Giỗ tổ Hùng Vương - Dấu ấn Văn hóa và tinh thần dân tộc Việt Nam
- Được đăng: Thứ tư, 05 Tháng 4 2017 07:35
- Lượt xem: 3218
(TGAG)- Giỗ tổ Hùng Vương còn gọi là Lễ hội Đền Hùng, là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia. Lễ hội Đền Hùng có ý nghĩa quan trọng, là ngày hội của toàn quốc toàn dân và trong tâm thức dân gian Việt Nam, lễ hội này mang tính thiêng liêng, cao cả nhất, là dịp để người dân đất Việt tìm về cội nguồn dân tộc, để dâng lên những nén hương, thành kính tri ân, tưởng nhớ đến công lao đấu tranh và dựng nước của các Vua Hùng.
Chương trình Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay được tổ chức trong 6 ngày liên tiếp
Giỗ tổ Hùng Vương từ lâu trở thành ngày lễ trọng đại của dân tộc Việt Nam. Theo một số sử liệu, việc xây dựng Đền Hùng ở Lâm Thao, Phú Thọ và Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức trong dân gian cách đây trên 2.000 năm dưới thời Thục Phán - An Dương Vương - nhằm tưởng nhớ các Vua Hùng đã có công xây dựng nhà nước Văn Lang cổ đại. Chứng tích cột đá thề đã được dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, trong đó có ghi: “Nguyện có đất trời lồng lộng chứng giám, nước Nam được trường tồn lưu ở miếu Tổ Hùng Vương, xin đời đời trông nom lăng miếu họ Hùng và gìn giữ giang sơn mà Hùng Vương trao lại; nếu thất hẹn, sai thề sẽ bị gió giăng, búa dập”.
Trải qua một diễn trình lịch sử, các triều đại quân chủ và phong kiến Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì lệ cúng giỗ hàng năm để tưởng nhớ công lao các Vua Hùng. Năm Khải Định thứ 2 (1917), Tuần phủ Phú Thọ là Lê Trung Ngọc đã trình bộ Lễ định ngày 10 tháng 3 âm lịch hằng năm làm ngày Quốc lễ (Quốc giỗ). Cũng từ đó, ngày Giỗ tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch được chính thức hóa bằng luật pháp. Chính vì lễ hội Đền Hùng - Giỗ tổ Hùng Vương đóng vai trò tinh thần quan trọng trong tâm thức các dân tộc Việt Nam, nên trong dân gian các tỉnh miền núi phía Bắc còn lưu truyền câu: “Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mùng Mười tháng Ba”. Câu ca dao đã lưu truyền vào Nam trong quá trình người Việt đi khai hoang mở cõi. Như đã thành thông lệ, hàng năm cứ vào mùng 10/3, nhân dân khắp nơi từ miền ngược đến miền xuôi trở về vùng đất tổ Phú Thọ để tham gia lễ hội.
Hội thi gói, nấu bánh chưng là một trong những hoạt động không thể thiếu
trong lễ Giỗ Tổ Hùng Vương
Tiếp nối truyền thống của cha ông và lệ cúng dân gian, Đảng và Nhà nước đã chú trọng việc kế thừa và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống cao đẹp của lễ hội Đền Hùng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 22/SL-CTN ngày 18/02/1946, cho công chức nghỉ ngày 10/3 âm lịch hàng năm để tham gia tổ chức các hoạt động Giỗ tổ Hùng Vương, hướng về cội nguồn dân tộc. Sau ngày đất nước giải phóng, Giỗ tổ Hùng Vương được Đảng và Nhà nước quy định là một trong những ngày lễ lớn của dân tộc và quy định về qui mô tổ chức lễ hội tại Nghị định số 82/2001/NĐ-CP ngày 06/11/2001 về Nghi lễ Nhà nước. Năm 2007, Giỗ tổ Hùng Vương đã chính thức được quy định là Quốc lễ của Việt Nam, vừa mang ý nghĩa là bản sắc văn hóa dân tộc, vừa để tôn vinh giá trị tinh thần to lớn của di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Hùng Vương trở thành biểu tượng cao cả, thiêng liêng nhất trong đời sống tâm linh và sức mạnh tinh thần của dân tộc Việt trong quá trình kháng chiến chống ngoại xâm.
