Kết quả Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 55 (AMM-55)
- Được đăng: Chủ nhật, 07 Tháng 8 2022 10:07
- Lượt xem: 1170
(TUAG)- Ngày 5/8 tại Thủ đô Phnom Penh (Vương quốc Campuchia), Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 55 (AMM-55) và các hội nghị liên quan đã khép lại với một loạt hoạt động diễn ra trong một tuần qua, thể hiện tinh thần đoàn kết, thống nhất và trách nhiệm của các thành viên ASEAN; đồng thời khẳng định giá trị của đối thoại và hợp tác trong khuôn khổ ASEAN, giữa ASEAN với các đối tác và giữa các quốc gia, trong bối cảnh thế giới nhiều biến động như hiện nay.
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 55 (AMM-55) và các hội nghị liên quan, trong các khuôn khổ ASEAN, ASEAN+1, ASEAN+3, Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) và Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) đã diễn ra tại Thủ đô Phnom Penh, Campuchia. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Antony Blinken. (Ảnh: TTXVN)
Các hội nghị lần này mang nhiều ý nghĩa quan trọng. Đây là lần đầu tiên Hội nghị AMM được tổ chức trực tiếp sau hơn 2 năm gián đoạn do dịch bệnh Covid-19. Hội nghị AMM là một trong những hoạt động quan trọng nhất của ASEAN trong năm, hội tụ đông đủ nhất Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN và các đối tác cả trong và ngoài khu vực. Điều này phản ánh mong muốn của các nước sớm nối lại trao đổi, hợp tác với khu vực, cho thấy vai trò của ASEAN tiếp tục được các nước ủng hộ và coi trọng.
Trải qua 19 phiên họp liên tục trong hơn 03 ngày, với sự tham gia của ngoại trưởng và đại diện đến từ 38 quốc gia, các hội nghị lần này là dịp để các nước đánh giá lại toàn bộ tiến trình hợp tác của ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác trong năm qua, để từ đó đề ra định hướng trong thời gian tới. Nội dung được trao đổi tại các hội nghị tập trung vào các vấn đề: hợp tác ứng phó dịch bệnh, nâng cao năng lực y tế; thúc đẩy phục hồi, thương mại, đầu tư, ổn định chuỗi cung ứng, hợp tác tiểu vùng, kết nối; phối hợp ứng phó với biến đổi khí hậu, khoảng cách phát triển, môi trường, an ninh năng lượng và lương thực… Cùng với đó, trên tinh thần đối thoại thẳng thắn và thực chất, ASEAN và các đối tác đã trao đổi sâu rộng về nhiều vấn đề cùng quan tâm ở khu vực và thế giới như: Biển Đông, Myanmar, Triều Tiên, Ukraine và Eo biển Đài Loan… Qua đó, khẳng định vai trò và giá trị chiến lược của các cơ chế do ASEAN dẫn dắt trong thúc đẩy đối thoại và hợp tác, tạo diễn đàn để các nước trao đổi quan điểm của nhau, góp phần nâng cao hiểu biết, thu hẹp khác biệt và thúc đẩy lòng tin.
Kết thúc Hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN đã thông qua Thông cáo chung AMM-55 phản ánh các nội dung thảo luận, thể hiện sự đoàn kết, thống nhất và trách nhiệm của ASEAN, đúng như tinh thần chủ đề của năm Chủ tịch 2022 “ASEAN Hành động - Cùng ứng phó các thách thức chung”. Đồng thời, ASEAN và các đối tác cũng đã thông qua nhiều văn kiện hợp tác quan trọng, làm cơ sở tiếp tục thúc đẩy và làm sâu sắc quan hệ trong thời gian tới.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen chụp ảnh lưu niệm với Tổng Thư ký ASEAN và các Ngoại trưởng ASEAN. (Ảnh: Nguyễn Vũ Hùng/TTXVN)
Tại tất cả các hội nghị, Đoàn Việt Nam tiếp tục có nhiều đóng góp quan trọng vào thành công chung của các hội nghị. Trao đổi các vấn đề quốc tế, khu vực thời gian gần đây, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh tầm quan trọng của xây dựng lòng tin, kêu gọi kiềm chế, giải quyết tranh chấp, bất đồng bằng các biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc, Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC); đồng thời tái khẳng định lập trường nguyên tắc của ASEAN về Biển Đông, kêu gọi xây dựng Biển Đông thành vùng biển của hòa bình và ổn định, tiếp tục thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Trao đổi về hợp tác trong ASEAN và với các đối tác, Đoàn Việt Nam đã có nhiều đóng góp cụ thể, đề xuất các sáng kiến liên quan đến tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, định hướng phát triển cho ASEAN sau năm 2025, thúc đẩy phục hồi, phát triển tiểu vùng, cũng như ứng phó với các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống.
