Một số điều chỉnh trong chính sách tiền tệ của khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu EURO
- Được đăng: Thứ năm, 04 Tháng 8 2022 15:34
- Lượt xem: 1737
(TUAG)- Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã tăng lãi suất thêm 0,5%, đánh dấu lần đầu tiên trong 11 năm qua Ngân hàng này tăng lãi suất nhằm đối phó với tình trạng gia tăng lạm phát tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu từ ngày 21/7/2022.
Quyết định tăng lãi suất của ECB hoàn toàn trùng khớp với nhiều dự báo được đưa ra trước đó. Nhiều ngân hàng và các tổ chức tài chính uy tín tiếp tục dự báo ECB sẽ còn có các đợt điều chỉnh lãi suất tiếp theo để có thể đưa tỉ giá đồng Euro so với USD về mức trung lập vừa phải. Việc đồng Euro trượt giá xuống bằng USD (có lúc thấp hơn) đang thể hiện tình trạng kinh tế yếu kém ở châu Âu. Ngày 13/7/2022, đồng Euro giảm mạnh, với 1 EUR đổi 0,9981 USD - mức yếu nhất kể từ năm 2002. Đến sáng 20/7/2022, đồng Euro đã có sự điều chỉnh lên 1,02 so với USD.
Khu vực đồng tiền chung châu Âu trở thành khu vực dễ bị tổn thương do sự phụ thuộc lớn vào dầu và khí đốt của Nga. Tác động từ cuộc xung đột tại Ukraine đã khiến EU phải kêu gọi các quốc gia thành viên bắt đầu phân bổ nguồn cung, tiết kiệm năng lượng trong bối cảnh lo ngại Nga sẽ ngừng cung cấp khí đốt trong năm 2022, khiến giá tiếp tục tăng cao. Việc đồng Euro mất giá gây rất nhiều ảnh hưởng cho thị trường châu Âu cũng như người dân. Trong bối cảnh, chi phí nhập khẩu hàng hóa vào châu Âu tăng mạnh, lạm phát vốn đã tăng cao, hàng xuất khẩu từ châu Âu lại mất giá khiến tình trạng “mấp mé” bên bờ một cuộc khủng hoảng kinh tế là rất lớn. Một nguyên nhân chính khiến đồng Euro mất giá so với USD là chính sách lãi suất của ECB và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Tuy nhiên, một số thành viên của ECB cho rằng, việc lãi suất tăng cao nhanh sẽ ảnh hưởng lớn đến thị trường và danh tiếng của ECB. Mặt khác, nếu cuộc khủng hoảng năng lượng tiếp tục xảy ra thì đồng Euro có thể sẽ giảm mạnh trong thời gian tới. ECB sẽ phải đối phó với lạm phát và tăng lãi suất nhưng điều này đồng nghĩa với việc mức nợ trên khắp khu vực sẽ trở nên quá cao đối với một số quốc gia thành viên.
Điển hình như tại Hy Lạp, nợ công đã vượt 190% GDP, trong khi con số đó tại Italy - nền kinh tế lớn thứ 3 trong khu vực đồng tiền chung châu Âu - là khoảng 150%. Kịch bản xấu nhất là có thể dẫn tới tình trạng vỡ nợ tại một số quốc gia thành viên. Để đối phó với tình hình trên, ECB cũng đã có các động thái giảm nhiệt căng thẳng bằng cách thu mua một lượng lớn trái phiếu từ các quốc gia thành viên có nền kinh tế yếu hơn, chủ yếu là các quốc gia ở khu vực Nam Âu, với giá trị khoảng 5.000 tỷ USD. Hiệu quả của việc này đã khiến lợi suất trái phiếu duy trì ở mức thấp và ngăn không để diễn ra sự chênh lệch quá lớn giữa lợi suất của các nước.
Theo các nhà phân tích, các khó khăn và nguy cơ hiện hữu tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu cho thấy rất khó để thu hẹp khoảng cách giữa các nước ở khu vực Bắc và Nam Âu, cũng như khả năng về một cuộc khủng hoảng nợ trong tương lai. Chủ tịch ECB Christine Lagarde Fowler nhận định “ECB đang ở một tình thế khó khăn hơn so với FED. Kết quả là, các nhà đầu tư ít có niềm tin hơn vào kế hoạch của ECB”, cho rằng điều này đã biểu hiện rõ ràng khi đồng euro giảm xuống mức thấp nhất so với đồng USD trong 20 năm.
