Một số diễn biến mới của cuộc xung đột quân sự Nga - Ukraine
- Được đăng: Thứ sáu, 07 Tháng 10 2022 09:19
- Lượt xem: 1262
(TUAG)- Cuộc xung đột quân sự Nga - Ukraine đã diễn ra sang tháng thứ 9 nhưng chưa có dấu hiệu kết thúc. Diễn biến của cuộc xung đột được cập nhật liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thực tế cho thấy, từ tháng 9/2022, cuộc xung đột đã có sự thay đổi, bước sang một giai đoạn mới, biến đổi về tính chất, phương thức tổ chức và mục tiêu so với khi mới bắt đầu của “Chiến dịch quân sự đặc biệt” (02/2022). Chuyên đề cung cấp thông tin cập nhật và những phân tích cụ thể về những diễn biến mới trong cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Khái quát tình hình trước tháng 9/2022
Giai đoạn đầu(tháng 2 đến tháng 6/2022): Ngày 24/02/2022, Nga mở màn “Chiến dịch quân sự đặc biệt” nhằm “phi quân sự hóa” và “phi phát xít hóa” Ukraine. Nga huy động lực lượng tiến công quân sự Ukraine từ lãnh thổ Belarut; lãnh thổ Nga giáp Tây Bắc Ukraine; các nước cộng hòa tự trị Lugansk và Donetsk (thuộc Ukraine) và Bán đảo Crưm. Đòn tấn công của Nga tập trung vào các thành phố lớn nhằm vây hãm, chiếm giữ và truy quét lực lượng quân sự Ukraine trong khu vực lân cận. Đến đầu tháng 6/2022, lực lượng quân sự Nga đã kiểm soát khoảng 20% diện tích lãnh thổ Ukraine dọc biên giới phía Đông Bắc, Đông và Đông Nam.
Giai đoạn 2 (tháng 6 đến tháng 9/2022): Sau những thất bại nhanh chóng trong giai đoạn đầu, lực lượng quân sự của Ukraine đã được tổ chức lại, với sự viện trợ quân sự của Mỹ và châu Âu, họ đã phản công lực lượng quân sự Nga. Đà phản công kéo dài suốt tháng 8/2022 và lên đỉnh vào ngày 07/9/2022 Ukraine mở chiến dịch phản công quy mô lớn tại Kharkov và tuyên bố đã kiểm soát được khoảng 6.000 km2.
Trong giai đoạn này, diễn biến xung đột Nga - Ucraina nhìn chung vẫn ở thế giằng co. Nga tập trung lực lượng củng cố địa bàn đã chiếm giữ tại 4 tỉnh Lugansk, Donetsk, Zaporozhye và Kherson. Nga vẫn duy trì việc tấn công bằng tên lửa, không quân vào các mục tiêu và hạ tầng quân sự trên khắp lãnh thổ Ukraine. Ngược lại, phía Ukraine, với sự hỗ trợ của vũ khí của Mỹ và phương Tây, đặc biệt là các dàn phóng tên lửa tầm xa HIMARS, đã tấn công khu vực miền Đông giành lại được một phần địa bàn, chủ yếu là nông thôn nhưng không có nhiều tiến triển rõ rệt. Mặt khác, họ tăng cường tập kích vào cơ sở hạ tầng quân sự, một số kho đạn, căn cứ hậu cần và tuyến tiếp tế của Nga nhằm cắt nguồn cung cấp bảo đảm cho quân Nga trên chiến trường.
Một số diễn biến chủ yếu của cuộc xung đột từ tháng 9 đến nay
Trước sự tấn công mạnh mẽ của Ukraine ở vùng Đông - Bắc, Nga rút quân từ Kharkov về bờ Đông sông Oskil và tập hợp tại Donetsk. Đầu tháng 9, tại hướng Nam, Ukraine cũng mở chiến dịch phản công nhằm vào Kherson (là khu vực do Nga kiểm soát cơ bản từ tháng 3/2022 và thuộc hành lang phía Đông Ukraine nối từ vùng Donbass xuống phía Nam); chiến dịch này không đạt kết quả theo ý đồ của Ukraine, thậm chí còn chịu nhiều thiệt hại do Nga bố trí lực lượng phòng thủ mạnh cùng với sự hỗ trợ của hỏa lực pháo binh, tên lửa, không quân và UAV cảm tử. Dưới sức ép quân sự từ phía Ukraine và khả năng bảo đảm khó khăn, đầu tháng này, Nga đã vận động sơ tán người dân và sau đó chủ động rút lực lượng quân sự khỏi thành phố Kherson về lập phòng tuyến ở bờ đông sông Dnieper theo lệnh của Tổng chỉ huy “Chiến dịch quân sự đặc biệt”.
