Điểm nhấn sau 10 năm cải cách hành chính ở Việt Nam
- Được đăng: Thứ năm, 22 Tháng 4 2021 14:13
- Lượt xem: 2209
(TUAG)- Qua 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, cùng với đổi mới hệ thống chính trị và cải cách tổ chức bộ máy nhà nước nói chung, cải cách hành chính (CCHC) nhà nước luôn là một chủ trương nhất quán của Đảng ta, là điều kiện tiên quyết, yếu tố bảo đảm cho sự thành công của cải cách kinh tế - xã hội của đất nước. Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020. Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 30c/NQ-CP về Chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) nhà nước giai đoạn 2011 - 2020, CCHC đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước.
1. Những kết quả cải cách hành chính nổi bật trong giai đoạn 2011 - 2020
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định CCHC là một trong những khâu đột phá trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước giai đoạn 2011 - 2020. Để tiếp tục đẩy mạnh CCHC theo các chủ trương, nghị quyết của Đảng, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 30c/NQ-CP về Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011 - 2020.
Theo Báo cáo của Chính phủ, quá trình thực hiện CCHC thời gian qua gắn với triển khai thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020. Theo đó, sau khi Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011- 2020 được ban hành, các cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương tới chính quyền địa phương các cấp đã triển khai thực hiện nghiêm túc theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Hằng năm, Chính phủ, Ban Chỉ đạo đã đề ra các chương trình, kế hoạch CCHC mang tính toàn diện, đồng bộ và chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương xây dựng, triển khai kế hoạch CCHC một cách thiết thực, cụ thể, phù hợp với Chương trình tổng thể và thực tiễn của các bộ, ngành, địa phương. Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo, quán triệt các bộ, ngành, địa phương xác định CCHC là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, là giải pháp quan trọng để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đặc biệt, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương đã tập trung chỉ đạo, điều hành CCHC, tạo động lực cải cách mạnh mẽ và lan tỏa trong toàn hệ thống, tạo được niềm tin cho xã hội, người dân, doanh nghiệp. Các thể chế, văn bản pháp luật, văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thể hiện quyết tâm của việc đổi mới mạnh mẽ công tác chỉ đạo, điều hành, bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ, đồng bộ giữa CCHC với xây dựng Chính phủ điện tử và kiểm soát thủ tục hành chính.
Qua 10 năm thực hiện, CCHC đạt được nhiều kết quả quan trọng, nổi bật là cải cách thủ tục hành chính và tổ chức bộ máy hành chính nhà nước:
- Một là, về cải cách thủ tục hành chính
Được xác định là một khâu trọng tâm, đột phá, cải cách thủ tục hành chính (TTHC) đã được triển khai mạnh mẽ ở tất cả các cấp hành chính theo hướng đơn giản hóa, tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm lợi ích chính đáng và quyền làm chủ của nhân dân. Tính từ đầu nhiệm kỳ Chính phủ khóa XIV đến tháng 11/2020, đã cắt giảm, đơn giản hóa hơn 1.000 TTHC, 3.893/6.191 điều kiện kinh doanh; 6.776/9.926 danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành; tổng chi phí xã hội tiết kiệm được khoảng 18 triệu ngày công/ năm, tương đương hơn 6.300 tỷ đồng/năm. Thực hiện Đề án Tổng thể đơn giản hóa TTHC, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013 - 2020, hệ thống đăng ký và quản lý hộ tịch tại các địa phương đã tiến hành cấp số định danh cá nhân cho hơn 1,39 triệu trường hợp đăng ký khai sinh; từ năm 2012 đến nay, Bộ Công an đã cấp được 15 triệu thẻ Căn cước công dân.
Cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông, trung tâm phục vụ hành chính công và bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tập trung cấp tỉnh, cấp huyện đã được triển khai ở các địa phương với nhiều đổi mới về phương thức hoạt động, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tạo sự chuyển biến rõ nét trong giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp.
Việc triển khai tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích theo Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cũng đạt được những kết quả tích cực. Năm 2019, cả nước có hơn 14,5 triệu lượt hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC thực hiện qua dịch vụ bưu chính công ích, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân, tổ chức, tạo tiền đề thúc đẩy triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4. Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ, công tác cải cách TTHC, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, phát triển Chính phủ điện tử đã đạt được kết quả quan trọng, có những chuyển biến mạnh mẽ, trở thành điểm sáng của nhiệm kỳ Chính phủ khóa XIV.
