Cuba trên con đường phát triển
- Được đăng: Thứ ba, 12 Tháng 6 2018 14:47
- Lượt xem: 2442
(TGAG)- Cuba đang bước sang một thời kỳ mới với sự kiện chuyển giao quyền lực sau 6 thập kỷ. Quốc hội - cơ quan lập pháp cao nhất của nhà nước Cuba - đã lựa chọn Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba Miguel Diaz-Canel (57 tuổi) làm Chủ tịch Hội đồng nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng, thay nhà lãnh đạo Raul Castro.
Trong hơn sáu thập niên kể từ ngày Cách mạng Cuba thành công (ngày 1/1/1959) đến nay, nhất là sau khi Chủ tịch Cuba Raul Castro triển khai tiến trình cải cách có tên “cập nhật hóa xã hội chủ nghĩa của Cuba” từ lúc lên nắm quyền vào năm 2008, Cuba đã đạt được nhiều thành tựu lớn lao trong nỗ lực cải thiện chất lượng sống của người dân.
Năm 2017, nền kinh tế Cuba đã tăng trưởng 1,6%, bất chấp nhiều thách thức và khó khăn. Trong đó du lịch, vận tải và viễn thông, nông nghiệp và xây dựng là những ngành đóng góp lớn vào sự gia tăng của Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Du lịch hiện là lĩnh vực mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn thứ hai cho Cuba, với doanh thu khoảng 2,5 tỷ USD mỗi năm. Dự kiến năm 2018, Cuba ước đón 5 triệu khách du lịch quốc tế.
Với mục tiêu cập nhật mô hình chủ nghĩa xã hội ở hòn đảo tự do, nhà lãnh đạo Raul Castro đã triển khai một loạt thay đổi mà người ta không bao giờ nghĩ tới trước đó: Mở cửa cho lĩnh vực tư nhân trong một nền kinh tế tập trung, thu hút đầu tư nước ngoài thay vì quốc hữu hóa các công ty hay giao đất hoang hóa cho nông dân khai thác.
Một mục tiêu nữa của việc mở cửa cho thành phần tư nhân là nhằm hỗ trợ chương trình cắt giảm biên chế tại các cơ quan và doanh nghiệp nhà nước. Không ít người từng làm trong biên chế nhà nước đã quyết định lập nghiệp bằng việc làm các nghề tự do, được cho là đem lại thu nhập tốt hơn so với mức lương trung bình khoảng 20 USD/tháng mà họ nhận được tại cơ quan nhà nước.
Việc xuất hiện một thành phần trung lưu mới từ lĩnh vực tư nhân, vào khoảng hơn nửa triệu người, cũng giúp nền kinh tế Cuba trở nên năng động hơn sau nhiều thập kỷ thực thi mô hình kinh tế tập trung.
Bên cạnh đó, một thay đổi đáng chú ý khác trong mô hình cải cách theo chủ trương của ông Raul Castro là việc mở cửa nền kinh tế cho nguồn vốn đầu tư nước ngoài, với việc chính phủ thông qua Luật đầu tư nước ngoài năm 2014 hay dự án thành lập Đặc khu phát triển Mariel. Theo số liệu mới nhất, Cuba đã giới thiệu khoảng 456 dự án có trị giá vượt 10,7 tỷ USD. Tuy vậy từ đó đến nay, Chính phủ Cuba mới chỉ cấp phép cho khoảng 100 dự án với trị giá đầu tư khoảng 2 tỷ USD.
Với những thành tựu đạt được, cuộc bầu cử Quốc hội khóa VIII của Cuba năm nay được coi là một dấu mốc quan trọng, thu hút sự quan tâm của dư luận trong nước và quốc tế. Sự kiện chính trị này thể hiện sự nối tiếp, tinh thần đoàn kết và sự quyết tâm bảo vệ Cách mạng Cuba trong bối cảnh đất nước đang thúc đẩy cập nhật mô hình kinh tế và quan hệ ngoại giao với Mỹ kém thuận lợi.
Tân Chủ tịch Hội đồng nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Cuba Miguel Díaz-Canel Bermudez ngày 19/4 đã có bài phát biểu đầu tiên trước Quốc hội Cuba khóa IX với lời khẳng định sẽ làm tròn trọng trách mà nhân dân Cuba tin tưởng giao phó, tiếp tục cùng người người dân đảo quốc này trung thành với di sản của cố Tổng Tư lệnh Fidel Castro và nối tiếp tấm gương của lãnh đạo hiện nay của Cách mạng Cuba, Đại tướng Raul Castro. Chủ tịch Diaz-Canel khẳng định tình đoàn kết của người dân Cuba là sức mạnh quý giá nhất của Cách mạng Cuba.
