Chùa Vĩnh Hòa (Thoại Sơn) được công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh
- Được đăng: Thứ sáu, 08 Tháng 12 2017 08:26
- Lượt xem: 2822
(TGAG)- Ngày 6-12-2017, UBND xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo huyện Thoại Sơn và chùa Vĩnh Hòa long trọng tổ chức lễ đón nhận bằng công nhận chùa Vĩnh Hòa là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh.
Chùa Vĩnh Hòa thuộc ấp Vĩnh Trung, xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn, trước kia còn có tên gọi là Phước Long Tự. Theo lời kể của các cụ cao niên trong vùng: ngôi Chùa được xây dựng vào năm 1911 do ông Nguyễn Quý Lâu là hương Cả trong làng lúc bấy giờ đứng ra xây cất. Hiện nay, chùa vẫn còn lưu giữ lại nhiều bức tranh “về chim, hoa rất tinh tế và tao nhã” được vẽ trên tường với chất liệu làm từ thuốc nước đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật trong rất đẹp và đáng được tôn sùng.
Chùa tọa lạc trên một khu đất rộng, xung quanh có nhiều cây cảnh. Cổng chùa cất theo kiểu hai mái, mái lợp ngói đại tiểu và có hàng rào bảo vệ, sân chùa được tráng xi măng, hai bên sân chùa có đặt tượng Quan Âm Các và tượng Di Lặc. Chùa cất theo kiểu kiến trúc cổ lầu tứ cấp, mái lợp ngói đại tiểu. Trên nóc cổ lầu được trang trí lưỡng long tranh châu và dưới có gắn hình cung điện bằng gốm sứ đều có giá trị mỹ thuật cao. Cuối đường chân tượng của 3 cấp mái có gắn hình con Lân bằng gốm sứ và xung quanh thành cổ lầu có các bức tranh được vẽ bằng thuốc nước họa tiết cây cảnh, hoa, lá, sông suối... Chùa có hai gian gồm: chính điện và hậu tổ, chính điện Chùa cất theo kiểu ba gian, hai chái, các cột được làm bằng gỗ tròn và gỗ vuông, đặt biệt chính điện có tứ trụ được chạm khắc rồng quấn cột, Bát Tiên rất tinh xảo và có hoành phi viết chữ hán sơn son thiếp vàng được làm bằng gỗ. Bên cạnh đó, còn có các bao lam thành vọng được chạm khắc họa tiết lưỡng Long tranh châu, hoa, lá và sen dây làm bằng gỗ và được bố trí ngay tại các bàn thờ: Phật Thích Ca, Quan Thế Âm Bồ Tát và Hộ Pháp. Bên trong chính điện phía thành cổ lầu còn lưu giữ lại nguyên vẹn tất cả các bức tranh bằng thuốc nước với họa tiết hoa, lá, cổ tích...
Qua kiến trúc cho ta thấy chùa Vĩnh Hòa là một công trình có giá trị mỹ thuật cao trong một thời đại, hội tụ nét đẹp hài hòa, tinh tế của các tác phẩm hội họa, điêu khắc, phản ánh trình độ trang trí của các nghệ nhân lúc bấy giờ.
Việc công nhận và tôn vinh giá trị di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Vĩnh Hòa góp phần nâng cao giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của những ngôi chùa cổ vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Chùa Vĩnh Hòa thuộc ấp Vĩnh Trung, xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn, trước kia còn có tên gọi là Phước Long Tự. Theo lời kể của các cụ cao niên trong vùng: ngôi Chùa được xây dựng vào năm 1911 do ông Nguyễn Quý Lâu là hương Cả trong làng lúc bấy giờ đứng ra xây cất. Hiện nay, chùa vẫn còn lưu giữ lại nhiều bức tranh “về chim, hoa rất tinh tế và tao nhã” được vẽ trên tường với chất liệu làm từ thuốc nước đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật trong rất đẹp và đáng được tôn sùng.
Chùa tọa lạc trên một khu đất rộng, xung quanh có nhiều cây cảnh. Cổng chùa cất theo kiểu hai mái, mái lợp ngói đại tiểu và có hàng rào bảo vệ, sân chùa được tráng xi măng, hai bên sân chùa có đặt tượng Quan Âm Các và tượng Di Lặc. Chùa cất theo kiểu kiến trúc cổ lầu tứ cấp, mái lợp ngói đại tiểu. Trên nóc cổ lầu được trang trí lưỡng long tranh châu và dưới có gắn hình cung điện bằng gốm sứ đều có giá trị mỹ thuật cao. Cuối đường chân tượng của 3 cấp mái có gắn hình con Lân bằng gốm sứ và xung quanh thành cổ lầu có các bức tranh được vẽ bằng thuốc nước họa tiết cây cảnh, hoa, lá, sông suối... Chùa có hai gian gồm: chính điện và hậu tổ, chính điện Chùa cất theo kiểu ba gian, hai chái, các cột được làm bằng gỗ tròn và gỗ vuông, đặt biệt chính điện có tứ trụ được chạm khắc rồng quấn cột, Bát Tiên rất tinh xảo và có hoành phi viết chữ hán sơn son thiếp vàng được làm bằng gỗ. Bên cạnh đó, còn có các bao lam thành vọng được chạm khắc họa tiết lưỡng Long tranh châu, hoa, lá và sen dây làm bằng gỗ và được bố trí ngay tại các bàn thờ: Phật Thích Ca, Quan Thế Âm Bồ Tát và Hộ Pháp. Bên trong chính điện phía thành cổ lầu còn lưu giữ lại nguyên vẹn tất cả các bức tranh bằng thuốc nước với họa tiết hoa, lá, cổ tích...
Qua kiến trúc cho ta thấy chùa Vĩnh Hòa là một công trình có giá trị mỹ thuật cao trong một thời đại, hội tụ nét đẹp hài hòa, tinh tế của các tác phẩm hội họa, điêu khắc, phản ánh trình độ trang trí của các nghệ nhân lúc bấy giờ.
Việc công nhận và tôn vinh giá trị di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Vĩnh Hòa góp phần nâng cao giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của những ngôi chùa cổ vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Xuân Lan