Thực tiễn - kinh nghiệm
Châu Thành phát huy hiệu quả các mô hình phòng chống bạo lực gia đình
- Được đăng: Thứ tư, 16 Tháng 11 2022 14:50
- Lượt xem: 831
(TUAG)- Bạo lực gia đình là một vấn nạn xã hội để lại hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là phụ nữ và trẻ em. Thời gian qua, huyện Châu Thành đã triển khai khai nhiều chương trình, giải pháp tích cực, trong đó, chú trọng duy trì và nhân rộng các mô hình phòng, chống bạo lực gia đình tại cộng đồng, nhằm hạn chế tình trạng bạo lực gia đình xảy ra trên địa bàn.
Tại huyện Châu Thành, những năm qua, công tác gia đình luôn được các cấp, các ngành, đoàn thể trong huyện quán triệt sâu sắc, với quan điểm: Đầu tư cho gia đình là sự đầu tư cho sự phát triển bền vững, bảo đảm nguồn lực, đồng thời, huy động sự đóng góp của toàn xã hội, cho công tác gia đình. Đặc biệt là sau khi có Quyết định số 670 của Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang về phê duyệt chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Kế hoạch số 180 của Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành triển khai thực hiện “Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030” trên địa bàn huyện. Trong nhiều năm qua, các xã, thị trấn trong toàn huyện đã bám sát tiêu chuẩn gia đình văn hoá để tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện, cung cấp đến từng gia đình kiến thức, kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử của các thành viên trong gia đình với nhau và với cộng đồng. Phát huy tính tự giác, chủ động của các gia đình trong xây dựng nếp sống văn minh, xây dựng gia đình văn hoá, thực hiện nghiêm túc quy ước cộng đồng, quy chế dân chủ ở cơ sở. Giữ gìn và phát huy văn hoá gia đình, truyền thống tốt đẹp của dòng họ. Qua đó, đã tạo sự chuyển biến về nhận thức trong cấp ủy, chính quyền, các tầng lớp nhân dân về vai trò, vị trí của việc xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc.
Để giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình, huyện Châu Thành đã chỉ đạo các cấp, các ngành, Ban chỉ đạo công tác gia đình các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình cho cán bộ và các tầng lớp nhân dân về quy định phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình, tác hại của bạo lực gia đình, kiến thức về hôn nhân, gia đình, kỹ năng ứng xử, xây dựng gia đình văn hoá, và truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Bên cạnh đó, đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi, vi phạm pháp luật, về phòng, chống bạo lực gia đình, đặc biệt là cũng cố, kiện toàn, nâng cao trách nhiệm, của các thành viên Ban chỉ đạo công tác gia đình, các cấp, phát huy vai trò của đoàn thể các xã, thị trấn, các câu lạc bộ, các tổ hoà giải, các nhóm phòng, chống bạo lực gia đình.
Bên cạnh đó, công tác xây dựng và nhân rộng các mô hình phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn huyện cũng được phát triển theo từng năm. Nếu năm 2008, toàn huyện có 08 câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững, 08 nhóm phòng, chống bạo lực gia đình, 8 địa chỉ tin cậy. Đến nay, huyện Châu Thành đã xây dựng được 48 nhóm phòng, chống bạo lực gia đình và 48 câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững trải đều tại 13 xã, thị trấn; thành lập 22 địa chỉ tin cậy, Nhà tạm lánh tại cộng đồng và 27 đường dây nóng tại 13 xã, thị trấn để tiếp nhận thông tin và tạo chỗ dựa cho chị em phụ nữ khi có xảy ra bạo hành có thể đến đây để tìm sự hỗ trợ, giúp đỡ từ các nhóm, tổ trưởng, hay các hội, đoàn thể tại địa phương. Các mô hình này đã trở thành điểm tựa, niềm tin cho chị em phụ nữ không may gặp bạo hành, qua đó, góp phần phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng bạo lực gia đình trên địa bàn.