Hiện tại, nền kinh tế Cuba đang chịu rất nhiều áp lực từ bên ngoài, ví dụ như sự thiếu nhất quán trong chính sách ngoại giao của các đời Tổng thống Mỹ, mà điển hình là việc Chính phủ Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump có những quyết định đảo ngược chính sách cải thiện quan hệ với Cuba của Tổng thống Barack Obama, trong khi chính trường tại các nước Mỹ Latinh cũng có những diễn biến phức tạp, như khủng hoảng ở Venezuela...
Đây là những yếu tố gây ảnh hưởng tới môi trường chính trị nói chung của khu vực và ít nhiều tác động tới tình hình Cuba, đòi hỏi Quốc hội cùng ban lãnh đạo mới của Cuba cần có các đường hướng chính sách phù hợp với tình hình nhiều biến động trên thế giới hiện nay.
Ngoài ra, trong số nhiều thách thức mà người kế vị Chủ tịch Raul Castro phải đối phó, vấn đề nội tại phức tạp và cấp bách nhất mà như lời nhận định của chính nhà lãnh đạo Castro rằng “không thể kéo dài thêm được nữa” - là hệ thống hai đồng tiền đa tỷ giá vẫn đang bóp méo nền kinh tế và mọi số liệu thống kê của Cuba. Việc tìm kiếm giải pháp cho vấn đề này, tuy vậy đã bị trì hoãn nhiều lần từ vài năm qua do lo ngại có thể gây ra những tác động lớn đối với xã hội và nền kinh tế.
Một thách thức lớn khác là tăng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và thúc đẩy tiến trình cải cách nói chung. Các quan chức chính phủ đã nhiều lần nhấn mạnh rằng đảo quốc Caribe này cần luồng vốn đầu tư mỗi năm ở mức 2,5 tỷ USD để đảm bảo tốc độ và chất lượng phát triển, nhưng những rào cản từ bộ máy quan liêu nội tại, đi cùng với cuộc bao vây cấm vận của Mỹ, đã khiến con số đạt được chỉ xấp xỉ 1/3 mục tiêu đề ra.
Các nhà phân tích nhận định trọng trách của Quốc hội khóa mới và của ban lãnh đạo Cuba sẽ rất lớn. Trước mắt là các nhiệm vụ, mục tiêu cần hoàn thành trong năm 2018, như tích cực thúc đẩy hồi phục sau thiên tai, đẩy mạnh đầu tư cho cơ sở hạ tầng và đạt chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 2%.
Ngoài ra, việc tăng cường đầu tư cho một số mũi nhọn kinh tế như du lịch, vận tải, Đặc khu phát triển cảng biển Mariel (ở phía Tây La Habana), đi đôi với các lĩnh vực cơ bản như phát triển y tế, giáo dục, thúc đẩy sản xuất lương thực..., cũng là những nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Cuba thời gian tới./.
___________
(Nguồn: Tạp chí Thông tin đối ngoại Ban Tuyên giáo Trung ương)
Trong hơn sáu thập niên kể từ ngày Cách mạng Cuba thành công (ngày 1/1/1959) đến nay, nhất là sau khi Chủ tịch Cuba Raul Castro triển khai tiến trình cải cách có tên “cập nhật hóa xã hội chủ nghĩa của Cuba” từ lúc lên nắm quyền vào năm 2008, Cuba đã đạt được nhiều thành tựu lớn lao trong nỗ lực cải thiện chất lượng sống của người dân.
Năm 2017, nền kinh tế Cuba đã tăng trưởng 1,6%, bất chấp nhiều thách thức và khó khăn. Trong đó du lịch, vận tải và viễn thông, nông nghiệp và xây dựng là những ngành đóng góp lớn vào sự gia tăng của Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Du lịch hiện là lĩnh vực mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn thứ hai cho Cuba, với doanh thu khoảng 2,5 tỷ USD mỗi năm. Dự kiến năm 2018, Cuba ước đón 5 triệu khách du lịch quốc tế.
Với mục tiêu cập nhật mô hình chủ nghĩa xã hội ở hòn đảo tự do, nhà lãnh đạo Raul Castro đã triển khai một loạt thay đổi mà người ta không bao giờ nghĩ tới trước đó: Mở cửa cho lĩnh vực tư nhân trong một nền kinh tế tập trung, thu hút đầu tư nước ngoài thay vì quốc hữu hóa các công ty hay giao đất hoang hóa cho nông dân khai thác.
Một mục tiêu nữa của việc mở cửa cho thành phần tư nhân là nhằm hỗ trợ chương trình cắt giảm biên chế tại các cơ quan và doanh nghiệp nhà nước. Không ít người từng làm trong biên chế nhà nước đã quyết định lập nghiệp bằng việc làm các nghề tự do, được cho là đem lại thu nhập tốt hơn so với mức lương trung bình khoảng 20 USD/tháng mà họ nhận được tại cơ quan nhà nước.
Việc xuất hiện một thành phần trung lưu mới từ lĩnh vực tư nhân, vào khoảng hơn nửa triệu người, cũng giúp nền kinh tế Cuba trở nên năng động hơn sau nhiều thập kỷ thực thi mô hình kinh tế tập trung.