Ngày 21/9/2022, Tổng thống Nga ký sắc lệnh "Tổng động viên một phần”, Hạ viện Nga thông qua dự luật trừng phạt nghiêm khắc binh sỹ đào ngũ hoặc bất tuân mệnh lệnh. Việc thực hiện sắc lệnh này sẽ giúp Nga có thêm khoảng 300.000 binh sĩ để sẵn sàng bổ sung cho “Chiến dịch quân sự đặc biệt”. Đến nay, Nga thông báo đã tuyển được hơn 300.000 binh sĩ. Ngày 04/10/2012, Nga thay thế Tư lệnh lực lượng liên hợp tham gia “Chiến dịch quân sự đặc biệt".
Từ ngày 23 - 27/9/2022, chính quyền tại Lugansk, Donetsk, Zaporizhia và Kherson tổ chức trưng cầu dân ý; kết quả bỏ phiếu được phía Nga công bố có từ 87 đến 99% số người đi bỏ phiếu ủng hộ các khu vực này “sáp nhập” vào Nga. Ngay sau đó, Nga rất nhanh chóng thực hiện các thủ tục pháp lý nội bộ để hoàn tất việc “sáp nhập” này và tuyên bố sẵn sàng sử dụng mọi vũ khí (bao gồm cả vũ khí hạt nhân) để bảo vệ lãnh thổ Nga (gồm cả 4 tỉnh mới “sáp nhập”) trước các cuộc tiến công.
Ngày 26/9/2022, hai đường ống khí đốt từ Nga sang châu Âu là Nord Stream 1 và Nord Stream 2 được phát hiện bị rò rỉ; cả phia Nga, Mỹ và phương Tây đều cho rằng sự cố trên là do sự phá hoại có chủ đích nhưng không nhận trách nhiệm và ám chỉ, đổ lỗi cho nhau. Ngày 08/10/2022, xảy ra vụ nổ lớn trên cầu Kerch nối từ đất liền Nga sang bán đảo Crưm làm 02 nhịp cầu trên phần đường ô tô bị sập, phía Nga cho đây là “hành động khủng bố” từ Ukraine. Sau đó, ngày 10/10/2022, Nga đã có hành động đáp trả bằng việc sử dụng vũ khí tầm xa có độ chính xác cao và UAV cảm tử tập kích các cơ sở quân sự, thông tin liên lạc, năng lượng tại nhiều tỉnh, thành phố của Ukraine, trong đó có Thủ đô Kiev và khu vực phía Tây. Những ngày gần đây, Ukraine lên án Nga tiếp tục sử dụng UAV cảm tử tiến công vào các cơ sở hạ tầng của Thủ đô Kiev.
Về phía Ukraine, ngày 04/10/2022, Tổng thống Zelensky ký sắc lệnh loại trừ mọi khả năng đàm phán với Tổng thống Putin; tiếp tục nộp đơn và đề nghị quy chế đặc biệt rút ngắn thời gian gia nhập NATO; đồng thời, kêu gọi Mỹ và phương Tây tăng cường hỗ trợ về vũ khí và tài chính; sau đó, đệ đơn lên Tòa án công lý quốc tế kiện Nga về việc “sáp nhập” bất hợp pháp 04 vùng lãnh thổ của Ukrraine; tuyên bố mở rộng lệnh trừng phạt đối với cá nhân và thực thể Nga có liên quan đến trưng cầu dân ý và “sáp nhập” lãnh thổ vào Nga.
Liên quan các hoạt động gia tăng sức ép đối với Nga về viện trợ cho Ukraine: Mỹ và phương Tây cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine về vũ khí và tài chính, trong đó có các hệ thống phòng không. Ngày 06/10/2022, Liên minh Châu Âu thông qua gói trừng phạt thứ 8 đối với Nga và 04 vùng lãnh thổ mới được “sáp nhập” và có thể tăng cường bằng gói trừng phạt thứ 9.