- Hai là, về tổ chức và bộ máy
Theo Báo cáo của Chính phủ, kết quả cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước là một trong những lĩnh vực để lại dấu ấn quan trọng trong nhiệm kỳ 2016 - 2020.
Việc xây dựng và ban hành các văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức các bộ, ngành Trung ương về cơ bản khắc phục được những tồn tại, hạn chế của các giai đoạn trước, bổ khuyết những thiếu sót thể chế về tổ chức và bộ máy, bảo đảm bao quát đầy đủ chức năng quản lý nhà nước của Chính phủ.
Đến nay, tại các bộ, cơ quan ngang bộ (không tính Bộ Quốc phòng và Bộ Công an), giảm 12 vụ và tương đương. Tại các tỉnh, thành phố, giảm 5 tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh; giảm 973 tổ chức cấp phòng; 127 tổ chức cấp chi cục; 1.179 tổ chức cấp phòng thuộc chi cục; ở cấp huyện giảm 294 tổ chức cấp cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện.
Vào thời điểm 29/02/2020, số đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các bộ, ngành là 1.045 đơn vị, giảm 44 đơn vị so với năm 2017 và giảm 53 đơn vị so với năm 2015; số lượng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các địa phương là 49.445 đơn vị, giảm 4.670 đơn vị so với năm 2017 và giảm 6.189 đơn vị so với năm 2015. Tính đến 29/02/2020, kết quả sắp xếp tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập của các bộ, ngành, địa phương trong cả nước đã giảm 11% so với năm 2015. So với mục tiêu mà Nghị quyết đặt ra là: đến năm 2021 tối thiểu bình quân cả nước giảm 10% đơn vị sự nghiệp công lập, thì các địa phương đã đạt mục tiêu; còn các bộ, ngành mới giảm 5,19% đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2015.
Tính đến 31/3/2020, các bộ, ngành Trung ương giảm 10.284 biên chế và các địa phương giảm 13.612 biên chế so với số giao năm 2015.
Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, mô hình tổ chức cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện đã được thực hiện đúng theo các chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Bộ máy hành chính từ Trung ương đến địa phương đã được phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ bản khắc phục tình trạng chồng chéo, bỏ trống chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, đối tượng quản lý; cơ bản đảm bảo tinh gọn; hiệu lực, hiệu quả hoạt động được nâng cao, gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Phân cấp quản lý giữa Trung ương và địa phương được tăng cường.
Kết quả của CCHC đã tác động trực tiếp, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Theo đánh giá gần nhất của các tổ chức quốc tế, Việt Nam được đánh giá thăng hạng cả ở chỉ số Môi trường kinh doanh và chỉ số Năng lực cạnh tranh quốc gia 4.0. Chỉ số Môi trường kinh doanh từ vị trí 90/190 quốc gia năm 2016 lên vị trí 70/190 vào năm 2020. Chỉ số Năng lực cạnh tranh quốc gia 4.0 tăng 10 bậc, từ vị trí 77/140 quốc gia và nền kinh tế năm 2018 lên vị trí 67 vào năm 2019, là mức tăng cao nhất trên thế giới trong năm qua (năm 2020 không đánh giá xếp hạng do đại dịch COVID-19).
2. Một số nội dung cơ bản tiếp tục thực hiện cải cách hành chính trong giai đoạn tới
Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030 trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã nêu rõ 03 đột phá chiến lược nhằm khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa, con người Việt Nam và sức mạnh thời đại, huy động mọi nguồn lực, phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, trong đó có: "Đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, nhất là quản lý phát triển và quản lý xã hội. Xây dựng bộ máy Nhà nước pháp quyển xã hội chủ nghĩa tinh gọn, hiệu lực và hiệu quả; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền bảo đảm quản lý thống nhất, phát huy tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các cấp, các ngành...".
