Công tác Lịch sử Đảng
Nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng bộ giai đoạn 1969 - 1975
- Được đăng: Thứ hai, 09 Tháng 7 2018 15:23
- Lượt xem: 15509
(TGAG)- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của quân và dân miền Nam đánh đòn quyết định vào ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải xuống thang chiến tranh, ngồi vào bàn đàm phán với ta. Để cứu vãn tình thế, Mỹ và tay sai tiến hành chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Đảng ta lãnh đạo nhân dân chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, buộc Mỹ rút quân về nước, đánh bại ngụy quân, ngụy quyền, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ giai đoạn 1969 - 1975 cần thể hiện các nội dung chính sau:
Thứ nhất, trình bày khái quát đường lối, chủ trương của Đảng trong những năm 1969 - 1975: Cuộc chiến đấu của nhân dân ta trong những năm 1969 - 1972, đặc biệt là cuộc tiến công chiến lược năm 1972 đã làm phá sản chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ. Ngày 27/1/1973, Hiệp định về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam (Hiệp định Paris) được ký kết. Cuối tháng 9 đầu tháng 10/1974, Bộ Chính trị phê duyệt Kế hoạch gồm 2 bước (Bước 1: năm 1975, tranh thủ bất ngờ, tiến công lớn và rộng khắp. Bước 2: năm 1976, thực hiện tổng công kích, tổng khởi nghĩa, giải phóng hoàn toàn miền Nam), “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”. Ngày 29/3/1975, Trung ương Cục miền Nam ra Nghị quyết 15 nêu rõ: “nhằm hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà... phải thật tập trung từng giờ, từng ngày, từng tháng từ đầu tháng 4/1975”...
Thứ hai, trình bày khái quát đường lối, chủ trương của Đảng bộ tỉnh trong những năm 1969 - 1975 như: Chống “bình định cấp tốc” của địch, đẩy mạnh vũ trang tuyên truyền; xây dựng căn cứ đầu cầu về miền Tây và làm nghĩa vụ quốc tế (1969 - 1970); chống “bình định đặc biệt”, tiến hành chiến dịch tổng hợp góp phần buộc địch ký Hiệp định Paris (1971 - 1972); đấu tranh chống địch vi phạm Hiệp định, mở rộng địa bàn hoạt động; thay đổi địa bàn, tiến hành chiến dịch mùa khô 1974 - 1975.
Những ngày cuối tháng 4, đầu tháng 5/1975, Đảng bộ tỉnh lãnh đạo nhân dân giải phóng các huyện, thị xã:
+ Tỉnh Long Châu Hà: 18 giờ 30, ngày 1/5/1975, giải phóng hoàn toàn thị xã Long Xuyên. Tại Châu Đốc từ sáng ngày 30/4, số tàn quân địch chạy về đây ngày càng nhiều, sáng ngày 1/5, lực lượng cách mạng chiếm các công sở chính trong nội ô. Đến trưa, lực lượng thị xã bên ngoài vào phối hợp giải phóng hoàn toàn tỉnh lỵ. Cùng ngày quân ta giải phóng các huyện Châu Thành, Tịnh Biên, Tri Tôn, Huệ Đức. Ngày 3/5, giải phóng huyện Châu Phú...
+ Tỉnh Long Châu Tiền: Sáng 1/5, giải phóng hoàn toàn Tân Châu; Phú Tân: từ trưa 30/4, số ác ôn ngoan cố cùng với “Bảo an quân Hòa Hảo” (khoảng 2.000 tên) lập các phòng tuyến “tử thủ”. Lực lượng cách mạng tại chỗ vừa vận động thuyết phục, vừa liên lạc đón lực lượng bên ngoài vào hỗ trợ. Sáng ngày 3/5, ta tiếp quản trụ sở Trung ương Giáo hội của Lương Trọng Tường với rất nhiều vũ khí được chôn giấu...
+ Tại Chợ Mới, sáng 6/5/1975, hàng ngàn “Bảo an quân Hòa Hảo” ra hàng, Chợ Mới hoàn toàn giải phóng...
