Thực tiễn - kinh nghiệm
Vươn lên từ tay trắng
- Được đăng: Thứ sáu, 22 Tháng 4 2016 07:59
- Lượt xem: 3334
(TGAG)- Bằng ý chí nghị lực bản thân, dám nghĩ, dám làm cộng với tinh thần cần cù, say mê lao động, xuất phát điểm từ đôi bàn tay trắng từng bước vươn lên khấm khá, trở thành thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi của địa phương,… Đoàn viên Bùi Thanh Tung, sinh năm 1987, Bí thư Chi đoàn ấp thị 2, hiện đang sinh hoạt tại Xã đoàn Hội An, Chợ Mới là một tấm gương điển hình giúp cho các đoàn viên khác học hỏi - làm theo.
Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, trải qua 3 năm làm thuê tại thành phố Hồ Chí Minh, tích lũy một số vốn, với hy vọng tìm được một nghề ổn định - thoát khỏi cảnh làm thuê quê người, đảm bảo tương lai các con sau này và khát vọng làm giàu trên chính mảnh đất Hội An anh hùng. Vào năm 2009, nhờ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, giới thiệu cho vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội huyện, với số tiền 20 triệu đồng - em đã về lại quê nhà, mạnh dạn mướn 3 công đất trồng 02 vụ khoai môn và xen canh 01 vụ lúa. Thời gian đầu, bước chân vào đồng ruộng là giai đoạn hết sức khó khăn, do bắt đầu từ con số không: chưa có kinh nghiệm gieo trồng, chưa quen phân bón, thuốc trừ sâu, cây giống, thời kỳ sinh trưởng của cây khoai môn,... Nên vụ đầu bắt tay sản xuất, chỉ huề vốn. Nhưng với sự kiên trì, cùng với sự chỉ dẫn nhiệt tình của những người đi trước nên trong mùa vụ thứ 2 trồng khoai môn, tin vui đã đến với em, nhờ khoai có giá, cùng với năng suất cao nên khi trừ các chi phí đầu tư ban đầu, em thu lại lợi nhuận đến 15 triệu đồng. Kinh nghiệm đúc kết được từ nhưng năm trồng khoai môn, em sẵn sàng tìm cách đột phá trong cách trồng so với bà con khác: (gieo trồng khoai trái vụ - gieo trồng tháng 6 thay vì tháng 4 âm lịch) giá bán sẽ cao: vào khoảng thời gian rằm tháng 6 âm lịch - khi bước vào mùa mưa, bắt tay vào những công đoạn đầu tiên: lên luống - vì đây là lúc cây khoai môn sinh trưởng và phát triển trong vòng 4 tháng canh tác, nếu đất không được cày, bừa kỹ sẽ dễ dàng phát sinh dịch hại. Lên luống đôi để trồng 2 hàng, luống rộng 1,8 - 2 m, xẻ mương giữa rộng khoảng 0,2 m. Sau đó đến công đoạn: “Mua con giống về cắt đít, mua tro về giâm, lên khoảng 1 lá, mới đem ra đất trồng, 5 tấc 1 cây, đất mình phải xới lên, tôi trồng thì bơm nước vào rồi trồng, người ta thì trồng đất khô, tôi trồng đất ướt”.
Khoảng cách trồng giữa các cây cách nhau 0,6m, hàng cách hàng 1m. Em chọn cho mình cách đào hốc để đặt củ, sau đó phủ một lớp đất mỏng và phủ một lớp rơm rạ lên trên để giữ ẩm. Từ 15 đến 20 ngày sau khi trồng phải bón phân lần 1 cho đến khi thu hoạch phải đảm bảo 3 cử phân đầy đủ, giúp cây tạo củ thuận lợi và phải thường xuyên ra đồng theo dõi sự sinh trưởng của cây, khi thấy trên cây khoai xuất hiện sâu lá hoặc đạo ôn, bệnh thoái củ, bướu rễ,… thì cần phun thuốc kịp thời, tránh việc giảm sản lượng thu hoạch sau này. Em nhớ lại: “còn nhằm năm: khoai không có giá, 2 đến 3 ngàn đồng/kg, mình kêu lái đến mua, nhiều khi cũng không tới, nếu kêu tới rồi thì cũng ngã giá, vừa thì bán, lỗ thì cũng phải bán, tại thời điểm nếu khoai trúng thì cũng neo khoảng 7 đến 8 tháng thôi, đâu có neo được nữa”.
