Thực tiễn - kinh nghiệm
Chợ Mới đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi
- Được đăng: Thứ sáu, 04 Tháng 3 2016 09:32
- Lượt xem: 3242
(TGAG)- Là huyện có thế mạnh về nông nghiệp, diện tích đất sản xuất là 25.175 ha; huyện có dân số là 347.395 người, bình quân 0,32 ha đất/hộ. Đã từ lâu lãnh đạo huyện xác định phải đưa nông nghiệp thật sự là nền tảng để thúc đẩy cả nền kinh tế phát triển.
Từ năm 1995 đến năm 2000 huyện đã chủ động thực hiện khâu đột phá về xây dựng bờ bao kiểm soát lũ để sản xuất vụ 3 ăn chắc, tăng vòng quay của đất, gắn với chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi. Huyện đã xây dựng “Chương trình hành động đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010”, triển khai Đề án “Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi giai đoạn 2001 - 2008; 2014 - 2020” và dự án “Vùng nguyên liệu rau màu xuất khẩu huyện Chợ Mới”. Trong đó, quy hoạch vùng sản xuất tập trung, chú trọng chọn lọc giống để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, vườn cây ăn trái gắn du lịch sinh thái tại 3 xã Cù Lao Giêng.
Việc hoàn thành công trình bờ bao kiểm soát lũ và láng nhựa giao thông nông thôn giai đoạn 1995 - 2002 tạo bước chuyển mới để người dân mạnh dạn chuyển từ đất lúa kém hiệu quả sang màu, vườn đem lại giá trị cao; và hiện nay được Chính phủ đầu tư nguồn vốn 1.209 tỷ đồng để thực hiện Dự án Nam Vàm Nao nhằm mở rộng, nâng cấp và kiên cố hóa 02 công trình “Thế kỷ” trước đó, đồng thời huyện đã xây dựng 166 công trình đê kết hợp với giao thông nội đồng có tổng chiều dài 565km, toàn bộ trạm bơm dầu cũng đã chuyển sang bơm điện với 519 trạm. Nhờ vậy, hệ thống giao thông, thủy lợi kết hợp với hệ thống đê bao có khả năng chống lũ triệt để với diện tích 22.704 ha/84 tiểu vùng và tạo nên hệ thống giao thông nội đồng khá hoàn chỉnh, đồng bộ.
Từ năm 2010 đến nay đã chuyển đổi 3.464 ha lúa kém hiệu quả (chuyển đổi sang chuyên canh rau màu 1.516 ha, vườn 1.316 ha, luân canh 2 lúa 1 màu 632 ha). Diện tích trồng lúa của huyện chỉ còn 55%, đạt giá trị bình quân hơn 118 triệu đồng/ha; màu, vườn chiếm 45%, đạt giá trị bình quân 682 triệu đồng/ha, cao gấp 5,76 lần so với trồng lúa. Đến nay, có 02 xã Mỹ Hiệp và Bình Phước Xuân đã chuyển đổi toàn bộ diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang vườn và màu. Huyện đã quy hoạch được trên 500 ha để sản xuất lúa giống xác nhận cung cấp cho công ty giống của huyện.
Hiệu quả đạt được như trên bắt nguồn từ việc ứng dụng nhiều mô hình gắn với chuỗi liên kết giá trị, như: trồng bắp, nuôi bò, chuyển từ lúa sang trồng màu và làm vườn... đã nâng cao thu nhập cho người dân từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng/năm. Điển hình là mô hình 2B (trồng bắp - nuôi bò) cho hiệu quả kinh tế cao. Diện tích trồng bắp không ngừng được mở rộng, năm 2013 là 7.566 ha, sang năm 2014 tăng lên 8.826 ha trồng bắp thu trái non (tăng 1.260 ha). Tận dụng phụ phẩm thân cây bắp để chăn nuôi bò. Bình quân một công bắp có thể kết hợp nuôi 3 con bò lợi nhuận đạt trên 50 triệu đồng/năm và đàn bò của huyện không ngừng phát triển về số lượng.
Bên cạnh cây bắp non, nông dân còn năng động trồng nhiều loại rau màu chủ lực có giá trị kinh tế cao theo nhu cầu thị trường, đã nâng cao thu nhập cho người dân từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng/năm. Với diện tích 2.000 ha trồng xoài đang cho trái của huyện mỗi năm lợi nhuận khoảng 600 tỷ đồng (200-300 triệu đồng/ha) cũng đã hình thành thêm mô hình hai nhà “nhà vườn - nhà vựa”. Đặc biệt, mới đây có 7,5 ha vườn xoài của 09 hộ dân xã Bình Phước Xuân được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGap.