Thứ ba, trình bày cụ thể sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng bộ cấp trên, Trung ương Đảng, gồm 2 nội dung chính:
Nội dung thứ nhất: Kiên cường bám trụ đánh địch, bước đầu làm thất bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, buộc quân Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam (1969 - 1973): Tình hình địa phương sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968; bộ máy ngụy quân, ngụy quyền sau khi Mỹ rút quân; tinh thần binh lính địch; địch kìm kẹp dân, bắt lính đôn quân (hình thức, số lượng); phong trào đấu tranh của học sinh sinh viên đòi dân chủ học đường, chống quân sự hóa học đường (thời gian, địa điểm, số lượng, hình thức, kết quả); các cuộc đấu tranh chống càn, chống bắt lính; các hoạt động quân sự, binh vận (hình thức, nội dung, kết quả), việc khôi phục các tổ chức, cơ sở Đảng; các hình thức nuôi chứa cán bộ...
Nội dung thứ hai: Tổng tiến công và nổi dậy, góp phần giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (1973 - 1975): Việc triển khai, học tập chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nội dung Hiệp định Paris (thời gian, địa điểm số lượng cán bộ học tập); đấu tranh đòi địch thi hành Hiệp định; xây dựng căn cứ, địa bàn đứng chân; phát triển đảng viên và các tổ chức quần chúng; phong trào đấu tranh của các tín đồ, chức sắc chống Thiệu bắt thanh niên trong đạo đi lính; tham gia chiến dịch mùa khô 1974 - 1975. Quá trình giải phóng địa phương: Chủ trương của cấp trên như thế nào, tiếp thu nghị quyết ở đâu, ai tiếp thu; xây dựng kế hoạch giải phóng địa phương (nơi nào là trọng điểm; phân công nhiệm vụ cụ thể cho ai và làm việc gì để giành chính quyền, phối hợp các mũi tiến công ra sao...); diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch. Nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm...
Để nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ giai đoạn 1969 - 1975, chúng ta cần phải tham khảo nhiều nguồn tài liệu. Trong đó cần tham khảo những ấn phẩm lịch sử tiêu biểu như: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam - tập 2 (1954 - 1975) (Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương), Văn kiện Đảng toàn tập - tập 30 đến 36 (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2001)...; các ấn phẩm lịch sử địa phương như: Địa chí An Giang (Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, 2013), Lịch sử Đảng bộ tỉnh An Giang - tập 2 (1954 - 1975) (Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang, 2007), Truyền thống công tác Tuyên giáo tỉnh An Giang (1930 - 2005) (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang, 2005)...; lịch sử Đảng bộ cấp trên trực tiếp và lịch sử Đảng bộ các địa phương lân cận.
Nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ giai đoạn 1969 - 1975 cần thể hiện các nội dung chính sau:
Thứ nhất, trình bày khái quát đường lối, chủ trương của Đảng trong những năm 1969 - 1975: Cuộc chiến đấu của nhân dân ta trong những năm 1969 - 1972, đặc biệt là cuộc tiến công chiến lược năm 1972 đã làm phá sản chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ. Ngày 27/1/1973, Hiệp định về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam (Hiệp định Paris) được ký kết. Cuối tháng 9 đầu tháng 10/1974, Bộ Chính trị phê duyệt Kế hoạch gồm 2 bước (Bước 1: năm 1975, tranh thủ bất ngờ, tiến công lớn và rộng khắp. Bước 2: năm 1976, thực hiện tổng công kích, tổng khởi nghĩa, giải phóng hoàn toàn miền Nam), “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”. Ngày 29/3/1975, Trung ương Cục miền Nam ra Nghị quyết 15 nêu rõ: “nhằm hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà... phải thật tập trung từng giờ, từng ngày, từng tháng từ đầu tháng 4/1975”...
Thứ hai, trình bày khái quát đường lối, chủ trương của Đảng bộ tỉnh trong những năm 1969 - 1975 như: Chống “bình định cấp tốc” của địch, đẩy mạnh vũ trang tuyên truyền; xây dựng căn cứ đầu cầu về miền Tây và làm nghĩa vụ quốc tế (1969 - 1970); chống “bình định đặc biệt”, tiến hành chiến dịch tổng hợp góp phần buộc địch ký Hiệp định Paris (1971 - 1972); đấu tranh chống địch vi phạm Hiệp định, mở rộng địa bàn hoạt động; thay đổi địa bàn, tiến hành chiến dịch mùa khô 1974 - 1975.