Tại xã Vĩnh Thành đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả góp phần làm thay đổi nhận thức, hành vi của người dân về thực hiện bình đẳng giới. Bên cạnh công tác tuyên truyền, xã tiếp tục duy trì và phát triển các mô hình, câu lạc bộ bảo vệ phụ nữ, trẻ em, trong đó phải kể đến hiệu quả của Câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững, và nhóm phòng, chống bạo lực gia đình ấp Đông Bình Trạch. Câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững của xã được thành lập từ năm 2014, với 35 thành viên, và nhóm phòng, chống bạo lực gia đình ấp Đông Bình Trạch, xã Vĩnh Thành đã trở thành địa điểm tin cậy, nơi gửi gấm niềm vui, nỗi buồn của nhiều chị em phụ nữ nơi đây. Hàng tháng Câu lạc bộ và Nhóm tổ chức sinh hoạt định kỳ để tạo điều kiện cho các gia đình được giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm cùng nhau. Bên cạnh đó, để hoạt động của Câu lạc bộ và Nhóm ngày càng thu hút người dân tham gia, Ban chủ nhiệm còn thay đổi hình thức tuyên truyền bằng việc tổ chức các trò chơi, giao lưu văn nghệ để tạo không khí vui vẻ, gắn kết, đồng thời, lòng ghép tuyên truyền, phát tờ rơi phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương, tuyên truyền một số quy định cụ thể của: Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Bình đẳng giới; Luật Hôn nhân và gia đình; Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em,... các kiến thức về phòng, chống tệ nạn xã hội, kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình, chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy con cái, xây dựng gia đình hạnh phúc…
Năm 2017, xã tiếp tục chọn nhà cô Huỳnh Thị Kính để thành lập địa chỉ tin cậy, làm nhà tạm lánh cho các đối tượng bị bạo lực, qua đó, hình thành đường giây nóng là số điện thoại của cơ quan công an xã, ngoài ra, khi phát hiện có trường hợp xảy ra bạo lực gia đình, người dân có thể gọi điện trực tiếp cho Trưởng nhóm hoặc các thành viên để được cư trú tạm thời… từ đó, mà tình trạng bạo lực gia đình đã không còn xảy ra.
Cô Huỳnh Thị Kính, Chủ nhiệm Câu lạc bộ phát triển gia đình bền vững cho biết “từ khi thành lập đến nay, sinh hoạt của Câu lạc bộ dần đi vào nề nếp, thi thoảng cũng có người nam đến tham gia, tại đây, câu lạc bộ tuyên truyền chủ trương, chính sách đến các thành viên được thông suốt và chấp hành tốt, riêng đối với mảng gia đình thì mục đích đầu tiên tuyên truyền vận động, về sau mình có những biện pháp xử lý các anh biết mà vẫn vi phạm thì mình đưa mạnh vào khung phạt, để các các anh điều chỉnh lại hành vi để xây dựng gia đình hạnh phúc hơn”.
Còn tại xã Hòa Bình Thạnh, để giảm thiểu bạo lực gia đình, thời gian qua, xã đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp, trong đó, tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền đạo đức, lối sống trong gia đình cho các tầng lớp nhân dân về quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình, tác hại của bạo lực gia đình, kiến thức về hôn nhân gia đình, kỹ năng ứng xử, xây dựng gia đình văn hóa và truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam.
Bên cạnh đó, xã tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và kịp thời xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình, đặc biệt là việc tăng cường củng cố, kiện toàn nâng cao trách nhiệm của các thành viên Ban chỉ đạo công tác gia đình, phát huy vai trò của đoàn thể, các câu lạc bộ, các tổ tư vấn pháp luật. Đồng thời, tiếp tục duy trì và nhân rộng các nhóm phòng, chống bạo lực gia đình và câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững trải đều trên địa bàn 6 ấp, với 120 thành viên. Nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình “Địa chỉ tin cậy”, “Nhà tạm lánh” tại cộng đồng, tăng cường các hoạt động chăm sóc, bảo vệ phụ nữ và trẻ em, thăm hỏi, tặng quà các em có hoàn cảnh khó khăn... Chính sự quan tâm, hỗ trợ nhiệt tình của các thành viên, nhiều chị em được bảo vệ trước nạn bạo hành gia đình, nhiều cặp vợ chồng đã được hàn gắn, hòa thuận, sống hạnh phúc, trong năm 2022, trên đại bàn xã Hòa Bình Thạnh không ghi nhận trường hợp bạo lực gia đình.
Với sự nỗ lực trong công tác tuyên truyền, vận động và nhân rộng các mô hình hiệu quả, đến nay, tình trạng bạo lực gia đình trên địa bàn huyện Châu Thành đã giảm thiểu rõ nét. Hiện huyện đang tập trung nâng cao chất lượng hoạt động của các mô hình, câu lạc bộ phát triển gia đình bền vững và phòng, chống bạo lực gia đình, với mục tiêu quyết tâm nói không với bạo lực gia đình, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em, thực hiện bình đẳng về giới, để mỗi gia đình là tế bào tích cực của xã hội. Chúng ta hãy hói không với bạo lực gia đình, mỗi gia đình hãy là một nhân tốt đẹp trong cộng đồng và xã hội, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp./.