Từ đó, giá trị bình quân 1 ha đất sản xuất tăng từ 41,4 triệu đồng năm 2001 lên 326,35 triệu đồng năm 2014. Tổng diện tích gieo trồng tăng hằng năm từ 65.430 năm 2001 lên 80.577 ha năm 2014. Từ sản xuất lúa đơn thuần 02 vụ/năm, đến nay Chợ Mới đã sản xuất 03 vụ lúa/năm. Đặc biệt, đã quy hoạch được vùng chuyên canh màu với hơn 5.000 ha. Hệ số sử dụng đất tăng từ 2,92 năm 2001 vòng lên 3,72 vòng năm 2014. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện năm 1986 trên 10% đến năm 2014 chỉ còn 1,23%, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn 31,28 triệu đồng năm 2014, GRDP đầu người năm 2014 là 62,7 triệu đồng và ước năm 2015 đạt 72 triệu đồng.
Về chăn nuôi thủy sản, hiện có 340 ha diện tích mặt nước với chủ yếu là nuôi các loại cá tiêu thụ nội địa.
Tuy đạt được những thành tựu đáng kể, nhưng huyện vẫn còn gặp khó khăn về đầu ra chưa ổn định cho các sản phẩm. Diện tích đất sản xuất còn manh mún nhỏ lẻ, nông dân chưa áp dụng mạnh mẽ các ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp vẫn chưa thật sự xác lập gắn bó lâu dài...
Để định hướng sản xuất nông nghiệp thời gian tới, Chợ Mới tiếp tục tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế về đất đai, huy động mọi nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, từng bước thay đổi phương thức, hình thức sản xuất, thúc đẩy lực lượng sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững gắn với thị trường, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng giá trị trên hecta đất; quy hoạch cây trồng phù hợp với từng tiểu vùng. Từng bước hình thành các vùng sản xuất, cây ăn trái, rau, màu thực phẩm có giá trị kinh tế cao; “Đi tắt đón đầu” trong khoa học công nghệ mới, chuyển giao mạnh mẽ và có hiệu quả vào thực tiễn sản xuất... nhằm tăng thu nhập cho người nông dân.
Xác định các giải pháp chủ yếu để thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi đó là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, phối hợp để khuyến khích Nhân dân phát huy nội lực, tự tìm tòi học hỏi những cách làm hay từ, những giống cây, con có giá trị kinh tế cao đưa vào sản xuất; xây dựng và phát triển thị trường; quy hoạch và tổ chức lại sản xuất; phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ; tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy./.
Từ năm 1995 đến năm 2000 huyện đã chủ động thực hiện khâu đột phá về xây dựng bờ bao kiểm soát lũ để sản xuất vụ 3 ăn chắc, tăng vòng quay của đất, gắn với chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi. Huyện đã xây dựng “Chương trình hành động đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010”, triển khai Đề án “Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi giai đoạn 2001 - 2008; 2014 - 2020” và dự án “Vùng nguyên liệu rau màu xuất khẩu huyện Chợ Mới”. Trong đó, quy hoạch vùng sản xuất tập trung, chú trọng chọn lọc giống để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, vườn cây ăn trái gắn du lịch sinh thái tại 3 xã Cù Lao Giêng.
Việc hoàn thành công trình bờ bao kiểm soát lũ và láng nhựa giao thông nông thôn giai đoạn 1995 - 2002 tạo bước chuyển mới để người dân mạnh dạn chuyển từ đất lúa kém hiệu quả sang màu, vườn đem lại giá trị cao; và hiện nay được Chính phủ đầu tư nguồn vốn 1.209 tỷ đồng để thực hiện Dự án Nam Vàm Nao nhằm mở rộng, nâng cấp và kiên cố hóa 02 công trình “Thế kỷ” trước đó, đồng thời huyện đã xây dựng 166 công trình đê kết hợp với giao thông nội đồng có tổng chiều dài 565km, toàn bộ trạm bơm dầu cũng đã chuyển sang bơm điện với 519 trạm. Nhờ vậy, hệ thống giao thông, thủy lợi kết hợp với hệ thống đê bao có khả năng chống lũ triệt để với diện tích 22.704 ha/84 tiểu vùng và tạo nên hệ thống giao thông nội đồng khá hoàn chỉnh, đồng bộ.
