Thực tiễn - kinh nghiệm
An Phú tăng cường dạy nghề, giải quyết việc làm, hỗ trợ giảm nghèo
- Được đăng: Thứ sáu, 28 Tháng 6 2024 21:39
- Lượt xem: 268
(TUAG)- Đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn có vai trò quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực nông thôn và thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Qua đó, góp phần tạo ra các mô hình sản xuất hiệu quả, giúp chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng thu nhập và nâng cao đời sống nông dân.
Thực hiện công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện tham mưu UBND huyện ban hành kế hoạch triển khai công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (giai đoạn 2021 - 2025) trên địa bàn huyện và kế hoạch thực hiện các tiểu dự án, nội dung thành phần về lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp thuộc 3 chương trình mục tiêu quốc gia: Giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng nông thôn mới.
Theo Phó Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, bà Nguyễn Trung Hạnh cho biết: “Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và ý chí tự vươn lên của người dân nên việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội được đảm bảo đầy đủ, đúng quy định. Công tác dạy nghề và giảm nghèo đạt và vượt kế hoạch, nhiều lao động học nghề xong đã tự tạo được việc làm tại địa phương hoặc được tư vấn giới thiệu việc làm ở các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, người nghèo có ý thức chủ động vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào sự trợ giúp của Nhà nước. Công tác tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về an sinh xã hội được các cấp, ngành quan tâm thực hiện”.
Năm 2023, huyện An Phú giải quyết việc làm cho 7.125 người lao động trên địa bàn (24 người xuất khẩu lao động), đạt 142,1% kế hoạch năm 2023 và đạt 169,6% kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm của huyện, đạt 125,4% so cùng kỳ năm 2022.
Học viên tham gia lớp đào tạo nghề “Công nghệ kỹ thuật ô tô”
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện phối hợp Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện An Phú mở 35 lớp đào tạo nghề (24 lớp thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp, lĩnh vực nông nghiệp 11 lớp), có 1.050 học viên tham gia học nghề (lao động tự học 546 người). Đơn vị tham mưu UBND huyện tổ chức phiên giao dịch việc làm, có 32 công ty, doanh nghiệp tham gia; kết quả có 508 lao động đăng ký tìm việc trực tiếp tại doanh nghiệp, 19 lao động đăng ký tìm việc trực tuyến tại sàn giao dịch việc làm, 86 lao động được phỏng vấn trực tiếp, 75 lao động hẹn phỏng vấn, 16 lao động đăng ký xuất khẩu lao động, 213 lao động đăng ký học nghề.
Bên canh, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện phối hợp cơ quan, ban, ngành huyện và UBND các xã, thị trấn tuyên truyền kịp thời những chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho người dân trên địa bàn huyện. Qua đó, giúp người dân tìm kiếm được công việc có thu nhập cao, phù hợp điều kiện để tham gia, cải thiện cuộc sống, tăng thu nhập. Tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác tuyên truyền chính sách giáo dục nghề nghiệp cấp xã; truyền thông, tuyên truyền chính sách giáo dục nghề nghiệp và xuất khẩu lao động... Kiểm tra, chấn chỉnh việc chấp hành luật bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Đồng thời, đề nghị UBND các xã, thị trấn quan tâm, nắm tình hình người lao động đi làm việc trong và ngoài tỉnh, xuất khẩu lao động trở về địa phương để có hướng hỗ trợ kịp thời...
Cuối năm 2023, huyện An Phú có 41.504 hộ dân, trong đó có 2.354 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 5,67% số hộ), tỷ lệ giảm nghèo đạt 2,29% (900 hộ) đạt 134,7% so kế hoạch năm 2023; có 3.092 hộ cận nghèo (chiếm tỷ lệ 7,45% số hộ), tỷ lệ giảm cận nghèo đạt 0,91% (325 hộ). Huyện chủ động lồng ghép có hiệu quả các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội với công tác giảm nghèo, an sinh xã hội và triển khai nhân rộng các mô hình giảm nghèo.