Trải qua mấy nghìn năm, qua bao biến cố của lịch sử, Đền Hùng - nơi cội nguồn của dân tộc luôn là biểu tượng văn hóa, tinh thần độc lập, tự chủ dân tộc và văn hóa của các dân tộc Việt Nam. Ngoài ra, biểu tượng Đền Hùng - Giỗ tổ Hùng Vương còn là nơi để nhớ về cội nguồn của các dân tộc Việt Nam trong quá trình lập quốc và phân cư “mang gươm đi mở cõi” từ miền ngược đến miền xuôi.
Với tầm quan trọng của lễ hội trong tâm thức các dân tộc Việt Nam và giá trị nhân văn sâu sắc, ngày 6/12/2012, “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại. Sự công nhận của thế giới về tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng chính là sự đánh giá tầm quan trọng và ý nghĩa của một dân tộc luôn biết gìn giữ văn hóa và lịch sử nguồn cội của dân tộc.
Có thể nói, Giỗ tổ Hùng Vương bao hàm giá trị lịch sử và giá trị văn hóa. Giỗ tổ Hùng Vương là dịp để chúng ta nhìn nhận lại tiến trình lịch sử của dân tộc; để cộng đồng dân tộc Việt Nam hiểu được công lao của các bậc tiền nhân đã dầy công xây dựng, từ đó nâng cao niềm tự hào dân tộc, nhắc nhở toàn thể cộng đồng dân tộc Việt Nam phải biết giữ gìn văn hóa, giữ gìn độc lập, tự do của dân tộc. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là một sợi chỉ đỏ nối kết quá khứ với hiện tại cho các thế hệ người Việt Nam.
Tự hào với giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, hướng về cội nguồn, tri ân công đức tổ tiên, mỗi người con đất Việt phải luôn có trách nhiệm giữ gìn những giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống và đoàn kết các dân tộc Việt Nam. Cùng nhau gìn giữ bờ cõi, toàn vẹn chủ quyền đất nước trước bối cảnh khu vực và thế giới; giới thiệu những phong tục, tập quán tốt đẹp của cộng đồng dân tộc Việt Nam đến khắp mọi miền đất nước và ra thế giới, cùng chung tay bảo vệ và xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh sánh vai cùng các cường quốc năm châu như lời căn dặn của Bác Hồ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”./.
Chương trình Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay được tổ chức trong 6 ngày liên tiếp
Giỗ tổ Hùng Vương từ lâu trở thành ngày lễ trọng đại của dân tộc Việt Nam. Theo một số sử liệu, việc xây dựng Đền Hùng ở Lâm Thao, Phú Thọ và Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức trong dân gian cách đây trên 2.000 năm dưới thời Thục Phán - An Dương Vương - nhằm tưởng nhớ các Vua Hùng đã có công xây dựng nhà nước Văn Lang cổ đại. Chứng tích cột đá thề đã được dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, trong đó có ghi: “Nguyện có đất trời lồng lộng chứng giám, nước Nam được trường tồn lưu ở miếu Tổ Hùng Vương, xin đời đời trông nom lăng miếu họ Hùng và gìn giữ giang sơn mà Hùng Vương trao lại; nếu thất hẹn, sai thề sẽ bị gió giăng, búa dập”.
Trải qua một diễn trình lịch sử, các triều đại quân chủ và phong kiến Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì lệ cúng giỗ hàng năm để tưởng nhớ công lao các Vua Hùng. Năm Khải Định thứ 2 (1917), Tuần phủ Phú Thọ là Lê Trung Ngọc đã trình bộ Lễ định ngày 10 tháng 3 âm lịch hằng năm làm ngày Quốc lễ (Quốc giỗ). Cũng từ đó, ngày Giỗ tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch được chính thức hóa bằng luật pháp. Chính vì lễ hội Đền Hùng - Giỗ tổ Hùng Vương đóng vai trò tinh thần quan trọng trong tâm thức các dân tộc Việt Nam, nên trong dân gian các tỉnh miền núi phía Bắc còn lưu truyền câu: “Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mùng Mười tháng Ba”. Câu ca dao đã lưu truyền vào Nam trong quá trình người Việt đi khai hoang mở cõi. Như đã thành thông lệ, hàng năm cứ vào mùng 10/3, nhân dân khắp nơi từ miền ngược đến miền xuôi trở về vùng đất tổ Phú Thọ để tham gia lễ hội.
