Nhìn lại bức tranh an ninh - chính trị thế giới năm 2020
- Được đăng: Thứ sáu, 05 Tháng 2 2021 13:25
- Lượt xem: 1398
(TUAG)- Năm 2020 đã khép lại, nhưng sẽ là năm để lại nhiều dấu ấn quan trọng trong tiến trình lịch sử nhân loại. Dịch COVID-19 bất ngờ bùng phát đã gây ra cuộc khủng hoảng mang tính toàn cầu: cạnh tranh gay gắt giữa các cường quốc, cùng các thách thức an ninh nổi lên gây chia rẽ, tranh chấp, đối đầu, xung đột ở nhiều khu vực, giữa các nước lớn với nhau và ngay tại mỗi nước. Nhưng trong bối cảnh đó cũng có không ít hành động, thông điệp tích cực được truyền đi với quyết tâm hóa giải các mâu thuẫn, củng cố các thể chế đa phương và liên kết toàn cầu.
Cuộc chiến chống đại dịch, hợp tác và chia rẽ
Cuộc khủng hoảng toàn cầu có khởi nguồn tại thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) từ cuối tháng 12/2019, tác nhân là virus SARS-CoV-2 sau được đặt tên là COVID-19 nhanh chóng lan rộng trên phạm vi toàn cầu. Đến cuối năm 2020, thế giới đã ghi nhận hơn 82 triệu ca nhiễm và hơn 1,8 triệu ca tử vong. Theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) do các tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, kinh tế toàn cầu ước giảm 4,4% trong năm 2020 . COVID-19 đã tác động rất tiêu cực tới mọi mặt của cuộc sống và quan hệ quốc tế. Các nước phải phong tỏa, đóng cửa biên giới, giãn cách xã hội, nhiều ngành kinh tế bị ngưng trệ rơi vào suy thoái nghiêm trọng, sự phát triển của nhân loại đứng trước những nguy cơ, thách thức chưa từng có, chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa bảo hộ, chủ nghĩa bài ngoại thừa dịp trỗi dậy, toàn cầu hóa bị chậm lại... Tuy nhiên, việc đảo ngược toàn cầu hóa sẽ không dễ dàng bởi thực tế là không thể phi toàn cầu hóa cho một thế giới vốn đã toàn cầu hóa. Đại dịch COVID-19 làm cho các quốc gia thấy được giới hạn của Hội nhập quốc tế. Nó làm cho nhân loại thấy rõ tính toàn cầu, tính cộng đồng của loài người chưa thắng thế tính ích kỷ, chủ nghĩa dân tộc. Thế giới lẽ ra cần kết nối, hợp tác phòng chống đại dịch, sản xuất, thử nghiệm vaccine, hỗ trợ kinh nghiệm, vật tư y tế… thì một số nước sử dụng chúng làm công cụ ngoại giao, trục lợi kinh tế. Tuy nhiên, việc bào chế thành công và triển khai tiêm nhiều loại vaccine ngừa COVID-19 từ cuối năm 2020 đang đem lại sự lạc quan về một tương lai tươi sáng cho thế giới.
Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đầy kịch tính và chia rẽ sâu sắc
Năm 2020 dư luận thế giới đổ dồn về Mỹ để theo dõi cuộc bầu cử tổng thống phức tạp, kịch tính, bộc lộ nhiều mặt trái. Cuộc bầu cử có số lượng cử tri cao nhất trong lịch sử Mỹ hơn 100 năm qua diễn ra trong khi Mỹ là nước có số ca nhiễm và số người tử vong vì COVID-19 nhiều nhất thế giới. Thuyết âm mưu về gian lận phiếu bầu, can thiệp từ bên ngoài, khó kiểm chứng. Các vụ kiện tụng, biểu tình, ngôn từ công kích không kiêng dè của 2 ứng cử viên, tranh cãi giữa các bang, các Đại cử tri... Với 306 phiếu đại cử tri ủng hộ, hơn cả con số mà đương kim Tổng thống Mỹ Donald Trump nhận được trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, ông Joe Biden, ứng viên của Đảng Dân chủ, đã được giới truyền thông Mỹ tuyên bố giành chiến thắng và sau đó cử tri đoàn bỏ phiếu khẳng định kết quả này. Thế nhưng, việc ông Donald Trump có nhiều phản ứng khá cực đoan khiến quá trình chuyển giao chính quyền bị ảnh hưởng. Rõ ràng nước Mỹ có “gót chân Achilles” và không thiếu những vấn đề phức tạp mà họ vẫn phê phán các nước khác. Xã hội Mỹ chia rẽ sâu sắc, trước, trong bầu cử và sẽ kéo dài sau lễ chuyển giao ngày 20/01/2021, gây khó cho việc điều hành của Tổng thống mới.