Với nhận thức về tính cấp thiết đó, CCHC cần được chỉ đạo và điều hành sát sao và đúng với yêu cầu của một nhiệm vụ đột phá chiến lược; theo đó, định hướng CCHC nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 cần tiếp tục triển khai, quán triệt thực hiện các nội dung cơ bản sau đây:
Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh CCHC nhằm xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, kỷ cương, công khai, minh bạch, nâng cao trách nhiệm giải trình; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ; hệ thống cơ quan hành chính nhà nước các cấp tinh gọn, thông suốt và hoạt động hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ nhân dân. Tiếp tục quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng về đẩy mạnh CCHC, xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình CCHC nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 một cách toàn diện, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, lấy người dân làm trung tâm, lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo đánh giá chất lượng hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước.
Thứ hai, nâng cao vai trò chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp ủy đảng, trách nhiệm của các tổ chức chính trị, xã hội, người dân, doanh nghiệp đối với công tác CCHC, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong hoạt động, chỉ đạo, điều hành và là nhiệm vụ chính trị của các cấp, các ngành. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, quán triệt về mục tiêu, nhiệm vụ CCHC tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người dân và toàn xã hội để tạo động lực và sự đồng thuận trong xã hội về thực hiện công cuộc CCHC gắn với thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước giai đoạn 2021 - 2030.
Thứ ba, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế, trong đó chủ yếu là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thể chế về tổ chức, hoạt động của nền hành chính nhà nước. Trong bối cảnh hội nhập và mở cửa, cần tạo lập đồng bộ hệ thống thể chế kinh tế, thể chế hành chính phù hợp với thông lệ chung của thế giới, phải đổi mới tổ chức bộ máy và nâng cao trình độ, năng lực, trách nhiệm của cán bộ, công chức để bắt nhịp với các nền hành chính hiện đại trong khu vực và quốc tế. Hoàn thiện thể chế về kinh doanh và cạnh tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển lành mạnh, giảm chi phí giao dịch phi chính thức, tăng cường công khai, minh bạch, tăng cường phòng, chống tham nhũng trong nền kinh tế. Qua đó, tận dụng tối đa, hiệu quả những tri thức mới, công nghệ mới, kích thích mọi công dân và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế - xã hội cùng tham gia khởi nghiệp, làm giàu chính đáng và đóng góp cho sự thịnh vượng chung của đất nước.
Thứ tư, tiếp tục đẩy mạnh cải cách TTHC góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động cung ứng dịch vụ công của bộ máy hành chính nhà nước trong bối cảnh hội nhập sâu rộng của nền kinh tế. Cải cách, đơn giản hóa tất cả các TTHC, nhất là thủ tục liên quan đến người dân, doanh nghiệp; tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật quy định về TTHC của các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương, bãi bỏ các TTHC đang gây trở ngại cho phát triển sản xuất, kinh doanh. Các TTHC liên quan đến hoạt động cung ứng dịch vụ hành chính công được đề ra cần phải phù hợp với điều kiện thực tế và khả thi. Tăng cường tạo thuận lợi tiếp cận và phát triển các yếu tố nguồn lực và thị trường, tập trung vào phát triển tiếp cận vốn và thị trường tài chính, lao động và thị trường lao động, khoa học công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ, cơ sở hạ tầng, tăng cường liên kết, hợp tác và kết nối thị trường giữa các ngành kinh tế, chủ thể kinh tế, không gian kinh tế, nâng cao năng lực hội nhập quốc tế.
Thứ năm, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước. Đẩy mạnh nghiên cứu, thí điểm một số mô hình mới về thu gọn tổ chức bộ máy gắn với thực hiện chính sách tinh giản biên chế. Tăng cường thí điểm chuyển giao một số nhiệm vụ và dịch vụ hành chính công mà nhà nước không nhất thiết phải thực hiện cho doanh nghiệp, các tổ chức xã hội đảm nhiệm; kịp thời sơ kết, tổng kết và nhân rộng những mô hình phù hợp, hiệu quả. Đổi mới hệ thống tổ chức, quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động để tinh gọn đầu mối, khắc phục chồng chéo, dàn trải và trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị sự nghiệp công lập; rà soát, chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp công lập có đủ điều kiện sang mô hình công ty cổ phần.