Tại huyện Châu Thành, những năm qua, công tác gia đình luôn được các cấp, các ngành, đoàn thể trong huyện quán triệt sâu sắc, với quan điểm: Đầu tư cho gia đình là sự đầu tư cho sự phát triển bền vững, bảo đảm nguồn lực, đồng thời, huy động sự đóng góp của toàn xã hội, cho công tác gia đình. Đặc biệt là sau khi có Quyết định số 670 của Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang về phê duyệt chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Kế hoạch số 180 của Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành triển khai thực hiện “Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030” trên địa bàn huyện. Trong nhiều năm qua, các xã, thị trấn trong toàn huyện đã bám sát tiêu chuẩn gia đình văn hoá để tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện, cung cấp đến từng gia đình kiến thức, kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử của các thành viên trong gia đình với nhau và với cộng đồng. Phát huy tính tự giác, chủ động của các gia đình trong xây dựng nếp sống văn minh, xây dựng gia đình văn hoá, thực hiện nghiêm túc quy ước cộng đồng, quy chế dân chủ ở cơ sở. Giữ gìn và phát huy văn hoá gia đình, truyền thống tốt đẹp của dòng họ. Qua đó, đã tạo sự chuyển biến về nhận thức trong cấp ủy, chính quyền, các tầng lớp nhân dân về vai trò, vị trí của việc xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc.
Để giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình, huyện Châu Thành đã chỉ đạo các cấp, các ngành, Ban chỉ đạo công tác gia đình các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình cho cán bộ và các tầng lớp nhân dân về quy định phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình, tác hại của bạo lực gia đình, kiến thức về hôn nhân, gia đình, kỹ năng ứng xử, xây dựng gia đình văn hoá, và truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Bên cạnh đó, đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi, vi phạm pháp luật, về phòng, chống bạo lực gia đình, đặc biệt là cũng cố, kiện toàn, nâng cao trách nhiệm, của các thành viên Ban chỉ đạo công tác gia đình, các cấp, phát huy vai trò của đoàn thể các xã, thị trấn, các câu lạc bộ, các tổ hoà giải, các nhóm phòng, chống bạo lực gia đình.
Bên cạnh đó, công tác xây dựng và nhân rộng các mô hình phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn huyện cũng được phát triển theo từng năm. Nếu năm 2008, toàn huyện có 08 câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững, 08 nhóm phòng, chống bạo lực gia đình, 8 địa chỉ tin cậy. Đến nay, huyện Châu Thành đã xây dựng được 48 nhóm phòng, chống bạo lực gia đình và 48 câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững trải đều tại 13 xã, thị trấn; thành lập 22 địa chỉ tin cậy, Nhà tạm lánh tại cộng đồng và 27 đường dây nóng tại 13 xã, thị trấn để tiếp nhận thông tin và tạo chỗ dựa cho chị em phụ nữ khi có xảy ra bạo hành có thể đến đây để tìm sự hỗ trợ, giúp đỡ từ các nhóm, tổ trưởng, hay các hội, đoàn thể tại địa phương. Các mô hình này đã trở thành điểm tựa, niềm tin cho chị em phụ nữ không may gặp bạo hành, qua đó, góp phần phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng bạo lực gia đình trên địa bàn.