Những ngày cuối tháng 4, đầu tháng 5/1975, Đảng bộ tỉnh lãnh đạo nhân dân giải phóng các huyện, thị xã:
+ Tỉnh Long Châu Hà: 18 giờ 30, ngày 1/5/1975, giải phóng hoàn toàn thị xã Long Xuyên. Tại Châu Đốc từ sáng ngày 30/4, số tàn quân địch chạy về đây ngày càng nhiều, sáng ngày 1/5, lực lượng cách mạng chiếm các công sở chính trong nội ô. Đến trưa, lực lượng thị xã bên ngoài vào phối hợp giải phóng hoàn toàn tỉnh lỵ. Cùng ngày quân ta giải phóng các huyện Châu Thành, Tịnh Biên, Tri Tôn, Huệ Đức. Ngày 3/5, giải phóng huyện Châu Phú...
+ Tỉnh Long Châu Tiền: Sáng 1/5, giải phóng hoàn toàn Tân Châu; Phú Tân: từ trưa 30/4, số ác ôn ngoan cố cùng với “Bảo an quân Hòa Hảo” (khoảng 2.000 tên) lập các phòng tuyến “tử thủ”. Lực lượng cách mạng tại chỗ vừa vận động thuyết phục, vừa liên lạc đón lực lượng bên ngoài vào hỗ trợ. Sáng ngày 3/5, ta tiếp quản trụ sở Trung ương Giáo hội của Lương Trọng Tường với rất nhiều vũ khí được chôn giấu...
+ Tại Chợ Mới, sáng 6/5/1975, hàng ngàn “Bảo an quân Hòa Hảo” ra hàng, Chợ Mới hoàn toàn giải phóng...
Thứ ba, trình bày cụ thể sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng bộ cấp trên, Trung ương Đảng, gồm 2 nội dung chính:
Nội dung thứ nhất: Kiên cường bám trụ đánh địch, bước đầu làm thất bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, buộc quân Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam (1969 - 1973): Tình hình địa phương sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968; bộ máy ngụy quân, ngụy quyền sau khi Mỹ rút quân; tinh thần binh lính địch; địch kìm kẹp dân, bắt lính đôn quân (hình thức, số lượng); phong trào đấu tranh của học sinh sinh viên đòi dân chủ học đường, chống quân sự hóa học đường (thời gian, địa điểm, số lượng, hình thức, kết quả); các cuộc đấu tranh chống càn, chống bắt lính; các hoạt động quân sự, binh vận (hình thức, nội dung, kết quả), việc khôi phục các tổ chức, cơ sở Đảng; các hình thức nuôi chứa cán bộ...
Nội dung thứ hai: Tổng tiến công và nổi dậy, góp phần giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (1973 - 1975): Việc triển khai, học tập chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nội dung Hiệp định Paris (thời gian, địa điểm số lượng cán bộ học tập); đấu tranh đòi địch thi hành Hiệp định; xây dựng căn cứ, địa bàn đứng chân; phát triển đảng viên và các tổ chức quần chúng; phong trào đấu tranh của các tín đồ, chức sắc chống Thiệu bắt thanh niên trong đạo đi lính; tham gia chiến dịch mùa khô 1974 - 1975. Quá trình giải phóng địa phương: Chủ trương của cấp trên như thế nào, tiếp thu nghị quyết ở đâu, ai tiếp thu; xây dựng kế hoạch giải phóng địa phương (nơi nào là trọng điểm; phân công nhiệm vụ cụ thể cho ai và làm việc gì để giành chính quyền, phối hợp các mũi tiến công ra sao...); diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch. Nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm...
Để nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ giai đoạn 1969 - 1975, chúng ta cần phải tham khảo nhiều nguồn tài liệu. Trong đó cần tham khảo những ấn phẩm lịch sử tiêu biểu như: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam - tập 2 (1954 - 1975) (Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương), Văn kiện Đảng toàn tập - tập 30 đến 36 (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2001)...; các ấn phẩm lịch sử địa phương như: Địa chí An Giang (Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, 2013), Lịch sử Đảng bộ tỉnh An Giang - tập 2 (1954 - 1975) (Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang, 2007), Truyền thống công tác Tuyên giáo tỉnh An Giang (1930 - 2005) (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang, 2005)...; lịch sử Đảng bộ cấp trên trực tiếp và lịch sử Đảng bộ các địa phương lân cận.
P.LLCT&LSĐ