/QĐ-UBND, ngày 25/02/2016 của UBND tỉnh (hoặc văn bản hướng dẫn), các thủ tục liên quan như mẫu đơn và các văn bản hành chính khác để thực hiện các thủ tục chuyển đổi chợ”.
Đối với các chợ đã chuyển đổi, thị xã sẽ tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trúng thầu trong công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường, an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy; làm tốt công tác bảo trì, sửa chữa, nâng cấp chợ và tiếp tục nâng chất hoạt động của các chợ để tiến tới đạt chuẩn chợ văn minh. Đối với các chợ đang kêu gọi đầu tư, thị xã khuyến khích các thành phần kinh tế mạnh dạn tham gia, đồng thời sẽ tạo mọi điều kiện thông thoáng để nhà đầu tư an tâm thực hiện dự án.
Việc chuyển đổi hình thức kinh doanh, khai thác và quản lý đã giúp cho việc kinh doanh chợ đạt hiệu quả cao hơn. Việc bố trí sử dụng mặt bằng, các dịch vụ đi kèm cũng như việc sử dụng nhân lực hiệu quả hơn, gắn trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ cụ thể cho từng cá nhân, để họ hoạt động một cách độc lập, thống nhất và hiệu quả, qua đó nhằm hướng tới chợ văn minh thương mại, để phục vụ tốt nhu cầu mua sắm của Nhân dân trên địa bàn.
Ngay sau khi có chủ trương chuyển đổi mô hình kinh doanh, khai thác và quản lý chợ. UBND thị xã Tân Châu đã nhanh chóng triển khai thực hiện; tiến hành thành lập Ban Chuyển đổi chợ (gọi tắt là Ban Chuyển đổi chợ thị xã) thực hiện các bước chuyển đổi mô hình quản lý chợ theo Quyết định số 60 ngày 30/12/2011 của UBND tỉnh An Giang; đồng thời xây dựng các Kế hoạch thực hiện từng giai đoạn theo lộ trình từng năm như: thực hiện quy trình chuyển đổi, xây dựng phương án, thẩm định và phê duyệt phương án chuyển đổi, thông báo phương án đến các doanh nghiệp, hợp tác xã (DN/HTX); tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư và công bố kết quả trúng thầu, khai thác. Cụ thể, từ năm 2012 đến năm 2016 thực hiện lộ trình chuyển đổi mô hình quản lý đối với các chợ: chợ Long Hưng (phường Long Châu); Chợ Phú Vĩnh; Chợ Long An; chợ Vĩnh Hòa và chợ Tân Châu.
Hiện tổng số chợ trong quy hoạch trên địa bàn thị xã là 17 chợ thuộc chợ hạng 3. Trong đó, chợ chính có 13 chợ, gồm: Chợ Tân Châu, Chợ Long Hưng, phường Long Châu, Chợ Long Hưng, phường Long Sơn (hiện do tư nhân thuê đất dài hạn đầu tư kinh doanh, khai thác và quản lý), Chợ Vàm kênh, Chợ Hòa Long (xã Châu Phong), Chợ Lê Chánh, Chợ Phú Vĩnh, Chợ Long An, Chợ Tân An, Chợ Vĩnh Hòa, Chợ Phú Lộc, Chợ Núi Nổi (xã Tân Thạnh) do Tư nhân đầu tư quản lý và khai thác. Đối với Chợ tạm (trong quy hoạch) có 04 chợ, gồm: Chợ số 3 (phường Long Phú), Chợ Vĩnh Lợi 1 (xã Châu Phong), Chợ Vàm Xếp (xã Tân Thạnh) và Chợ cá đầu mối (phường Long Thạnh). Bên cạnh, tổng số Chợ tự phát không thuộc quy hoạch có 05 chợ, gồm: Chợ Phan Thanh Giản (phường Long Hưng); Chợ Lê Tân và Chợ số 1 (phường Long Thạnh); Chợ K 5 (phường Long Sơn); Chợ Kênh Cùn (xã Vĩnh Xương).