Hội thi gói, nấu bánh chưng là một trong những hoạt động không thể thiếu
trong lễ Giỗ Tổ Hùng Vương
Tiếp nối truyền thống của cha ông và lệ cúng dân gian, Đảng và Nhà nước đã chú trọng việc kế thừa và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống cao đẹp của lễ hội Đền Hùng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 22/SL-CTN ngày 18/02/1946, cho công chức nghỉ ngày 10/3 âm lịch hàng năm để tham gia tổ chức các hoạt động Giỗ tổ Hùng Vương, hướng về cội nguồn dân tộc. Sau ngày đất nước giải phóng, Giỗ tổ Hùng Vương được Đảng và Nhà nước quy định là một trong những ngày lễ lớn của dân tộc và quy định về qui mô tổ chức lễ hội tại Nghị định số 82/2001/NĐ-CP ngày 06/11/2001 về Nghi lễ Nhà nước. Năm 2007, Giỗ tổ Hùng Vương đã chính thức được quy định là Quốc lễ của Việt Nam, vừa mang ý nghĩa là bản sắc văn hóa dân tộc, vừa để tôn vinh giá trị tinh thần to lớn của di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Hùng Vương trở thành biểu tượng cao cả, thiêng liêng nhất trong đời sống tâm linh và sức mạnh tinh thần của dân tộc Việt trong quá trình kháng chiến chống ngoại xâm.
Trải qua mấy nghìn năm, qua bao biến cố của lịch sử, Đền Hùng - nơi cội nguồn của dân tộc luôn là biểu tượng văn hóa, tinh thần độc lập, tự chủ dân tộc và văn hóa của các dân tộc Việt Nam. Ngoài ra, biểu tượng Đền Hùng - Giỗ tổ Hùng Vương còn là nơi để nhớ về cội nguồn của các dân tộc Việt Nam trong quá trình lập quốc và phân cư “mang gươm đi mở cõi” từ miền ngược đến miền xuôi.
Với tầm quan trọng của lễ hội trong tâm thức các dân tộc Việt Nam và giá trị nhân văn sâu sắc, ngày 6/12/2012, “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại. Sự công nhận của thế giới về tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng chính là sự đánh giá tầm quan trọng và ý nghĩa của một dân tộc luôn biết gìn giữ văn hóa và lịch sử nguồn cội của dân tộc.
Có thể nói, Giỗ tổ Hùng Vương bao hàm giá trị lịch sử và giá trị văn hóa. Giỗ tổ Hùng Vương là dịp để chúng ta nhìn nhận lại tiến trình lịch sử của dân tộc; để cộng đồng dân tộc Việt Nam hiểu được công lao của các bậc tiền nhân đã dầy công xây dựng, từ đó nâng cao niềm tự hào dân tộc, nhắc nhở toàn thể cộng đồng dân tộc Việt Nam phải biết giữ gìn văn hóa, giữ gìn độc lập, tự do của dân tộc. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là một sợi chỉ đỏ nối kết quá khứ với hiện tại cho các thế hệ người Việt Nam.
Tự hào với giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, hướng về cội nguồn, tri ân công đức tổ tiên, mỗi người con đất Việt phải luôn có trách nhiệm giữ gìn những giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống và đoàn kết các dân tộc Việt Nam. Cùng nhau gìn giữ bờ cõi, toàn vẹn chủ quyền đất nước trước bối cảnh khu vực và thế giới; giới thiệu những phong tục, tập quán tốt đẹp của cộng đồng dân tộc Việt Nam đến khắp mọi miền đất nước và ra thế giới, cùng chung tay bảo vệ và xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh sánh vai cùng các cường quốc năm châu như lời căn dặn của Bác Hồ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”./.
Sở VH, TT&DL AG