Tăng cường phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, hợp lý giữa Trung ương và địa phương, giữa cấp trên và cấp dưới, gắn với quyền hạn và trách nhiệm; khuyến khích sự năng động, sáng tạo và phát huy tính tích cực, chủ động của các cấp, các ngành trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước. Nghiên cứu, triển khai các biện pháp đổi mới phương thức làm việc, nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước các cấp trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thông tin.
Thứ sáu, đẩy mạnh cải cách công vụ, công chức, xây dựng đội ngũ công chức, viên chức có đủ năng lực, phẩm chất và uy tín đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Nâng cao kỹ năng, tinh thần trách nhiệm, đạo đức công vụ của đội ngũ công chức, viên chức trong xây dựng và tổ chức thực thi pháp luật. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, xử lý nghiêm những hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực của công chức, viên chức trong thực thi công vụ, giải quyết công việc cho người dân, doanh nghiệp. Nghiên cứu, đổi mới phương pháp, quy trình đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức theo hướng dân chủ, công khai, minh bạch, lượng hóa các tiêu chí đánh giá và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu. Hoàn thiện các quy định về quản lý, sử dụng và thực hiện chế độ, chính sách đối với viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ.
Thứ bảy, tiếp tục đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho các cơ quan, đơn vị gắn với nhiệm vụ được giao và sản phẩm đầu ra. Sửa đổi, bổ sung quy định về thực hiện cơ chế khoán kinh phí quản lý hành chính, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và cụ thể hóa các chủ trương của Đảng. Tăng cường các giải pháp để cung ứng dịch vụ sự nghiệp công lập theo cơ chế thị trường, thúc đẩy xã hội hóa.
Thứ tám, hoàn thiện thể chế tạo cơ sở pháp lý và xây dựng cơ sở dữ liệu nền tảng phục vụ cho việc triển khai phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số. Thực hiện Chiến lược chuyển đổi số quốc gia theo lộ trình. Tăng cường đầu tư tái cấu trúc hạ tầng công nghệ thông tin tại các bộ, ngành, địa phương; chuyển đổi hạ tầng công nghệ thông tin thành hạ tầng số ứng dụng điện toán đám mây. Triển khai xây dựng Chính quyền điện tử gắn kết chặt chẽ với CCHC, nhất là cải cách TTHC nhằm tăng cường tính hiệu quả, bền vững. Tập trung triển khai hiệu quả Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2025; Quyết định số 749/QĐ-TTg, ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030./.
1. Những kết quả cải cách hành chính nổi bật trong giai đoạn 2011 - 2020
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định CCHC là một trong những khâu đột phá trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước giai đoạn 2011 - 2020. Để tiếp tục đẩy mạnh CCHC theo các chủ trương, nghị quyết của Đảng, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 30c/NQ-CP về Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011 - 2020.
Theo Báo cáo của Chính phủ, quá trình thực hiện CCHC thời gian qua gắn với triển khai thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020. Theo đó, sau khi Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011- 2020 được ban hành, các cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương tới chính quyền địa phương các cấp đã triển khai thực hiện nghiêm túc theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Hằng năm, Chính phủ, Ban Chỉ đạo đã đề ra các chương trình, kế hoạch CCHC mang tính toàn diện, đồng bộ và chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương xây dựng, triển khai kế hoạch CCHC một cách thiết thực, cụ thể, phù hợp với Chương trình tổng thể và thực tiễn của các bộ, ngành, địa phương. Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo, quán triệt các bộ, ngành, địa phương xác định CCHC là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, là giải pháp quan trọng để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đặc biệt, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương đã tập trung chỉ đạo, điều hành CCHC, tạo động lực cải cách mạnh mẽ và lan tỏa trong toàn hệ thống, tạo được niềm tin cho xã hội, người dân, doanh nghiệp. Các thể chế, văn bản pháp luật, văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thể hiện quyết tâm của việc đổi mới mạnh mẽ công tác chỉ đạo, điều hành, bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ, đồng bộ giữa CCHC với xây dựng Chính phủ điện tử và kiểm soát thủ tục hành chính.