Trên lĩnh vực ngoại giao, các nỗ lực quốc tế chỉ dừng lại ở vấn đề nhân đạo. Sau khi Nga “sáp nhập” 4 tỉnh của Ukraine, ngày 12/10/2022, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết phản đối hành động này của Nga. Trước đó, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã không thông qua được nghị quyết tương tự do Nga phủ quyết và Trung Quốc bỏ phiếu trắng. Một số diễn biến trong những ngày qua để ngỏ khả năng phía Nga và phía Mỹ có thể gặp nhau.
H.T (tổng hợp)
Khái quát tình hình trước tháng 9/2022
Giai đoạn đầu(tháng 2 đến tháng 6/2022): Ngày 24/02/2022, Nga mở màn “Chiến dịch quân sự đặc biệt” nhằm “phi quân sự hóa” và “phi phát xít hóa” Ukraine. Nga huy động lực lượng tiến công quân sự Ukraine từ lãnh thổ Belarut; lãnh thổ Nga giáp Tây Bắc Ukraine; các nước cộng hòa tự trị Lugansk và Donetsk (thuộc Ukraine) và Bán đảo Crưm. Đòn tấn công của Nga tập trung vào các thành phố lớn nhằm vây hãm, chiếm giữ và truy quét lực lượng quân sự Ukraine trong khu vực lân cận. Đến đầu tháng 6/2022, lực lượng quân sự Nga đã kiểm soát khoảng 20% diện tích lãnh thổ Ukraine dọc biên giới phía Đông Bắc, Đông và Đông Nam.
Giai đoạn 2 (tháng 6 đến tháng 9/2022): Sau những thất bại nhanh chóng trong giai đoạn đầu, lực lượng quân sự của Ukraine đã được tổ chức lại, với sự viện trợ quân sự của Mỹ và châu Âu, họ đã phản công lực lượng quân sự Nga. Đà phản công kéo dài suốt tháng 8/2022 và lên đỉnh vào ngày 07/9/2022 Ukraine mở chiến dịch phản công quy mô lớn tại Kharkov và tuyên bố đã kiểm soát được khoảng 6.000 km2.
Trong giai đoạn này, diễn biến xung đột Nga - Ucraina nhìn chung vẫn ở thế giằng co. Nga tập trung lực lượng củng cố địa bàn đã chiếm giữ tại 4 tỉnh Lugansk, Donetsk, Zaporozhye và Kherson. Nga vẫn duy trì việc tấn công bằng tên lửa, không quân vào các mục tiêu và hạ tầng quân sự trên khắp lãnh thổ Ukraine. Ngược lại, phía Ukraine, với sự hỗ trợ của vũ khí của Mỹ và phương Tây, đặc biệt là các dàn phóng tên lửa tầm xa HIMARS, đã tấn công khu vực miền Đông giành lại được một phần địa bàn, chủ yếu là nông thôn nhưng không có nhiều tiến triển rõ rệt. Mặt khác, họ tăng cường tập kích vào cơ sở hạ tầng quân sự, một số kho đạn, căn cứ hậu cần và tuyến tiếp tế của Nga nhằm cắt nguồn cung cấp bảo đảm cho quân Nga trên chiến trường.
Một số diễn biến chủ yếu của cuộc xung đột từ tháng 9 đến nay
Trước sự tấn công mạnh mẽ của Ukraine ở vùng Đông - Bắc, Nga rút quân từ Kharkov về bờ Đông sông Oskil và tập hợp tại Donetsk. Đầu tháng 9, tại hướng Nam, Ukraine cũng mở chiến dịch phản công nhằm vào Kherson (là khu vực do Nga kiểm soát cơ bản từ tháng 3/2022 và thuộc hành lang phía Đông Ukraine nối từ vùng Donbass xuống phía Nam); chiến dịch này không đạt kết quả theo ý đồ của Ukraine, thậm chí còn chịu nhiều thiệt hại do Nga bố trí lực lượng phòng thủ mạnh cùng với sự hỗ trợ của hỏa lực pháo binh, tên lửa, không quân và UAV cảm tử. Dưới sức ép quân sự từ phía Ukraine và khả năng bảo đảm khó khăn, đầu tháng này, Nga đã vận động sơ tán người dân và sau đó chủ động rút lực lượng quân sự khỏi thành phố Kherson về lập phòng tuyến ở bờ đông sông Dnieper theo lệnh của Tổng chỉ huy “Chiến dịch quân sự đặc biệt”.