Bên cạnh đó, một thay đổi đáng chú ý khác trong mô hình cải cách theo chủ trương của ông Raul Castro là việc mở cửa nền kinh tế cho nguồn vốn đầu tư nước ngoài, với việc chính phủ thông qua Luật đầu tư nước ngoài năm 2014 hay dự án thành lập Đặc khu phát triển Mariel. Theo số liệu mới nhất, Cuba đã giới thiệu khoảng 456 dự án có trị giá vượt 10,7 tỷ USD. Tuy vậy từ đó đến nay, Chính phủ Cuba mới chỉ cấp phép cho khoảng 100 dự án với trị giá đầu tư khoảng 2 tỷ USD.
Với những thành tựu đạt được, cuộc bầu cử Quốc hội khóa VIII của Cuba năm nay được coi là một dấu mốc quan trọng, thu hút sự quan tâm của dư luận trong nước và quốc tế. Sự kiện chính trị này thể hiện sự nối tiếp, tinh thần đoàn kết và sự quyết tâm bảo vệ Cách mạng Cuba trong bối cảnh đất nước đang thúc đẩy cập nhật mô hình kinh tế và quan hệ ngoại giao với Mỹ kém thuận lợi.
Tân Chủ tịch Hội đồng nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Cuba Miguel Díaz-Canel Bermudez ngày 19/4 đã có bài phát biểu đầu tiên trước Quốc hội Cuba khóa IX với lời khẳng định sẽ làm tròn trọng trách mà nhân dân Cuba tin tưởng giao phó, tiếp tục cùng người người dân đảo quốc này trung thành với di sản của cố Tổng Tư lệnh Fidel Castro và nối tiếp tấm gương của lãnh đạo hiện nay của Cách mạng Cuba, Đại tướng Raul Castro. Chủ tịch Diaz-Canel khẳng định tình đoàn kết của người dân Cuba là sức mạnh quý giá nhất của Cách mạng Cuba.
Hiện tại, nền kinh tế Cuba đang chịu rất nhiều áp lực từ bên ngoài, ví dụ như sự thiếu nhất quán trong chính sách ngoại giao của các đời Tổng thống Mỹ, mà điển hình là việc Chính phủ Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump có những quyết định đảo ngược chính sách cải thiện quan hệ với Cuba của Tổng thống Barack Obama, trong khi chính trường tại các nước Mỹ Latinh cũng có những diễn biến phức tạp, như khủng hoảng ở Venezuela...
Đây là những yếu tố gây ảnh hưởng tới môi trường chính trị nói chung của khu vực và ít nhiều tác động tới tình hình Cuba, đòi hỏi Quốc hội cùng ban lãnh đạo mới của Cuba cần có các đường hướng chính sách phù hợp với tình hình nhiều biến động trên thế giới hiện nay.
Ngoài ra, trong số nhiều thách thức mà người kế vị Chủ tịch Raul Castro phải đối phó, vấn đề nội tại phức tạp và cấp bách nhất mà như lời nhận định của chính nhà lãnh đạo Castro rằng “không thể kéo dài thêm được nữa” - là hệ thống hai đồng tiền đa tỷ giá vẫn đang bóp méo nền kinh tế và mọi số liệu thống kê của Cuba. Việc tìm kiếm giải pháp cho vấn đề này, tuy vậy đã bị trì hoãn nhiều lần từ vài năm qua do lo ngại có thể gây ra những tác động lớn đối với xã hội và nền kinh tế.
Một thách thức lớn khác là tăng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và thúc đẩy tiến trình cải cách nói chung. Các quan chức chính phủ đã nhiều lần nhấn mạnh rằng đảo quốc Caribe này cần luồng vốn đầu tư mỗi năm ở mức 2,5 tỷ USD để đảm bảo tốc độ và chất lượng phát triển, nhưng những rào cản từ bộ máy quan liêu nội tại, đi cùng với cuộc bao vây cấm vận của Mỹ, đã khiến con số đạt được chỉ xấp xỉ 1/3 mục tiêu đề ra.
Các nhà phân tích nhận định trọng trách của Quốc hội khóa mới và của ban lãnh đạo Cuba sẽ rất lớn. Trước mắt là các nhiệm vụ, mục tiêu cần hoàn thành trong năm 2018, như tích cực thúc đẩy hồi phục sau thiên tai, đẩy mạnh đầu tư cho cơ sở hạ tầng và đạt chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 2%.
Ngoài ra, việc tăng cường đầu tư cho một số mũi nhọn kinh tế như du lịch, vận tải, Đặc khu phát triển cảng biển Mariel (ở phía Tây La Habana), đi đôi với các lĩnh vực cơ bản như phát triển y tế, giáo dục, thúc đẩy sản xuất lương thực..., cũng là những nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Cuba thời gian tới./.
___________
(Nguồn: Tạp chí Thông tin đối ngoại Ban Tuyên giáo Trung ương)