Trước và trong các Hội nghị, Đoàn Việt Nam đã tham gia tích cực, đóng góp cân bằng, hài hòa vào nội dung các văn kiện, dung hòa khác biệt giữa các nước, bảo đảm đoàn kết, thống nhất của ASEAN. Điều này thể hiện sự tiếp nối các cam kết và trách nhiệm của Việt Nam đối với khu vực và với công việc chung của ASEAN. Các ý kiến của Việt Nam nhận được sự ủng hộ của các nước và được phản ánh trong văn kiện của các hội nghị./.
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 55 (AMM-55) và các hội nghị liên quan, trong các khuôn khổ ASEAN, ASEAN+1, ASEAN+3, Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) và Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) đã diễn ra tại Thủ đô Phnom Penh, Campuchia. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Antony Blinken. (Ảnh: TTXVN)
Các hội nghị lần này mang nhiều ý nghĩa quan trọng. Đây là lần đầu tiên Hội nghị AMM được tổ chức trực tiếp sau hơn 2 năm gián đoạn do dịch bệnh Covid-19. Hội nghị AMM là một trong những hoạt động quan trọng nhất của ASEAN trong năm, hội tụ đông đủ nhất Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN và các đối tác cả trong và ngoài khu vực. Điều này phản ánh mong muốn của các nước sớm nối lại trao đổi, hợp tác với khu vực, cho thấy vai trò của ASEAN tiếp tục được các nước ủng hộ và coi trọng.
Trải qua 19 phiên họp liên tục trong hơn 03 ngày, với sự tham gia của ngoại trưởng và đại diện đến từ 38 quốc gia, các hội nghị lần này là dịp để các nước đánh giá lại toàn bộ tiến trình hợp tác của ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác trong năm qua, để từ đó đề ra định hướng trong thời gian tới. Nội dung được trao đổi tại các hội nghị tập trung vào các vấn đề: hợp tác ứng phó dịch bệnh, nâng cao năng lực y tế; thúc đẩy phục hồi, thương mại, đầu tư, ổn định chuỗi cung ứng, hợp tác tiểu vùng, kết nối; phối hợp ứng phó với biến đổi khí hậu, khoảng cách phát triển, môi trường, an ninh năng lượng và lương thực… Cùng với đó, trên tinh thần đối thoại thẳng thắn và thực chất, ASEAN và các đối tác đã trao đổi sâu rộng về nhiều vấn đề cùng quan tâm ở khu vực và thế giới như: Biển Đông, Myanmar, Triều Tiên, Ukraine và Eo biển Đài Loan… Qua đó, khẳng định vai trò và giá trị chiến lược của các cơ chế do ASEAN dẫn dắt trong thúc đẩy đối thoại và hợp tác, tạo diễn đàn để các nước trao đổi quan điểm của nhau, góp phần nâng cao hiểu biết, thu hẹp khác biệt và thúc đẩy lòng tin.
Kết thúc Hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN đã thông qua Thông cáo chung AMM-55 phản ánh các nội dung thảo luận, thể hiện sự đoàn kết, thống nhất và trách nhiệm của ASEAN, đúng như tinh thần chủ đề của năm Chủ tịch 2022 “ASEAN Hành động - Cùng ứng phó các thách thức chung”. Đồng thời, ASEAN và các đối tác cũng đã thông qua nhiều văn kiện hợp tác quan trọng, làm cơ sở tiếp tục thúc đẩy và làm sâu sắc quan hệ trong thời gian tới.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen chụp ảnh lưu niệm với Tổng Thư ký ASEAN và các Ngoại trưởng ASEAN. (Ảnh: Nguyễn Vũ Hùng/TTXVN)
Tại tất cả các hội nghị, Đoàn Việt Nam tiếp tục có nhiều đóng góp quan trọng vào thành công chung của các hội nghị. Trao đổi các vấn đề quốc tế, khu vực thời gian gần đây, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh tầm quan trọng của xây dựng lòng tin, kêu gọi kiềm chế, giải quyết tranh chấp, bất đồng bằng các biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc, Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC); đồng thời tái khẳng định lập trường nguyên tắc của ASEAN về Biển Đông, kêu gọi xây dựng Biển Đông thành vùng biển của hòa bình và ổn định, tiếp tục thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Trao đổi về hợp tác trong ASEAN và với các đối tác, Đoàn Việt Nam đã có nhiều đóng góp cụ thể, đề xuất các sáng kiến liên quan đến tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, định hướng phát triển cho ASEAN sau năm 2025, thúc đẩy phục hồi, phát triển tiểu vùng, cũng như ứng phó với các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống.
Trước và trong các Hội nghị, Đoàn Việt Nam đã tham gia tích cực, đóng góp cân bằng, hài hòa vào nội dung các văn kiện, dung hòa khác biệt giữa các nước, bảo đảm đoàn kết, thống nhất của ASEAN. Điều này thể hiện sự tiếp nối các cam kết và trách nhiệm của Việt Nam đối với khu vực và với công việc chung của ASEAN. Các ý kiến của Việt Nam nhận được sự ủng hộ của các nước và được phản ánh trong văn kiện của các hội nghị./.
P.TT