Qua 10 năm thực hiện, CCHC đạt được nhiều kết quả quan trọng, nổi bật là cải cách thủ tục hành chính và tổ chức bộ máy hành chính nhà nước:
- Một là, về cải cách thủ tục hành chính
Được xác định là một khâu trọng tâm, đột phá, cải cách thủ tục hành chính (TTHC) đã được triển khai mạnh mẽ ở tất cả các cấp hành chính theo hướng đơn giản hóa, tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm lợi ích chính đáng và quyền làm chủ của nhân dân. Tính từ đầu nhiệm kỳ Chính phủ khóa XIV đến tháng 11/2020, đã cắt giảm, đơn giản hóa hơn 1.000 TTHC, 3.893/6.191 điều kiện kinh doanh; 6.776/9.926 danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành; tổng chi phí xã hội tiết kiệm được khoảng 18 triệu ngày công/ năm, tương đương hơn 6.300 tỷ đồng/năm. Thực hiện Đề án Tổng thể đơn giản hóa TTHC, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013 - 2020, hệ thống đăng ký và quản lý hộ tịch tại các địa phương đã tiến hành cấp số định danh cá nhân cho hơn 1,39 triệu trường hợp đăng ký khai sinh; từ năm 2012 đến nay, Bộ Công an đã cấp được 15 triệu thẻ Căn cước công dân.
Cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông, trung tâm phục vụ hành chính công và bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tập trung cấp tỉnh, cấp huyện đã được triển khai ở các địa phương với nhiều đổi mới về phương thức hoạt động, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tạo sự chuyển biến rõ nét trong giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp.
Việc triển khai tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích theo Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cũng đạt được những kết quả tích cực. Năm 2019, cả nước có hơn 14,5 triệu lượt hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC thực hiện qua dịch vụ bưu chính công ích, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân, tổ chức, tạo tiền đề thúc đẩy triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4. Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ, công tác cải cách TTHC, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, phát triển Chính phủ điện tử đã đạt được kết quả quan trọng, có những chuyển biến mạnh mẽ, trở thành điểm sáng của nhiệm kỳ Chính phủ khóa XIV.
- Hai là, về tổ chức và bộ máy
Theo Báo cáo của Chính phủ, kết quả cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước là một trong những lĩnh vực để lại dấu ấn quan trọng trong nhiệm kỳ 2016 - 2020.
Việc xây dựng và ban hành các văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức các bộ, ngành Trung ương về cơ bản khắc phục được những tồn tại, hạn chế của các giai đoạn trước, bổ khuyết những thiếu sót thể chế về tổ chức và bộ máy, bảo đảm bao quát đầy đủ chức năng quản lý nhà nước của Chính phủ.
Đến nay, tại các bộ, cơ quan ngang bộ (không tính Bộ Quốc phòng và Bộ Công an), giảm 12 vụ và tương đương. Tại các tỉnh, thành phố, giảm 5 tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh; giảm 973 tổ chức cấp phòng; 127 tổ chức cấp chi cục; 1.179 tổ chức cấp phòng thuộc chi cục; ở cấp huyện giảm 294 tổ chức cấp cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện.
Vào thời điểm 29/02/2020, số đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các bộ, ngành là 1.045 đơn vị, giảm 44 đơn vị so với năm 2017 và giảm 53 đơn vị so với năm 2015; số lượng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các địa phương là 49.445 đơn vị, giảm 4.670 đơn vị so với năm 2017 và giảm 6.189 đơn vị so với năm 2015. Tính đến 29/02/2020, kết quả sắp xếp tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập của các bộ, ngành, địa phương trong cả nước đã giảm 11% so với năm 2015. So với mục tiêu mà Nghị quyết đặt ra là: đến năm 2021 tối thiểu bình quân cả nước giảm 10% đơn vị sự nghiệp công lập, thì các địa phương đã đạt mục tiêu; còn các bộ, ngành mới giảm 5,19% đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2015.
Tính đến 31/3/2020, các bộ, ngành Trung ương giảm 10.284 biên chế và các địa phương giảm 13.612 biên chế so với số giao năm 2015.
Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, mô hình tổ chức cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện đã được thực hiện đúng theo các chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Bộ máy hành chính từ Trung ương đến địa phương đã được phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ bản khắc phục tình trạng chồng chéo, bỏ trống chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, đối tượng quản lý; cơ bản đảm bảo tinh gọn; hiệu lực, hiệu quả hoạt động được nâng cao, gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Phân cấp quản lý giữa Trung ương và địa phương được tăng cường.
Kết quả của CCHC đã tác động trực tiếp, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Theo đánh giá gần nhất của các tổ chức quốc tế, Việt Nam được đánh giá thăng hạng cả ở chỉ số Môi trường kinh doanh và chỉ số Năng lực cạnh tranh quốc gia 4.0. Chỉ số Môi trường kinh doanh từ vị trí 90/190 quốc gia năm 2016 lên vị trí 70/190 vào năm 2020. Chỉ số Năng lực cạnh tranh quốc gia 4.0 tăng 10 bậc, từ vị trí 77/140 quốc gia và nền kinh tế năm 2018 lên vị trí 67 vào năm 2019, là mức tăng cao nhất trên thế giới trong năm qua (năm 2020 không đánh giá xếp hạng do đại dịch COVID-19).
2. Một số nội dung cơ bản tiếp tục thực hiện cải cách hành chính trong giai đoạn tới
Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030 trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã nêu rõ 03 đột phá chiến lược nhằm khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa, con người Việt Nam và sức mạnh thời đại, huy động mọi nguồn lực, phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, trong đó có: "Đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, nhất là quản lý phát triển và quản lý xã hội. Xây dựng bộ máy Nhà nước pháp quyển xã hội chủ nghĩa tinh gọn, hiệu lực và hiệu quả; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền bảo đảm quản lý thống nhất, phát huy tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các cấp, các ngành...".
Với nhận thức về tính cấp thiết đó, CCHC cần được chỉ đạo và điều hành sát sao và đúng với yêu cầu của một nhiệm vụ đột phá chiến lược; theo đó, định hướng CCHC nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 cần tiếp tục triển khai, quán triệt thực hiện các nội dung cơ bản sau đây:
Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh CCHC nhằm xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, kỷ cương, công khai, minh bạch, nâng cao trách nhiệm giải trình; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ; hệ thống cơ quan hành chính nhà nước các cấp tinh gọn, thông suốt và hoạt động hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ nhân dân. Tiếp tục quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng về đẩy mạnh CCHC, xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình CCHC nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 một cách toàn diện, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, lấy người dân làm trung tâm, lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo đánh giá chất lượng hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước.
Thứ hai, nâng cao vai trò chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp ủy đảng, trách nhiệm của các tổ chức chính trị, xã hội, người dân, doanh nghiệp đối với công tác CCHC, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong hoạt động, chỉ đạo, điều hành và là nhiệm vụ chính trị của các cấp, các ngành. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, quán triệt về mục tiêu, nhiệm vụ CCHC tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người dân và toàn xã hội để tạo động lực và sự đồng thuận trong xã hội về thực hiện công cuộc CCHC gắn với thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước giai đoạn 2021 - 2030.
Thứ ba, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế, trong đó chủ yếu là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thể chế về tổ chức, hoạt động của nền hành chính nhà nước. Trong bối cảnh hội nhập và mở cửa, cần tạo lập đồng bộ hệ thống thể chế kinh tế, thể chế hành chính phù hợp với thông lệ chung của thế giới, phải đổi mới tổ chức bộ máy và nâng cao trình độ, năng lực, trách nhiệm của cán bộ, công chức để bắt nhịp với các nền hành chính hiện đại trong khu vực và quốc tế. Hoàn thiện thể chế về kinh doanh và cạnh tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển lành mạnh, giảm chi phí giao dịch phi chính thức, tăng cường công khai, minh bạch, tăng cường phòng, chống tham nhũng trong nền kinh tế. Qua đó, tận dụng tối đa, hiệu quả những tri thức mới, công nghệ mới, kích thích mọi công dân và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế - xã hội cùng tham gia khởi nghiệp, làm giàu chính đáng và đóng góp cho sự thịnh vượng chung của đất nước.
