Công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta năm 2022
- Được đăng: Thứ hai, 16 Tháng 1 2023 12:53
- Lượt xem: 820
(TUAG)- Năm 2022, trước những biến động khó lường của tình hình thế giới, bằng việc kiên định với đường lối đối ngoại theo văn kiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng, công tác đối ngoại của Việt Nam đã xử lý thoả đáng các thách thức mới nảy sinh; đạt được nhiều kết quả tích cực.
Đồng chí Lê Hoài Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương.
Thế giới chuyển sang trạng thái thích ứng sau đại dịch Covid-19, mở cửa và nối lại các hoạt động giao lưu, trao đổi, hợp tác, là tiền đề quan trọng cho các hoạt động đối ngoại cấp cao diễn ra sôi động, sâu sắc và toàn diện trong cả năm. Chỉ tính riêng trong năm 2022, Việt Nam đã triển khai hơn 15/30 đối tác chiến lược và đối tác toàn diện; gần 70 hoạt động đối ngoại của lãnh đạo chủ chốt cả trực tiếp và trực tuyến; trong đó có 14 đoàn ra và 19 đoàn vào; nhiều văn kiện, thỏa thuận hợp tác cụ thể, thực chất được ký kết nhân các dịp này.
Bên cạnh đối ngoại song phương, đối ngoại đa phương tiếp tục đóng góp quan trọng vào việc nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam tại các diễn đàn khu vực và quốc tế; góp phần bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc Việt Nam. Trước những diễn biến phức tạp của quan hệ quốc tế, nhất là xung quanh tình hình xung đột Nga - Ukraine, Việt Nam đã xử lý thỏa đáng, đúng mực, có trách nhiệm, thể hiện được quan điểm, lập trường trong giải quyết những vấn đề quốc tế quan trọng. Những đề xuất, kiến nghị của Việt Nam tại các diễn đàn hợp tác đa phương được bạn bè quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Năm 2022, Việt Nam được quốc tế tín nhiệm bầu vào nhiều tổ chức quốc tế quan trọng như Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 77, thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023 -2025, Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO nhiệm kỳ 2022 - 2026…
Công tác đối ngoại được triển khai đồng bộ trên tất cả các kênh từ đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, ngoại giao Nghị viện, đối ngoại Nhân dân; toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Điển hình như Chỉ thị số 15-CT/TW về công tác ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế được Ban Bí thư ban hành ngày 10/8/2022 là cơ sở để chủ động, kịp thời chuyển trọng tâm sang hỗ trợ thích ứng an toàn, phục hồi - tăng trưởng.
Trên lĩnh vực đối ngoại quốc phòng, bám sát tình hình, kiên quyết, kiên trì, vừa hợp tác, vừa đấu tranh, linh hoạt xử lý các diễn biến phức tạp, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, nhất là an ninh chủ quyền biển đảo, công tác đối ngoại đã thúc đẩy tiến trình đàm phán Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) giữa Trung Quốc và ASEAN; bảo vệ các hoạt động kinh tế biển; hoàn tất việc đàm phán phân định Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) sau 12 năm với Indonesia. Tại Liên hợp quốc, Việt Nam đã phát biểu đại diện cho 12 nước thành viên sáng lập Nhóm bạn bè của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, cam kết thúc đẩy việc thực hiện và tuân thủ công ước. Ngoại giao văn hóa có nhiều kết quả nổi bật. Nhiều di sản Việt Nam tiếp tục được thế giới công nhận. Các chương trình Ngày Việt Nam tại các nước, SEA Games 31 đã gây ấn tượng mạnh với bạn bè quốc tế.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chụp ảnh chung trong chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam, từ ngày 30/10 đến 1/11/2022.