Quyết định tăng lãi suất của ECB hoàn toàn trùng khớp với nhiều dự báo được đưa ra trước đó. Nhiều ngân hàng và các tổ chức tài chính uy tín tiếp tục dự báo ECB sẽ còn có các đợt điều chỉnh lãi suất tiếp theo để có thể đưa tỉ giá đồng Euro so với USD về mức trung lập vừa phải. Việc đồng Euro trượt giá xuống bằng USD (có lúc thấp hơn) đang thể hiện tình trạng kinh tế yếu kém ở châu Âu. Ngày 13/7/2022, đồng Euro giảm mạnh, với 1 EUR đổi 0,9981 USD - mức yếu nhất kể từ năm 2002. Đến sáng 20/7/2022, đồng Euro đã có sự điều chỉnh lên 1,02 so với USD.
Khu vực đồng tiền chung châu Âu trở thành khu vực dễ bị tổn thương do sự phụ thuộc lớn vào dầu và khí đốt của Nga. Tác động từ cuộc xung đột tại Ukraine đã khiến EU phải kêu gọi các quốc gia thành viên bắt đầu phân bổ nguồn cung, tiết kiệm năng lượng trong bối cảnh lo ngại Nga sẽ ngừng cung cấp khí đốt trong năm 2022, khiến giá tiếp tục tăng cao. Việc đồng Euro mất giá gây rất nhiều ảnh hưởng cho thị trường châu Âu cũng như người dân. Trong bối cảnh, chi phí nhập khẩu hàng hóa vào châu Âu tăng mạnh, lạm phát vốn đã tăng cao, hàng xuất khẩu từ châu Âu lại mất giá khiến tình trạng “mấp mé” bên bờ một cuộc khủng hoảng kinh tế là rất lớn. Một nguyên nhân chính khiến đồng Euro mất giá so với USD là chính sách lãi suất của ECB và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Tuy nhiên, một số thành viên của ECB cho rằng, việc lãi suất tăng cao nhanh sẽ ảnh hưởng lớn đến thị trường và danh tiếng của ECB. Mặt khác, nếu cuộc khủng hoảng năng lượng tiếp tục xảy ra thì đồng Euro có thể sẽ giảm mạnh trong thời gian tới. ECB sẽ phải đối phó với lạm phát và tăng lãi suất nhưng điều này đồng nghĩa với việc mức nợ trên khắp khu vực sẽ trở nên quá cao đối với một số quốc gia thành viên.
Điển hình như tại Hy Lạp, nợ công đã vượt 190% GDP, trong khi con số đó tại Italy - nền kinh tế lớn thứ 3 trong khu vực đồng tiền chung châu Âu - là khoảng 150%. Kịch bản xấu nhất là có thể dẫn tới tình trạng vỡ nợ tại một số quốc gia thành viên. Để đối phó với tình hình trên, ECB cũng đã có các động thái giảm nhiệt căng thẳng bằng cách thu mua một lượng lớn trái phiếu từ các quốc gia thành viên có nền kinh tế yếu hơn, chủ yếu là các quốc gia ở khu vực Nam Âu, với giá trị khoảng 5.000 tỷ USD. Hiệu quả của việc này đã khiến lợi suất trái phiếu duy trì ở mức thấp và ngăn không để diễn ra sự chênh lệch quá lớn giữa lợi suất của các nước.
Theo các nhà phân tích, các khó khăn và nguy cơ hiện hữu tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu cho thấy rất khó để thu hẹp khoảng cách giữa các nước ở khu vực Bắc và Nam Âu, cũng như khả năng về một cuộc khủng hoảng nợ trong tương lai. Chủ tịch ECB Christine Lagarde Fowler nhận định “ECB đang ở một tình thế khó khăn hơn so với FED. Kết quả là, các nhà đầu tư ít có niềm tin hơn vào kế hoạch của ECB”, cho rằng điều này đã biểu hiện rõ ràng khi đồng euro giảm xuống mức thấp nhất so với đồng USD trong 20 năm.
Thách thức hiện nay với đồng euro Việc tỉ giá đồng euro kém hơn USD hiện nay khiến người châu Âu nhớ về những năm 2000, khi đồng euro mới đưa vào sử dụng và cũng yếu hơn nhiều so với USD. Vào thời điểm đó, để thúc đẩy kinh tế châu Âu, ngân hàng trung ương các nước đã vào cuộc. Phải mất gần 3 năm, từ 2000 - 2002, đồng euro mới đạt mức ngang giá với USD. Tỉ giá giao dịch của nó đã mạnh hơn so với USD kể từ đó. Tuy vậy, nếu vào những năm 2000 thách thức với đồng euro là vấn đề "khủng hoảng niềm tin" thì lúc này là các chính sách không kịp thời của ECB và các biến cố chính trị nghiêm trọng, bao gồm cả cuộc khủng hoảng chính trị ở Ý và khủng hoảng năng lượng do xung đột Nga - Ukraine gây ra. |
P.N