Kết quả qua 5 triển khai thực hiện mô hình, tính đến tháng 03/2017, thị xã Tân Châu đã chuyển đổi mô hình chợ theo Quyết định số 60 và Quyết định số 11 của UBND tỉnh An Giang: Được 09 chợ, đạt chỉ tiêu 100% so với kế hoạch đề ra, gồm các chợ: Tân Châu, Lưng Hưng, Phú Vĩnh, Lê Chánh, Long An, Tân An, Vĩnh Hòa, Phú Lộc và chợ Vàm Kênh (xã Châu Phong). Nhìn chung, hầu hết các chợ chuyển đổi đã nhanh chóng thực hiện mô hình chợ an toàn vệ sinh thực phẩm, làm tốt công tác phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường được đảm bảo.
Ông Nguyễn Anh Phương, Phó Trưởng phòng kinh tế thị xã đánh giá: “Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, các ngành nên việc tổ chức, triển khai, thực hiện chủ trương của tỉnh về xã hội hóa đối với các chợ được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách, về chuyển đổi mô hình kinh doanh, khai thác và quản lý chợ trên địa bàn thị xã được thuận lợi. Từ đó, nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và từng bước thực hiện xã hội hóa đối với hoạt động tại các chợ trên địa bàn thị xã, qua đó thực hiện văn minh thương mại, phục vụ tốt nhu cầu đời sống nhân dân trên địa bàn, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, duy trì, nâng cấp và đầu tư phát triển hệ thống chợ trên địa bàn thị xã”.
Mặc dù, là địa phương thực hiện chuyển đổi chợ khá hiệu quả, nhưng theo đánh giá của Phòng Kinh tế thị xã, với hình thức chuyển đổi từ chợ truyền thống sang DN/HTX kinh doanh, khai thác và quản lý vẫn còn gặp rất nhiều bất cập, khó khăn; hiện nay, trên địa bàn thị xã số chợ hoạt động truyền thống vẫn chưa chuyển đổi là 04 chợ, gồm: Chợ Vàm Kênh (xã Châu Phong); Chợ Lê Chánh; Chợ Tân An và Chợ Phú Lộc. Ông Nguyễn Anh Phương, Phó Trưởng phòng kinh tế thị xã cho biết thêm: “Việc chuyển đổi mô hình từ Ban/Tổ quản lý chợ sang doanh nghiệp/hợp tác xã kinh doanh, khai thác và quản lý chợ là một hình thức quản lý còn mới mẻ, doanh nghiệp hoặc Hợp tác xã chuyên kinh doanh, khai thác và quản lý chợ trên địa bàn còn ít nên công tác kêu gọi thầu rất khó khăn. Việc thực hiện chuyển đổi mô hình cho doanh nghiệp hoặc hợp tác xã kinh doanh, khai thác, quản lý chợ phải qua quy trình nhiều bước với nhiều trình tự, thủ tục chặt chẽ theo quy định nên nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và địa phương còn ngán ngại, chưa mạnh dạn thực hiện. Các chợ thuộc vùng nông thôn của thị xã, chủ yếu các hộ tập trung kinh doanh mặt hàng cá và thực phẩm tươi sống là chính nên việc thu không đủ bù chi là thực tế, nguồn thu rất thấp dưới 50 trệu đồng/năm, do đó khi đưa ra đấu thầu khó có Doanh nghiệp tham gia vì kinh doanh sẽ không có lãi sau khi đã làm nghĩa vụ thuế. Các thành viên của Ban chuyển đổi có nhiều thay đổi về nhân sự”.