Cạnh tranh nước lớn và phân hóa giữa các bên diễn ra nhanh hơn
Năm 2020, Cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc chuyển sang giai đoạn mới-cạnh tranh chiến lược toàn diện, đối đầu, thậm chí được nhìn nhận là “Chiến tranh Lạnh kiểu mới”. Cạnh tranh bắt đầu là cuộc “khẩu chiến” về nguồn gốc của con virus SARS-CoV-2, tiếp theo là những biện pháp trả đũa lẫn nhau liên quan đến mạng 5G, với những hành động cấm vận, trừng phạt, rồi căng thẳng chuyển sang nội dung nhân quyền, chủ quyền, lập trường trong vấn đề Biển Đông, sau đó lan sang lĩnh vực an ninh quốc gia, ngoại giao và các ứng dụng công nghệ như WeChat, TikTok... mà vẫn chưa có điểm dừng. Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung làm bộc lộ những mâu thuẫn mang tính cấu trúc cần điều chỉnh như: mâu thuẫn về định hướng phát triển; về mô hình phát triển kinh tế; về hình thái ý thức hệ hay “leadership - vai trò đi đầu lãnh đạo thế giới”. Hơn thế, cạnh tranh còn làm xuất hiện hình thái đối đầu, phân tách nguy hiểm, làm đình trệ các cơ chế đối thoại, thách thức các cơ chế đa phương và được nhận định là đang rơi vào tình trạng “Chiến tranh Lạnh kiểu mới”.
Quan hệ Mỹ - Nga cũng không kém phần phức tạp, căng thẳng. Với lý do Nga sáp nhập Crimea, liên quan đến xung đột ở Donbass, Ukraine, đầu độc các nhân vật đối lập, can thiệp bầu cử, xâm nhập mạng trái phép…, Mỹ cấm xuất nhập khẩu, ngăn chặn đồng minh và các nước hợp tác công nghiệp quốc phòng, rút khỏi Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START), ngăn chặn lắp đặt đường ống dẫn khí Phương Bắc 2, đóng cửa 2 lãnh sự quán cuối cùng ở Nga…
Trong khi đó, quan hệ giữa Mỹ và EU là “đồng sàng dị mộng”, quan hệ Trung - Nga, Trung Quốc - EU, Trung - Nhật lại được tăng cường với những mức độ khác nhau nhờ hợp tác chống dịch. Còn Anh và EU lại đạt được thỏa thuận “ly hôn”. Ngày 24/12, sau gần 9 tháng nỗ lực đàm phán, Anh và Liên minh châu Âu (EU) cuối cùng cũng đạt được thỏa thuận mở ra mối quan hệ kinh tế và an ninh mới giữa hai bên sau khi Anh rời khỏi EU (Brexit). Nước Anh sẽ chính thức là một quốc gia độc lập hoàn toàn với EU từ ngày 01/01/2021 và tránh được một cuộc “ly hôn” trong hỗn loạn với EU.
Các điểm nóng vẫn “tăng nhiệt”
Biển Hoa Đông và Biển Đông trong năm 2020: mâu thuẫn, tranh chấp chủ quyền phức tạp ở Biển Hoa Đông giữa Trung Quốc với Nhật Bản và ở Biển Đông giữa Trung Quốc với một số nước ASEAN đe dọa an ninh, hòa hình, ổn định và hợp tác ở khu vực.