Từ năm 2010 đến nay đã chuyển đổi 3.464 ha lúa kém hiệu quả (chuyển đổi sang chuyên canh rau màu 1.516 ha, vườn 1.316 ha, luân canh 2 lúa 1 màu 632 ha). Diện tích trồng lúa của huyện chỉ còn 55%, đạt giá trị bình quân hơn 118 triệu đồng/ha; màu, vườn chiếm 45%, đạt giá trị bình quân 682 triệu đồng/ha, cao gấp 5,76 lần so với trồng lúa. Đến nay, có 02 xã Mỹ Hiệp và Bình Phước Xuân đã chuyển đổi toàn bộ diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang vườn và màu. Huyện đã quy hoạch được trên 500 ha để sản xuất lúa giống xác nhận cung cấp cho công ty giống của huyện.
Hiệu quả đạt được như trên bắt nguồn từ việc ứng dụng nhiều mô hình gắn với chuỗi liên kết giá trị, như: trồng bắp, nuôi bò, chuyển từ lúa sang trồng màu và làm vườn... đã nâng cao thu nhập cho người dân từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng/năm. Điển hình là mô hình 2B (trồng bắp - nuôi bò) cho hiệu quả kinh tế cao. Diện tích trồng bắp không ngừng được mở rộng, năm 2013 là 7.566 ha, sang năm 2014 tăng lên 8.826 ha trồng bắp thu trái non (tăng 1.260 ha). Tận dụng phụ phẩm thân cây bắp để chăn nuôi bò. Bình quân một công bắp có thể kết hợp nuôi 3 con bò lợi nhuận đạt trên 50 triệu đồng/năm và đàn bò của huyện không ngừng phát triển về số lượng.
Bên cạnh cây bắp non, nông dân còn năng động trồng nhiều loại rau màu chủ lực có giá trị kinh tế cao theo nhu cầu thị trường, đã nâng cao thu nhập cho người dân từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng/năm. Với diện tích 2.000 ha trồng xoài đang cho trái của huyện mỗi năm lợi nhuận khoảng 600 tỷ đồng (200-300 triệu đồng/ha) cũng đã hình thành thêm mô hình hai nhà “nhà vườn - nhà vựa”. Đặc biệt, mới đây có 7,5 ha vườn xoài của 09 hộ dân xã Bình Phước Xuân được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGap.
Từ đó, giá trị bình quân 1 ha đất sản xuất tăng từ 41,4 triệu đồng năm 2001 lên 326,35 triệu đồng năm 2014. Tổng diện tích gieo trồng tăng hằng năm từ 65.430 năm 2001 lên 80.577 ha năm 2014. Từ sản xuất lúa đơn thuần 02 vụ/năm, đến nay Chợ Mới đã sản xuất 03 vụ lúa/năm. Đặc biệt, đã quy hoạch được vùng chuyên canh màu với hơn 5.000 ha. Hệ số sử dụng đất tăng từ 2,92 năm 2001 vòng lên 3,72 vòng năm 2014. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện năm 1986 trên 10% đến năm 2014 chỉ còn 1,23%, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn 31,28 triệu đồng năm 2014, GRDP đầu người năm 2014 là 62,7 triệu đồng và ước năm 2015 đạt 72 triệu đồng.
Về chăn nuôi thủy sản, hiện có 340 ha diện tích mặt nước với chủ yếu là nuôi các loại cá tiêu thụ nội địa.
Tuy đạt được những thành tựu đáng kể, nhưng huyện vẫn còn gặp khó khăn về đầu ra chưa ổn định cho các sản phẩm. Diện tích đất sản xuất còn manh mún nhỏ lẻ, nông dân chưa áp dụng mạnh mẽ các ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp vẫn chưa thật sự xác lập gắn bó lâu dài...
Để định hướng sản xuất nông nghiệp thời gian tới, Chợ Mới tiếp tục tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế về đất đai, huy động mọi nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, từng bước thay đổi phương thức, hình thức sản xuất, thúc đẩy lực lượng sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững gắn với thị trường, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng giá trị trên hecta đất; quy hoạch cây trồng phù hợp với từng tiểu vùng. Từng bước hình thành các vùng sản xuất, cây ăn trái, rau, màu thực phẩm có giá trị kinh tế cao; “Đi tắt đón đầu” trong khoa học công nghệ mới, chuyển giao mạnh mẽ và có hiệu quả vào thực tiễn sản xuất... nhằm tăng thu nhập cho người nông dân.
Xác định các giải pháp chủ yếu để thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi đó là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, phối hợp để khuyến khích Nhân dân phát huy nội lực, tự tìm tòi học hỏi những cách làm hay từ, những giống cây, con có giá trị kinh tế cao đưa vào sản xuất; xây dựng và phát triển thị trường; quy hoạch và tổ chức lại sản xuất; phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ; tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy./.
Huyện ủy Chợ Mới