Ngày 21/9/2022, Tổng thống Nga ký sắc lệnh "Tổng động viên một phần”, Hạ viện Nga thông qua dự luật trừng phạt nghiêm khắc binh sỹ đào ngũ hoặc bất tuân mệnh lệnh. Việc thực hiện sắc lệnh này sẽ giúp Nga có thêm khoảng 300.000 binh sĩ để sẵn sàng bổ sung cho “Chiến dịch quân sự đặc biệt”. Đến nay, Nga thông báo đã tuyển được hơn 300.000 binh sĩ. Ngày 04/10/2012, Nga thay thế Tư lệnh lực lượng liên hợp tham gia “Chiến dịch quân sự đặc biệt".
Từ ngày 23 - 27/9/2022, chính quyền tại Lugansk, Donetsk, Zaporizhia và Kherson tổ chức trưng cầu dân ý; kết quả bỏ phiếu được phía Nga công bố có từ 87 đến 99% số người đi bỏ phiếu ủng hộ các khu vực này “sáp nhập” vào Nga. Ngay sau đó, Nga rất nhanh chóng thực hiện các thủ tục pháp lý nội bộ để hoàn tất việc “sáp nhập” này và tuyên bố sẵn sàng sử dụng mọi vũ khí (bao gồm cả vũ khí hạt nhân) để bảo vệ lãnh thổ Nga (gồm cả 4 tỉnh mới “sáp nhập”) trước các cuộc tiến công.
Ngày 26/9/2022, hai đường ống khí đốt từ Nga sang châu Âu là Nord Stream 1 và Nord Stream 2 được phát hiện bị rò rỉ; cả phia Nga, Mỹ và phương Tây đều cho rằng sự cố trên là do sự phá hoại có chủ đích nhưng không nhận trách nhiệm và ám chỉ, đổ lỗi cho nhau. Ngày 08/10/2022, xảy ra vụ nổ lớn trên cầu Kerch nối từ đất liền Nga sang bán đảo Crưm làm 02 nhịp cầu trên phần đường ô tô bị sập, phía Nga cho đây là “hành động khủng bố” từ Ukraine. Sau đó, ngày 10/10/2022, Nga đã có hành động đáp trả bằng việc sử dụng vũ khí tầm xa có độ chính xác cao và UAV cảm tử tập kích các cơ sở quân sự, thông tin liên lạc, năng lượng tại nhiều tỉnh, thành phố của Ukraine, trong đó có Thủ đô Kiev và khu vực phía Tây. Những ngày gần đây, Ukraine lên án Nga tiếp tục sử dụng UAV cảm tử tiến công vào các cơ sở hạ tầng của Thủ đô Kiev.
Về phía Ukraine, ngày 04/10/2022, Tổng thống Zelensky ký sắc lệnh loại trừ mọi khả năng đàm phán với Tổng thống Putin; tiếp tục nộp đơn và đề nghị quy chế đặc biệt rút ngắn thời gian gia nhập NATO; đồng thời, kêu gọi Mỹ và phương Tây tăng cường hỗ trợ về vũ khí và tài chính; sau đó, đệ đơn lên Tòa án công lý quốc tế kiện Nga về việc “sáp nhập” bất hợp pháp 04 vùng lãnh thổ của Ukrraine; tuyên bố mở rộng lệnh trừng phạt đối với cá nhân và thực thể Nga có liên quan đến trưng cầu dân ý và “sáp nhập” lãnh thổ vào Nga.
Liên quan các hoạt động gia tăng sức ép đối với Nga về viện trợ cho Ukraine: Mỹ và phương Tây cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine về vũ khí và tài chính, trong đó có các hệ thống phòng không. Ngày 06/10/2022, Liên minh Châu Âu thông qua gói trừng phạt thứ 8 đối với Nga và 04 vùng lãnh thổ mới được “sáp nhập” và có thể tăng cường bằng gói trừng phạt thứ 9.
Trên lĩnh vực ngoại giao, các nỗ lực quốc tế chỉ dừng lại ở vấn đề nhân đạo. Sau khi Nga “sáp nhập” 4 tỉnh của Ukraine, ngày 12/10/2022, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết phản đối hành động này của Nga. Trước đó, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã không thông qua được nghị quyết tương tự do Nga phủ quyết và Trung Quốc bỏ phiếu trắng. Một số diễn biến trong những ngày qua để ngỏ khả năng phía Nga và phía Mỹ có thể gặp nhau.
H.T (tổng hợp)