Xung đột biên giới Trung - Ấn: Cuộc chạm trán đầu tiên bắt đầu vào ngày 05/5/2020 khi những người lính Ấn Độ và Trung Quốc đụng độ tại Pangong Tso, một hồ nước kéo dài từ Ấn Độ đến Khu tự trị Tây Tạng (Trung Quốc) với Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) đi qua. Từ Pangong Tso, tình hình căng thẳng lan đến các khu vực biên giới khác của 2 nước ở Sikkim, thung lũng Galwan, đồng bằng Depsang và Đông Ladakh. Sự kiện xung đột thể hiện thái độ chưa từng thấy của Bắc Kinh trong 40 năm qua ở khu vực. Đồng thời, vụ này cũng châm ngọn lửa phẫn nộ với người dân Ấn Độ dẫn đến làn sóng tẩy chay các sản phẩm của Trung Quốc.
Xung đột Nagorny - Karabakh: sau nhiều năm căng thẳng âm ỉ, ngày 27/9/2020, chiến sự bùng phát giữa Azerbaijan (quốc gia được công nhận chủ quyền đối với Nagorny - Karabakh) và Armenia (quốc gia hậu thuẫn chính quyền ly khai ở khu vực này). Với vai trò trung gian hòa giải của Nga, hai nước đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn vào đêm 10/11/2020. Điểm mới đáng chú ý là Azerbaijan sử dụng hiệu quả máy bay không người lái trong cuộc đụng độ tại khu vực này khiến giới quân sự toàn cầu phải suy tính về phương thức tác chiến mới trong tương lai.
Tình hình Trung Đông năm 2020 diễn ra đầy kịch tính: Khu vực nóng lên khi Mỹ phối hợp với Israel tiến hành các hoạt động quân sự ngăn chặn tiềm năng phát triển vũ khí hạt nhân của Iran, sâu xa là làm sụp đổ chính quyền bị cho là tranh giành vị thế chiến lược với Mỹ ở khu vực. Hành động ám sát nhà khoa học hạt nhân hàng đầu Iran đổ thêm dầu vào lửa, có thể thổi bùng đám cháy trước thời điểm chuyển giao quyền lực ở Mỹ, tạo ra vật cản ngăn chặn nỗ lực nối lại Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA). Ở góc độ khác, việc Mỹ làm trung gian để Israel bình thường hóa, thiết lập quan hệ ngoại giao với 5 nước Arab (Ai Cập, Jordan, UAE, Bahrain và Sudan). Nhưng các quan hệ mới ấy lại đẩy các nước Arab vào tình trạng chia rẽ và càng làm mâu thuẫn giữa Israel với Palestin thêm căng thẳng.
Chủ nghĩa đa phương, quản trị toàn cầu đứng trước nhiều thách thức
Năm 2020, tròn 75 năm kết thúc Chiến tranh thế giới thứ Hai và thành lập Liên Hợp quốc (UN). Trật tự quốc tế này đang bị lung lay khi các nước đều đóng cửa vì dịch COVID-19, còn Mỹ tìm mọi cách bôi nhọ và chỉ trích Trung Quốc, ngừng viện trợ và dọa rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Những thiết chế đang tồn tại chưa thực hiện được đầy đủ vai trò, chức năng của nó. Các thiết chế quốc tế hỗ trợ cho quản trị toàn cầu như UN, WTO,..., kể cả các liên minh quân sự như NATO, hay tổ chức siêu quốc gia như EU đang bị xem là “lỗi thời” khi không được thiết kế để đối phó với đại dịch toàn cầu như COVID-19. Đến khi đại dịch xảy ra thì các tổ chức này gần như hoàn toàn bất lực và vai trò trở nên hết sức mờ nhạt. Còn phản ứng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có phần chậm chạp, chưa thực hiện hết chức năng và hoàn thành vai trò của nó.