Thứ tư, tiếp tục đẩy mạnh cải cách TTHC góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động cung ứng dịch vụ công của bộ máy hành chính nhà nước trong bối cảnh hội nhập sâu rộng của nền kinh tế. Cải cách, đơn giản hóa tất cả các TTHC, nhất là thủ tục liên quan đến người dân, doanh nghiệp; tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật quy định về TTHC của các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương, bãi bỏ các TTHC đang gây trở ngại cho phát triển sản xuất, kinh doanh. Các TTHC liên quan đến hoạt động cung ứng dịch vụ hành chính công được đề ra cần phải phù hợp với điều kiện thực tế và khả thi. Tăng cường tạo thuận lợi tiếp cận và phát triển các yếu tố nguồn lực và thị trường, tập trung vào phát triển tiếp cận vốn và thị trường tài chính, lao động và thị trường lao động, khoa học công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ, cơ sở hạ tầng, tăng cường liên kết, hợp tác và kết nối thị trường giữa các ngành kinh tế, chủ thể kinh tế, không gian kinh tế, nâng cao năng lực hội nhập quốc tế.
Thứ năm, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước. Đẩy mạnh nghiên cứu, thí điểm một số mô hình mới về thu gọn tổ chức bộ máy gắn với thực hiện chính sách tinh giản biên chế. Tăng cường thí điểm chuyển giao một số nhiệm vụ và dịch vụ hành chính công mà nhà nước không nhất thiết phải thực hiện cho doanh nghiệp, các tổ chức xã hội đảm nhiệm; kịp thời sơ kết, tổng kết và nhân rộng những mô hình phù hợp, hiệu quả. Đổi mới hệ thống tổ chức, quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động để tinh gọn đầu mối, khắc phục chồng chéo, dàn trải và trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị sự nghiệp công lập; rà soát, chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp công lập có đủ điều kiện sang mô hình công ty cổ phần.
Tăng cường phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, hợp lý giữa Trung ương và địa phương, giữa cấp trên và cấp dưới, gắn với quyền hạn và trách nhiệm; khuyến khích sự năng động, sáng tạo và phát huy tính tích cực, chủ động của các cấp, các ngành trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước. Nghiên cứu, triển khai các biện pháp đổi mới phương thức làm việc, nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước các cấp trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thông tin.
Thứ sáu, đẩy mạnh cải cách công vụ, công chức, xây dựng đội ngũ công chức, viên chức có đủ năng lực, phẩm chất và uy tín đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Nâng cao kỹ năng, tinh thần trách nhiệm, đạo đức công vụ của đội ngũ công chức, viên chức trong xây dựng và tổ chức thực thi pháp luật. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, xử lý nghiêm những hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực của công chức, viên chức trong thực thi công vụ, giải quyết công việc cho người dân, doanh nghiệp. Nghiên cứu, đổi mới phương pháp, quy trình đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức theo hướng dân chủ, công khai, minh bạch, lượng hóa các tiêu chí đánh giá và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu. Hoàn thiện các quy định về quản lý, sử dụng và thực hiện chế độ, chính sách đối với viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ.
Thứ bảy, tiếp tục đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho các cơ quan, đơn vị gắn với nhiệm vụ được giao và sản phẩm đầu ra. Sửa đổi, bổ sung quy định về thực hiện cơ chế khoán kinh phí quản lý hành chính, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và cụ thể hóa các chủ trương của Đảng. Tăng cường các giải pháp để cung ứng dịch vụ sự nghiệp công lập theo cơ chế thị trường, thúc đẩy xã hội hóa.
Thứ tám, hoàn thiện thể chế tạo cơ sở pháp lý và xây dựng cơ sở dữ liệu nền tảng phục vụ cho việc triển khai phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số. Thực hiện Chiến lược chuyển đổi số quốc gia theo lộ trình. Tăng cường đầu tư tái cấu trúc hạ tầng công nghệ thông tin tại các bộ, ngành, địa phương; chuyển đổi hạ tầng công nghệ thông tin thành hạ tầng số ứng dụng điện toán đám mây. Triển khai xây dựng Chính quyền điện tử gắn kết chặt chẽ với CCHC, nhất là cải cách TTHC nhằm tăng cường tính hiệu quả, bền vững. Tập trung triển khai hiệu quả Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2025; Quyết định số 749/QĐ-TTg, ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030./.
T.Q