Công tác bảo hộ công dân Việt Nam được triển khai nhanh chóng hiệu quả, điển hình là việc sơ tán an toàn hơn 6.000 công dân, kiều bào ta tại Ukraine, đưa về nước khoảng 1.200 công dân bị cưỡng bức lao động tại Campuchia, bảo hộ hàng trăm ngư dân, tàu cá, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân ta ở nước ngoài. Từ đó, tích cực chăm lo cho kiều bào ta ổn định và phát triển, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Trong năm 2022, phát huy thế và lực mới của đất nước, bám sát đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, đúng đắn của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, công tác đối ngoại của Việt Nam đã đạt nhiều kết quả toàn diện và quan trọng, củng cố vững chắc cục diện đối ngoại thuận lợi cho việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao hơn nữa vị thế, uy tín quốc tế của đất nước.
P.TT
Đồng chí Lê Hoài Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương.
Bên cạnh đối ngoại song phương, đối ngoại đa phương tiếp tục đóng góp quan trọng vào việc nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam tại các diễn đàn khu vực và quốc tế; góp phần bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc Việt Nam. Trước những diễn biến phức tạp của quan hệ quốc tế, nhất là xung quanh tình hình xung đột Nga - Ukraine, Việt Nam đã xử lý thỏa đáng, đúng mực, có trách nhiệm, thể hiện được quan điểm, lập trường trong giải quyết những vấn đề quốc tế quan trọng. Những đề xuất, kiến nghị của Việt Nam tại các diễn đàn hợp tác đa phương được bạn bè quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Năm 2022, Việt Nam được quốc tế tín nhiệm bầu vào nhiều tổ chức quốc tế quan trọng như Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 77, thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023 -2025, Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO nhiệm kỳ 2022 - 2026…
Công tác đối ngoại được triển khai đồng bộ trên tất cả các kênh từ đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, ngoại giao Nghị viện, đối ngoại Nhân dân; toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Điển hình như Chỉ thị số 15-CT/TW về công tác ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế được Ban Bí thư ban hành ngày 10/8/2022 là cơ sở để chủ động, kịp thời chuyển trọng tâm sang hỗ trợ thích ứng an toàn, phục hồi - tăng trưởng.
Trên lĩnh vực đối ngoại quốc phòng, bám sát tình hình, kiên quyết, kiên trì, vừa hợp tác, vừa đấu tranh, linh hoạt xử lý các diễn biến phức tạp, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, nhất là an ninh chủ quyền biển đảo, công tác đối ngoại đã thúc đẩy tiến trình đàm phán Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) giữa Trung Quốc và ASEAN; bảo vệ các hoạt động kinh tế biển; hoàn tất việc đàm phán phân định Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) sau 12 năm với Indonesia. Tại Liên hợp quốc, Việt Nam đã phát biểu đại diện cho 12 nước thành viên sáng lập Nhóm bạn bè của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, cam kết thúc đẩy việc thực hiện và tuân thủ công ước. Ngoại giao văn hóa có nhiều kết quả nổi bật. Nhiều di sản Việt Nam tiếp tục được thế giới công nhận. Các chương trình Ngày Việt Nam tại các nước, SEA Games 31 đã gây ấn tượng mạnh với bạn bè quốc tế.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chụp ảnh chung trong chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam, từ ngày 30/10 đến 1/11/2022.
Công tác bảo hộ công dân Việt Nam được triển khai nhanh chóng hiệu quả, điển hình là việc sơ tán an toàn hơn 6.000 công dân, kiều bào ta tại Ukraine, đưa về nước khoảng 1.200 công dân bị cưỡng bức lao động tại Campuchia, bảo hộ hàng trăm ngư dân, tàu cá, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân ta ở nước ngoài. Từ đó, tích cực chăm lo cho kiều bào ta ổn định và phát triển, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Trong năm 2022, phát huy thế và lực mới của đất nước, bám sát đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, đúng đắn của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, công tác đối ngoại của Việt Nam đã đạt nhiều kết quả toàn diện và quan trọng, củng cố vững chắc cục diện đối ngoại thuận lợi cho việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao hơn nữa vị thế, uy tín quốc tế của đất nước.
P.TT