Đại dịch COVID-19 làm sức hấp dẫn của “mô hình quản trị kiểu Mỹ” có phần suy giảm. Theo giới phân tích, phản ứng của Chính phủ Liên bang đối với đại dịch là chậm chạp, thiếu đồng bộ, kém hiệu quả và cho rằng Mỹ đã lạc lối. Đại dịch tàn phá cả các quốc gia mở và đóng, giàu và nghèo, cả phương Đông lẫn phương Tây. Những gì còn thiếu ở đây là một phản ứng toàn cầu có hiệu quả. Các phản ứng chính đối với đại dịch đến nay hầu như đều đến từ quốc gia hoặc thậm chí là địa phương, không phải tầm quốc tế. Tình trạng đối phó với đại dịch theo kiểu “mạnh ai nấy làm” đã nói lên nhiều điều về thực trạng nghèo nàn của quản trị toàn cầu.
Cuộc chiến chống đại dịch, hợp tác và chia rẽ
Cuộc khủng hoảng toàn cầu có khởi nguồn tại thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) từ cuối tháng 12/2019, tác nhân là virus SARS-CoV-2 sau được đặt tên là COVID-19 nhanh chóng lan rộng trên phạm vi toàn cầu. Đến cuối năm 2020, thế giới đã ghi nhận hơn 82 triệu ca nhiễm và hơn 1,8 triệu ca tử vong. Theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) do các tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, kinh tế toàn cầu ước giảm 4,4% trong năm 2020 . COVID-19 đã tác động rất tiêu cực tới mọi mặt của cuộc sống và quan hệ quốc tế. Các nước phải phong tỏa, đóng cửa biên giới, giãn cách xã hội, nhiều ngành kinh tế bị ngưng trệ rơi vào suy thoái nghiêm trọng, sự phát triển của nhân loại đứng trước những nguy cơ, thách thức chưa từng có, chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa bảo hộ, chủ nghĩa bài ngoại thừa dịp trỗi dậy, toàn cầu hóa bị chậm lại... Tuy nhiên, việc đảo ngược toàn cầu hóa sẽ không dễ dàng bởi thực tế là không thể phi toàn cầu hóa cho một thế giới vốn đã toàn cầu hóa. Đại dịch COVID-19 làm cho các quốc gia thấy được giới hạn của Hội nhập quốc tế. Nó làm cho nhân loại thấy rõ tính toàn cầu, tính cộng đồng của loài người chưa thắng thế tính ích kỷ, chủ nghĩa dân tộc. Thế giới lẽ ra cần kết nối, hợp tác phòng chống đại dịch, sản xuất, thử nghiệm vaccine, hỗ trợ kinh nghiệm, vật tư y tế… thì một số nước sử dụng chúng làm công cụ ngoại giao, trục lợi kinh tế. Tuy nhiên, việc bào chế thành công và triển khai tiêm nhiều loại vaccine ngừa COVID-19 từ cuối năm 2020 đang đem lại sự lạc quan về một tương lai tươi sáng cho thế giới.
Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đầy kịch tính và chia rẽ sâu sắc
Năm 2020 dư luận thế giới đổ dồn về Mỹ để theo dõi cuộc bầu cử tổng thống phức tạp, kịch tính, bộc lộ nhiều mặt trái. Cuộc bầu cử có số lượng cử tri cao nhất trong lịch sử Mỹ hơn 100 năm qua diễn ra trong khi Mỹ là nước có số ca nhiễm và số người tử vong vì COVID-19 nhiều nhất thế giới. Thuyết âm mưu về gian lận phiếu bầu, can thiệp từ bên ngoài, khó kiểm chứng. Các vụ kiện tụng, biểu tình, ngôn từ công kích không kiêng dè của 2 ứng cử viên, tranh cãi giữa các bang, các Đại cử tri... Với 306 phiếu đại cử tri ủng hộ, hơn cả con số mà đương kim Tổng thống Mỹ Donald Trump nhận được trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, ông Joe Biden, ứng viên của Đảng Dân chủ, đã được giới truyền thông Mỹ tuyên bố giành chiến thắng và sau đó cử tri đoàn bỏ phiếu khẳng định kết quả này. Thế nhưng, việc ông Donald Trump có nhiều phản ứng khá cực đoan khiến quá trình chuyển giao chính quyền bị ảnh hưởng. Rõ ràng nước Mỹ có “gót chân Achilles” và không thiếu những vấn đề phức tạp mà họ vẫn phê phán các nước khác. Xã hội Mỹ chia rẽ sâu sắc, trước, trong bầu cử và sẽ kéo dài sau lễ chuyển giao ngày 20/01/2021, gây khó cho việc điều hành của Tổng thống mới.