Hiện tại, UBND thị xã Tân Châu đang tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi mô hình kinh doanh, khai thác và quản lý chợ trên địa bàn giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020. Trong đó, giao Ban chuyển đổi chợ thị xã tiến hành thực hiện các bước chuyển đổi mô hình quản lý chợ theo Quyết định số 11 ngày 25/2/2016 của UBND tỉnh An Giang. Cụ thể theo lộ trình như: năm 2016, thực hiện chuyển đổi mô hình kinh doanh, khai thác và quản lý chợ đối với chợ Vàm Kênh, chợ Lê Chánh, chợ Tân An, chợ Phú Lộc theo hình thức đấu thầu, giao cho DN/HTX quản lý. Năm 2017, tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm việc chuyển đổi mô hình quản lý chợ đối với chợ Vàm Kênh, chợ Lê Chánh, chợ Tân An và chợ Phú Lộc đã chuyển đổi mô hình. Năm 2018, thực hiện thủ tục kết thúc hợp đồng và khảo sát, lập lại phương án chuyển đổi các chợ Tân Châu, chợ Long Hưng (phường Long Châu), chợ Phú Vĩnh, chợ Long An, chợ Vĩnh Hòa. Năm 2019, sơ kết, rút kinh nghiệm việc chuyển đổi mô hình quản lý chợ đối với chợ Tân Châu, chợ Long Hưng (phường Long Châu), chợ Phú Vĩnh, chợ Long An, chợ Vĩnh Hòa đã chuyển đổi mô hình. Năm 2020, tổng kết công tác tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 11 của UBND tỉnh An Giang.
Về giải pháp sắp tới, ông Nguyễn Anh Phương, Phó Trưởng phòng kinh tế thị xã cho biết thêm: “Thị xã sẽ đầu tư tập trung hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng cho từng chợ để đạt tiêu chuẩn nông thôn mới, nhằm tạo điều kiện thuận tiện trong giao thương hàng hóa giữa các vùng. Ưu tiên đầu tư trước cho các nơi chưa có chợ hoặc có chợ nhưng xuống cấp trầm trọng và các chợ đang hoạt động không hiệu quả. Tăng cường công tác kiểm tra tình hình quản lý, khai thác 09 chợ đã chuyển đổi mô hình quản lý để đảm bảo khai thác đúng phương án đã được phê duyệt, gồm các chợ: Tân Châu, Lưng Hưng, Phú Vĩnh, Lê Chánh, Long An, Tân An, Vĩnh Hòa, Phú Lộc và chợ Vàm Kênh (xã Châu Phong). Phòng Kinh tế kiến nghị Sở Công thương tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các phụ lục kèm theo Quyết định số 11/2016/QĐ-UBND, ngày 25/02/2016 của UBND tỉnh (hoặc văn bản hướng dẫn), các thủ tục liên quan như mẫu đơn và các văn bản hành chính khác để thực hiện các thủ tục chuyển đổi chợ”.
Đối với các chợ đã chuyển đổi, thị xã sẽ tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trúng thầu trong công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường, an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy; làm tốt công tác bảo trì, sửa chữa, nâng cấp chợ và tiếp tục nâng chất hoạt động của các chợ để tiến tới đạt chuẩn chợ văn minh. Đối với các chợ đang kêu gọi đầu tư, thị xã khuyến khích các thành phần kinh tế mạnh dạn tham gia, đồng thời sẽ tạo mọi điều kiện thông thoáng để nhà đầu tư an tâm thực hiện dự án.
Việc chuyển đổi hình thức kinh doanh, khai thác và quản lý đã giúp cho việc kinh doanh chợ đạt hiệu quả cao hơn. Việc bố trí sử dụng mặt bằng, các dịch vụ đi kèm cũng như việc sử dụng nhân lực hiệu quả hơn, gắn trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ cụ thể cho từng cá nhân, để họ hoạt động một cách độc lập, thống nhất và hiệu quả, qua đó nhằm hướng tới chợ văn minh thương mại, để phục vụ tốt nhu cầu mua sắm của Nhân dân trên địa bàn.
Bài, ảnh: Văn Phô