Chính từ bài học rút ra từ những năm “được mùa – mất giá” của cây khoai môn. Nên ngoài việc trồng 02 vụ khoai, em còn mạnh dạn tiến đến trồng thâm canh 01 vụ lúa, mua 3 con bò về chăm sóc những khi nông nhàn và đầu tư mua 02 bàn bi-ja, kết hợp mở quán café tại nhà phục vụ cho nhu cầu giải trí của các thanh niên trong xóm,… Chính đức tính “dám nghĩ – dám làm”, đa dạng trong cách làm kinh tế nên chỉ sau 05 năm bắt tay tham gia sản xuất, phát triển kinh tế, hai vợ chồng em đã xây dựng được cơ ngơi khang trang, với căn nhà mới được xây dựng tổng kinh phí 150 triệu đồng, mua sắm các trang thiết bị đầy đủ phục vụ trong gia đình, có điều kiện chăm sóc cho 02 con tốt hơn.
Ngoài việc chăm lo kinh tế gia đình, đoàn viên Bùi Thanh Tung, còn là người Bí thư Chi đoàn ấp gương mẫu, đi đầu trong các hoạt động Đoàn. Hơn 8 năm qua từ chuỗi hoạt động chủ điểm hàng năm như: Xuân tình nguyện, Tháng Thanh niên, sinh hoạt hè, mùa hè xanh,… đến những công việc: mắc bóng đèn đường, trồng cột cờ thẳng tắp, làm hàng rào bằng lưới B40 hoặc bằng cây xanh đến những hoạt động ra quân vận động người dân diệt lăng quăng, nâng cao ý thức phòng bệnh sốt xuất huyết, phát hoang cây xanh che khuất tầm nhìn, xóa biển quảng cáo dọc các tuyến đường liên xã, đắp taluy lề đường,… không nề hà lúc nắng mưa, hay ở những nơi vùng sâu, vùng xa, cốt giúp một phần sức trẻ của mình ra đóng góp cho quê hương.
Nhận xét về Bí thư chi đoàn ấp thị 2, Bí thư Xã đoàn Hội An Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết: “đối với đồng chí Bùi Thanh Tung, về các phong trào tham gia rất nhiệt tình, cũng như là vừa lo hoạt động kinh tế, vừa lo hoạt động đoàn, Ban Chấp hành xã đoàn đánh giá cao, hàng năm được Xã đoàn khen thưởng các hoạt động thành tích nổi bật của đồng chí trong những năm qua”.
Với tinh thần cầu tiến, ham học hỏi. Không tự mãn với những gì đạt được, đoàn viên Tung cho biết: “Thời gian tới em sẽ tiếp tục học hỏi thêm kinh nghiệm trong và ngoài địa phương để đầu tư, phát triển nâng cao năng suất của cây khoai, đa dạng các loại hình phát triển kinh tế và tiếp tục tích cực tham gia các hoạt động do Đoàn - Hội tổ chức”.
Em thật xứng đáng là tấm gương đoàn viên thanh niên trong thời kỳ mới, năng động, sáng tạo thực hiện tốt theo lời dạy của Bác “Phải không sợ khổ, không sợ khó, thực hiện đâu cần thanh niên có, việc khó có thanh niên”./.
Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, trải qua 3 năm làm thuê tại thành phố Hồ Chí Minh, tích lũy một số vốn, với hy vọng tìm được một nghề ổn định - thoát khỏi cảnh làm thuê quê người, đảm bảo tương lai các con sau này và khát vọng làm giàu trên chính mảnh đất Hội An anh hùng. Vào năm 2009, nhờ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, giới thiệu cho vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội huyện, với số tiền 20 triệu đồng - em đã về lại quê nhà, mạnh dạn mướn 3 công đất trồng 02 vụ khoai môn và xen canh 01 vụ lúa. Thời gian đầu, bước chân vào đồng ruộng là giai đoạn hết sức khó khăn, do bắt đầu từ con số không: chưa có kinh nghiệm gieo trồng, chưa quen phân bón, thuốc trừ sâu, cây giống, thời kỳ sinh trưởng của cây khoai môn,... Nên vụ đầu bắt tay sản xuất, chỉ huề vốn. Nhưng với sự kiên trì, cùng với sự chỉ dẫn nhiệt tình của những người đi trước nên trong mùa vụ thứ 2 trồng khoai môn, tin vui đã đến với em, nhờ khoai có giá, cùng với năng suất cao nên khi trừ các chi phí đầu tư ban đầu, em thu lại lợi nhuận đến 15 triệu đồng. Kinh nghiệm đúc kết được từ nhưng năm trồng khoai môn, em sẵn sàng tìm cách đột phá trong cách trồng so với bà con khác: (gieo trồng khoai trái vụ - gieo trồng tháng 6 thay vì tháng 4 âm lịch) giá bán sẽ cao: vào khoảng thời gian rằm tháng 6 âm lịch - khi bước vào mùa mưa, bắt tay vào những công đoạn đầu tiên: lên luống - vì đây là lúc cây khoai môn sinh trưởng và phát triển trong vòng 4 tháng canh tác, nếu đất không được cày, bừa kỹ sẽ dễ dàng phát sinh dịch hại. Lên luống đôi để trồng 2 hàng, luống rộng 1,8 - 2 m, xẻ mương giữa rộng khoảng 0,2 m. Sau đó đến công đoạn: “Mua con giống về cắt đít, mua tro về giâm, lên khoảng 1 lá, mới đem ra đất trồng, 5 tấc 1 cây, đất mình phải xới lên, tôi trồng thì bơm nước vào rồi trồng, người ta thì trồng đất khô, tôi trồng đất ướt”.
