Truy cập hiện tại

Đang có 209 khách và không thành viên đang online

Thực tiễn - kinh nghiệm

Diệt rầy bằng sáng chế độc đáo của thầy giáo ở An Giang

(TGAG)- Hình dáng nhỏ, gọn dễ di chuyển ra ruộng, đó là tính năng tiện ích của nông cụ diệt rầy do một thầy giáo ở An Giang chế tạo. Không cần thuốc trừ sâu, nông cụ mới này hỗ trợ bắt rầy làm sạch môi trường bằng năng lượng mặt trời kết hợp với các thiết bị điện tử.

Là thầy giáo nhưng Trần Trung Hiếu lại có sở thích sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp. Hướng đến nền nông nghiệp 4.0 không sử dụng thuốc hóa học diệt sâu rầy trong sản xuất nông nghiệp, anh Hiếu đã nghiên cứu sáng tạo thành công nông cụ gọi là máy diệt rầy tự động.


Anh Hiếu đang lắp đặt máy bắt rầy tự động.

Cấu tạo của máy gồm các thiết bị như tấm pin năng lượng 25w, mạch sạc pin năng lượng 12/24vol 20AH, Module cảm biến ánh sáng 12v, mạch tăng áp phóng điện, mạch bảo vệ áp cho ắc-quy, mạch giảm áp, Ắc quy 12v- 8Ah. Nói về nguyên  lý hoạt động của máy bắt rầy tự động, anh Trần Trung Hiếu cho biết “Hoạt động của máy bắt rầy này theo nguyên lý cảm biến ánh sáng ngày và đêm. Ban ngày thì hệ thống lưới và mạch điện không hoạt động, chuyển sang chế độ sạc điện vào ắc-quy. Ban đêm thì hệ thống ngưng sạc chuyển sang chế độ bắt và diệt sâu rầy”.

Hệ thống diệt sâu rầy tự động giúp nông dân cải thiện được chi phí trong sản xuất, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phun vào môi trường tự nhiên.  Tính mới của sản phẩm là sử dụng nguồn điện từ pin năng lượng mặt trời nạp vào ắc-quy cung cấp cho đèn tự động bật sáng vào ban đêm. Rầy thấy ánh sáng bay vào và tự động bị diệt. “Tôi rất thích vì công hiệu vào ban đêm thì đèn rất sáng thì con rầy chui vào. Khi nó chui vào đến gần ánh sáng thì bị nguồn điện giật con rầy chết. Nếu có đất sản xuất nhiều thì mình cấm nhiều cái máy thì có thể diệt độ rầy rất nhiều bởi vì nó diệt rất nhiều rầy vào ban đêm. Giá thành rất hợp lý”. Anh Lê Công Đợt, ấp Hòa Lợi, xã Vĩnh Lợi, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang có nhận xét.

Theo tính toán nếu như 1 ha lúa nông dân thuê nhân công xịt 90 bình thuốc, mỗi bình tiền công 9.000 thì phải tốn ít nhất 810.000 đồng, còn áp dụng hệ thống diệt rầy tự động chỉ tốn chi phí đầu tư mua máy ban đầu khoảng vài ba triệu đồng mà thời gian sử dụng của máy có thể kéo dài khoảng 2 năm, công dụng diệt sâu rầy rất hiệu quả. Sản phẩm do anh Hiếu sáng tạo hiện được người nông dân canh tác diện rộng và sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ chấp nhận.


Máy diệt nhiều rầy vào ban đêm.

Trong khi thị trường vẫn còn nhiều loại thuốc trừ sâu rầy thì hệ thống máy diệt rầy tự động được xem là giải pháp hữu dụng giúp người nông dân giảm chi phí sản xuất, tạo ra sản phẩm nông sản sạch trong điều kiện nhà nước và nhà nông đang hướng tới mục tiêu sản xuất 4.0. Hiện anh Trần Trung Hiếu đang đăng ký độc quyền kiểu dáng sản phẩm và đưa sản phẩm dự thi khoa học sáng tạo năm 2019.

BẢO PHONG
Tiến tới đại hội đảng
Dua-nghi-quyet-vao-cuoc-song
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
36727394