Để tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác dạy nghề, giải quyết việc làm, hỗ trợ giảm nghèo. Bà Nguyễn Trung Hạnh, Phó Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện cho biết: “Thời gian tới Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện sẽ tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách an sinh xã hội; tăng cường các giải pháp giảm nghèo toàn diện; gắn giáo dục nghề nghiệp với giải quyết việc làm; nâng cao chất lượng nguồn lao động, thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế và phát triển ổn định của huyện; nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, phấn đấu có 43% lao động được đào tạo nghề trong tổng số lao động của huyện; thực hiện đồng bộ các giải pháp xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp; tích cực giới thiệu, giải quyết việc làm, phấn đấu có 4.200 lao động tìm được việc làm (18 lao động làm việc nước ngoài); tăng cường các hoạt động trợ giúp nhằm sớm ổn định đời sống người nghèo, đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo toàn diện; giảm tỷ lệ hộ nghèo 1,5%/năm”.
Thực hiện công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện tham mưu UBND huyện ban hành kế hoạch triển khai công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (giai đoạn 2021 - 2025) trên địa bàn huyện và kế hoạch thực hiện các tiểu dự án, nội dung thành phần về lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp thuộc 3 chương trình mục tiêu quốc gia: Giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng nông thôn mới.
Theo Phó Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, bà Nguyễn Trung Hạnh cho biết: “Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và ý chí tự vươn lên của người dân nên việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội được đảm bảo đầy đủ, đúng quy định. Công tác dạy nghề và giảm nghèo đạt và vượt kế hoạch, nhiều lao động học nghề xong đã tự tạo được việc làm tại địa phương hoặc được tư vấn giới thiệu việc làm ở các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, người nghèo có ý thức chủ động vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào sự trợ giúp của Nhà nước. Công tác tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về an sinh xã hội được các cấp, ngành quan tâm thực hiện”.
Năm 2023, huyện An Phú giải quyết việc làm cho 7.125 người lao động trên địa bàn (24 người xuất khẩu lao động), đạt 142,1% kế hoạch năm 2023 và đạt 169,6% kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm của huyện, đạt 125,4% so cùng kỳ năm 2022.
Học viên tham gia lớp đào tạo nghề “Công nghệ kỹ thuật ô tô”
Bên canh, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện phối hợp cơ quan, ban, ngành huyện và UBND các xã, thị trấn tuyên truyền kịp thời những chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho người dân trên địa bàn huyện. Qua đó, giúp người dân tìm kiếm được công việc có thu nhập cao, phù hợp điều kiện để tham gia, cải thiện cuộc sống, tăng thu nhập. Tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác tuyên truyền chính sách giáo dục nghề nghiệp cấp xã; truyền thông, tuyên truyền chính sách giáo dục nghề nghiệp và xuất khẩu lao động... Kiểm tra, chấn chỉnh việc chấp hành luật bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Đồng thời, đề nghị UBND các xã, thị trấn quan tâm, nắm tình hình người lao động đi làm việc trong và ngoài tỉnh, xuất khẩu lao động trở về địa phương để có hướng hỗ trợ kịp thời...
Cuối năm 2023, huyện An Phú có 41.504 hộ dân, trong đó có 2.354 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 5,67% số hộ), tỷ lệ giảm nghèo đạt 2,29% (900 hộ) đạt 134,7% so kế hoạch năm 2023; có 3.092 hộ cận nghèo (chiếm tỷ lệ 7,45% số hộ), tỷ lệ giảm cận nghèo đạt 0,91% (325 hộ). Huyện chủ động lồng ghép có hiệu quả các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội với công tác giảm nghèo, an sinh xã hội và triển khai nhân rộng các mô hình giảm nghèo.
Để tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác dạy nghề, giải quyết việc làm, hỗ trợ giảm nghèo. Bà Nguyễn Trung Hạnh, Phó Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện cho biết: “Thời gian tới Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện sẽ tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách an sinh xã hội; tăng cường các giải pháp giảm nghèo toàn diện; gắn giáo dục nghề nghiệp với giải quyết việc làm; nâng cao chất lượng nguồn lao động, thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế và phát triển ổn định của huyện; nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, phấn đấu có 43% lao động được đào tạo nghề trong tổng số lao động của huyện; thực hiện đồng bộ các giải pháp xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp; tích cực giới thiệu, giải quyết việc làm, phấn đấu có 4.200 lao động tìm được việc làm (18 lao động làm việc nước ngoài); tăng cường các hoạt động trợ giúp nhằm sớm ổn định đời sống người nghèo, đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo toàn diện; giảm tỷ lệ hộ nghèo 1,5%/năm”.
Ngọc Cẩm