Khoảng cách trồng giữa các cây cách nhau 0,6m, hàng cách hàng 1m. Em chọn cho mình cách đào hốc để đặt củ, sau đó phủ một lớp đất mỏng và phủ một lớp rơm rạ lên trên để giữ ẩm. Từ 15 đến 20 ngày sau khi trồng phải bón phân lần 1 cho đến khi thu hoạch phải đảm bảo 3 cử phân đầy đủ, giúp cây tạo củ thuận lợi và phải thường xuyên ra đồng theo dõi sự sinh trưởng của cây, khi thấy trên cây khoai xuất hiện sâu lá hoặc đạo ôn, bệnh thoái củ, bướu rễ,… thì cần phun thuốc kịp thời, tránh việc giảm sản lượng thu hoạch sau này. Em nhớ lại: “còn nhằm năm: khoai không có giá, 2 đến 3 ngàn đồng/kg, mình kêu lái đến mua, nhiều khi cũng không tới, nếu kêu tới rồi thì cũng ngã giá, vừa thì bán, lỗ thì cũng phải bán, tại thời điểm nếu khoai trúng thì cũng neo khoảng 7 đến 8 tháng thôi, đâu có neo được nữa”.
Chính từ bài học rút ra từ những năm “được mùa – mất giá” của cây khoai môn. Nên ngoài việc trồng 02 vụ khoai, em còn mạnh dạn tiến đến trồng thâm canh 01 vụ lúa, mua 3 con bò về chăm sóc những khi nông nhàn và đầu tư mua 02 bàn bi-ja, kết hợp mở quán café tại nhà phục vụ cho nhu cầu giải trí của các thanh niên trong xóm,… Chính đức tính “dám nghĩ – dám làm”, đa dạng trong cách làm kinh tế nên chỉ sau 05 năm bắt tay tham gia sản xuất, phát triển kinh tế, hai vợ chồng em đã xây dựng được cơ ngơi khang trang, với căn nhà mới được xây dựng tổng kinh phí 150 triệu đồng, mua sắm các trang thiết bị đầy đủ phục vụ trong gia đình, có điều kiện chăm sóc cho 02 con tốt hơn.
Ngoài việc chăm lo kinh tế gia đình, đoàn viên Bùi Thanh Tung, còn là người Bí thư Chi đoàn ấp gương mẫu, đi đầu trong các hoạt động Đoàn. Hơn 8 năm qua từ chuỗi hoạt động chủ điểm hàng năm như: Xuân tình nguyện, Tháng Thanh niên, sinh hoạt hè, mùa hè xanh,… đến những công việc: mắc bóng đèn đường, trồng cột cờ thẳng tắp, làm hàng rào bằng lưới B40 hoặc bằng cây xanh đến những hoạt động ra quân vận động người dân diệt lăng quăng, nâng cao ý thức phòng bệnh sốt xuất huyết, phát hoang cây xanh che khuất tầm nhìn, xóa biển quảng cáo dọc các tuyến đường liên xã, đắp taluy lề đường,… không nề hà lúc nắng mưa, hay ở những nơi vùng sâu, vùng xa, cốt giúp một phần sức trẻ của mình ra đóng góp cho quê hương.
Nhận xét về Bí thư chi đoàn ấp thị 2, Bí thư Xã đoàn Hội An Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết: “đối với đồng chí Bùi Thanh Tung, về các phong trào tham gia rất nhiệt tình, cũng như là vừa lo hoạt động kinh tế, vừa lo hoạt động đoàn, Ban Chấp hành xã đoàn đánh giá cao, hàng năm được Xã đoàn khen thưởng các hoạt động thành tích nổi bật của đồng chí trong những năm qua”.
Với tinh thần cầu tiến, ham học hỏi. Không tự mãn với những gì đạt được, đoàn viên Tung cho biết: “Thời gian tới em sẽ tiếp tục học hỏi thêm kinh nghiệm trong và ngoài địa phương để đầu tư, phát triển nâng cao năng suất của cây khoai, đa dạng các loại hình phát triển kinh tế và tiếp tục tích cực tham gia các hoạt động do Đoàn - Hội tổ chức”.
Em thật xứng đáng là tấm gương đoàn viên thanh niên trong thời kỳ mới, năng động, sáng tạo thực hiện tốt theo lời dạy của Bác “Phải không sợ khổ, không sợ khó, thực hiện đâu cần thanh niên có, việc khó có thanh niên”./.
Bảo Dinh
Đài Truyền thanh huyện Chợ Mới