Cạnh tranh nước lớn và phân hóa giữa các bên diễn ra nhanh hơn
Năm 2020, Cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc chuyển sang giai đoạn mới-cạnh tranh chiến lược toàn diện, đối đầu, thậm chí được nhìn nhận là “Chiến tranh Lạnh kiểu mới”. Cạnh tranh bắt đầu là cuộc “khẩu chiến” về nguồn gốc của con virus SARS-CoV-2, tiếp theo là những biện pháp trả đũa lẫn nhau liên quan đến mạng 5G, với những hành động cấm vận, trừng phạt, rồi căng thẳng chuyển sang nội dung nhân quyền, chủ quyền, lập trường trong vấn đề Biển Đông, sau đó lan sang lĩnh vực an ninh quốc gia, ngoại giao và các ứng dụng công nghệ như WeChat, TikTok... mà vẫn chưa có điểm dừng. Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung làm bộc lộ những mâu thuẫn mang tính cấu trúc cần điều chỉnh như: mâu thuẫn về định hướng phát triển; về mô hình phát triển kinh tế; về hình thái ý thức hệ hay “leadership - vai trò đi đầu lãnh đạo thế giới”. Hơn thế, cạnh tranh còn làm xuất hiện hình thái đối đầu, phân tách nguy hiểm, làm đình trệ các cơ chế đối thoại, thách thức các cơ chế đa phương và được nhận định là đang rơi vào tình trạng “Chiến tranh Lạnh kiểu mới”.
Quan hệ Mỹ - Nga cũng không kém phần phức tạp, căng thẳng. Với lý do Nga sáp nhập Crimea, liên quan đến xung đột ở Donbass, Ukraine, đầu độc các nhân vật đối lập, can thiệp bầu cử, xâm nhập mạng trái phép…, Mỹ cấm xuất nhập khẩu, ngăn chặn đồng minh và các nước hợp tác công nghiệp quốc phòng, rút khỏi Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START), ngăn chặn lắp đặt đường ống dẫn khí Phương Bắc 2, đóng cửa 2 lãnh sự quán cuối cùng ở Nga…
Trong khi đó, quan hệ giữa Mỹ và EU là “đồng sàng dị mộng”, quan hệ Trung - Nga, Trung Quốc - EU, Trung - Nhật lại được tăng cường với những mức độ khác nhau nhờ hợp tác chống dịch. Còn Anh và EU lại đạt được thỏa thuận “ly hôn”. Ngày 24/12, sau gần 9 tháng nỗ lực đàm phán, Anh và Liên minh châu Âu (EU) cuối cùng cũng đạt được thỏa thuận mở ra mối quan hệ kinh tế và an ninh mới giữa hai bên sau khi Anh rời khỏi EU (Brexit). Nước Anh sẽ chính thức là một quốc gia độc lập hoàn toàn với EU từ ngày 01/01/2021 và tránh được một cuộc “ly hôn” trong hỗn loạn với EU.
Các điểm nóng vẫn “tăng nhiệt”
Biển Hoa Đông và Biển Đông trong năm 2020: mâu thuẫn, tranh chấp chủ quyền phức tạp ở Biển Hoa Đông giữa Trung Quốc với Nhật Bản và ở Biển Đông giữa Trung Quốc với một số nước ASEAN đe dọa an ninh, hòa hình, ổn định và hợp tác ở khu vực.
Xung đột biên giới Trung - Ấn: Cuộc chạm trán đầu tiên bắt đầu vào ngày 05/5/2020 khi những người lính Ấn Độ và Trung Quốc đụng độ tại Pangong Tso, một hồ nước kéo dài từ Ấn Độ đến Khu tự trị Tây Tạng (Trung Quốc) với Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) đi qua. Từ Pangong Tso, tình hình căng thẳng lan đến các khu vực biên giới khác của 2 nước ở Sikkim, thung lũng Galwan, đồng bằng Depsang và Đông Ladakh. Sự kiện xung đột thể hiện thái độ chưa từng thấy của Bắc Kinh trong 40 năm qua ở khu vực. Đồng thời, vụ này cũng châm ngọn lửa phẫn nộ với người dân Ấn Độ dẫn đến làn sóng tẩy chay các sản phẩm của Trung Quốc.