Tại xã Vĩnh Thành đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả góp phần làm thay đổi nhận thức, hành vi của người dân về thực hiện bình đẳng giới. Bên cạnh công tác tuyên truyền, xã tiếp tục duy trì và phát triển các mô hình, câu lạc bộ bảo vệ phụ nữ, trẻ em, trong đó phải kể đến hiệu quả của Câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững, và nhóm phòng, chống bạo lực gia đình ấp Đông Bình Trạch. Câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững của xã được thành lập từ năm 2014, với 35 thành viên, và nhóm phòng, chống bạo lực gia đình ấp Đông Bình Trạch, xã Vĩnh Thành đã trở thành địa điểm tin cậy, nơi gửi gấm niềm vui, nỗi buồn của nhiều chị em phụ nữ nơi đây. Hàng tháng Câu lạc bộ và Nhóm tổ chức sinh hoạt định kỳ để tạo điều kiện cho các gia đình được giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm cùng nhau. Bên cạnh đó, để hoạt động của Câu lạc bộ và Nhóm ngày càng thu hút người dân tham gia, Ban chủ nhiệm còn thay đổi hình thức tuyên truyền bằng việc tổ chức các trò chơi, giao lưu văn nghệ để tạo không khí vui vẻ, gắn kết, đồng thời, lòng ghép tuyên truyền, phát tờ rơi phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương, tuyên truyền một số quy định cụ thể của: Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Bình đẳng giới; Luật Hôn nhân và gia đình; Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em,... các kiến thức về phòng, chống tệ nạn xã hội, kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình, chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy con cái, xây dựng gia đình hạnh phúc…
Năm 2017, xã tiếp tục chọn nhà cô Huỳnh Thị Kính để thành lập địa chỉ tin cậy, làm nhà tạm lánh cho các đối tượng bị bạo lực, qua đó, hình thành đường giây nóng là số điện thoại của cơ quan công an xã, ngoài ra, khi phát hiện có trường hợp xảy ra bạo lực gia đình, người dân có thể gọi điện trực tiếp cho Trưởng nhóm hoặc các thành viên để được cư trú tạm thời… từ đó, mà tình trạng bạo lực gia đình đã không còn xảy ra.
Cô Huỳnh Thị Kính, Chủ nhiệm Câu lạc bộ phát triển gia đình bền vững cho biết “từ khi thành lập đến nay, sinh hoạt của Câu lạc bộ dần đi vào nề nếp, thi thoảng cũng có người nam đến tham gia, tại đây, câu lạc bộ tuyên truyền chủ trương, chính sách đến các thành viên được thông suốt và chấp hành tốt, riêng đối với mảng gia đình thì mục đích đầu tiên tuyên truyền vận động, về sau mình có những biện pháp xử lý các anh biết mà vẫn vi phạm thì mình đưa mạnh vào khung phạt, để các các anh điều chỉnh lại hành vi để xây dựng gia đình hạnh phúc hơn”.
Còn tại xã Hòa Bình Thạnh, để giảm thiểu bạo lực gia đình, thời gian qua, xã đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp, trong đó, tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền đạo đức, lối sống trong gia đình cho các tầng lớp nhân dân về quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình, tác hại của bạo lực gia đình, kiến thức về hôn nhân gia đình, kỹ năng ứng xử, xây dựng gia đình văn hóa và truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam.
Bên cạnh đó, xã tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và kịp thời xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình, đặc biệt là việc tăng cường củng cố, kiện toàn nâng cao trách nhiệm của các thành viên Ban chỉ đạo công tác gia đình, phát huy vai trò của đoàn thể, các câu lạc bộ, các tổ tư vấn pháp luật. Đồng thời, tiếp tục duy trì và nhân rộng các nhóm phòng, chống bạo lực gia đình và câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững trải đều trên địa bàn 6 ấp, với 120 thành viên. Nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình “Địa chỉ tin cậy”, “Nhà tạm lánh” tại cộng đồng, tăng cường các hoạt động chăm sóc, bảo vệ phụ nữ và trẻ em, thăm hỏi, tặng quà các em có hoàn cảnh khó khăn... Chính sự quan tâm, hỗ trợ nhiệt tình của các thành viên, nhiều chị em được bảo vệ trước nạn bạo hành gia đình, nhiều cặp vợ chồng đã được hàn gắn, hòa thuận, sống hạnh phúc, trong năm 2022, trên đại bàn xã Hòa Bình Thạnh không ghi nhận trường hợp bạo lực gia đình.
Với sự nỗ lực trong công tác tuyên truyền, vận động và nhân rộng các mô hình hiệu quả, đến nay, tình trạng bạo lực gia đình trên địa bàn huyện Châu Thành đã giảm thiểu rõ nét. Hiện huyện đang tập trung nâng cao chất lượng hoạt động của các mô hình, câu lạc bộ phát triển gia đình bền vững và phòng, chống bạo lực gia đình, với mục tiêu quyết tâm nói không với bạo lực gia đình, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em, thực hiện bình đẳng về giới, để mỗi gia đình là tế bào tích cực của xã hội. Chúng ta hãy hói không với bạo lực gia đình, mỗi gia đình hãy là một nhân tốt đẹp trong cộng đồng và xã hội, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp./.
Trần Ngân