Xung đột Nagorny - Karabakh: sau nhiều năm căng thẳng âm ỉ, ngày 27/9/2020, chiến sự bùng phát giữa Azerbaijan (quốc gia được công nhận chủ quyền đối với Nagorny - Karabakh) và Armenia (quốc gia hậu thuẫn chính quyền ly khai ở khu vực này). Với vai trò trung gian hòa giải của Nga, hai nước đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn vào đêm 10/11/2020. Điểm mới đáng chú ý là Azerbaijan sử dụng hiệu quả máy bay không người lái trong cuộc đụng độ tại khu vực này khiến giới quân sự toàn cầu phải suy tính về phương thức tác chiến mới trong tương lai.
Tình hình Trung Đông năm 2020 diễn ra đầy kịch tính: Khu vực nóng lên khi Mỹ phối hợp với Israel tiến hành các hoạt động quân sự ngăn chặn tiềm năng phát triển vũ khí hạt nhân của Iran, sâu xa là làm sụp đổ chính quyền bị cho là tranh giành vị thế chiến lược với Mỹ ở khu vực. Hành động ám sát nhà khoa học hạt nhân hàng đầu Iran đổ thêm dầu vào lửa, có thể thổi bùng đám cháy trước thời điểm chuyển giao quyền lực ở Mỹ, tạo ra vật cản ngăn chặn nỗ lực nối lại Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA). Ở góc độ khác, việc Mỹ làm trung gian để Israel bình thường hóa, thiết lập quan hệ ngoại giao với 5 nước Arab (Ai Cập, Jordan, UAE, Bahrain và Sudan). Nhưng các quan hệ mới ấy lại đẩy các nước Arab vào tình trạng chia rẽ và càng làm mâu thuẫn giữa Israel với Palestin thêm căng thẳng.
Chủ nghĩa đa phương, quản trị toàn cầu đứng trước nhiều thách thức
Năm 2020, tròn 75 năm kết thúc Chiến tranh thế giới thứ Hai và thành lập Liên Hợp quốc (UN). Trật tự quốc tế này đang bị lung lay khi các nước đều đóng cửa vì dịch COVID-19, còn Mỹ tìm mọi cách bôi nhọ và chỉ trích Trung Quốc, ngừng viện trợ và dọa rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Những thiết chế đang tồn tại chưa thực hiện được đầy đủ vai trò, chức năng của nó. Các thiết chế quốc tế hỗ trợ cho quản trị toàn cầu như UN, WTO,..., kể cả các liên minh quân sự như NATO, hay tổ chức siêu quốc gia như EU đang bị xem là “lỗi thời” khi không được thiết kế để đối phó với đại dịch toàn cầu như COVID-19. Đến khi đại dịch xảy ra thì các tổ chức này gần như hoàn toàn bất lực và vai trò trở nên hết sức mờ nhạt. Còn phản ứng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có phần chậm chạp, chưa thực hiện hết chức năng và hoàn thành vai trò của nó.
Đại dịch COVID-19 làm sức hấp dẫn của “mô hình quản trị kiểu Mỹ” có phần suy giảm. Theo giới phân tích, phản ứng của Chính phủ Liên bang đối với đại dịch là chậm chạp, thiếu đồng bộ, kém hiệu quả và cho rằng Mỹ đã lạc lối. Đại dịch tàn phá cả các quốc gia mở và đóng, giàu và nghèo, cả phương Đông lẫn phương Tây. Những gì còn thiếu ở đây là một phản ứng toàn cầu có hiệu quả. Các phản ứng chính đối với đại dịch đến nay hầu như đều đến từ quốc gia hoặc thậm chí là địa phương, không phải tầm quốc tế. Tình trạng đối phó với đại dịch theo kiểu “mạnh ai nấy làm” đã nói lên nhiều điều về thực trạng nghèo nàn của quản trị toàn cầu.
P.TT