Quan hệ Việt Nam-Liên hợp quốc sau 39 năm gia nhập (20-9-1977)
- Được đăng: Chủ nhật, 18 Tháng 9 2016 19:40
- Lượt xem: 3943
(TGAG)- Cách đây 39 năm (20/9/1977-20/9/2016), Việt Nam chính thức gia nhập Liên hợp quốc (LHQ). Đây là sự kiện mở ra một chương mới cho chính sách “đa phương hóa” “đa dạng hóa” quan hệ đối ngoại của Việt Nam. Và quan hệ của Việt Nam với Liên hợp quốc cũng không ngừng được phát triển theo hướng ngày càng sâu rộng và hiệu quả.
Với đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với trên 180 nước thuộc tất cả các châu lục và 70 vùng lãnh thổ, là thành viên của hầu hết các tổ chức quan trọng trong khu vực và quốc tế, với vị thế và vai trò ngày càng được khẳng định.
Việt Nam cũng là nước tham gia ký kết nhiều điều ước quốc tế do LHQ tổ chức. Năm 2009, Việt Nam đã được bầu làm Chủ tịch luân phiên Hội nghị giải trừ quân bị và hiện đang tham gia vào hoạt động gìn giữ hòa bình trên một số lĩnh vực phi vũ trang, phù hợp với điều kiện và khả năng của mình.
Trên cương vị Chủ tịch HĐBA (7/2009), Việt Nam lần đầu tiên đưa ra sáng kiến tham vấn các thành viên LHQ về báo cáo công tác năm của HĐBA và được nhiều nước đánh giá cao. Việt Nam cũng đã ứng cử thành công vào Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014 - 2016, và chuẩn bị ứng cử vào ECOSOC (2016-2018), và HĐBA (2020-2021).
Tại các diễn đàn LHQ, Việt Nam tích cực tham gia thảo luận để giải quyết các vấn đề quan tâm chung về kinh tế, xã hội, văn hóa, nhân đạo và bảo đảm nhân quyền, đồng thời đóng góp vào việc cải tổ các cơ quan LHQ theo hướng mở rộng minh bạch, dân chủ và hiệu quả.
Trong các năm 1986-1996, quan hệ Việt Nam - LHQ lại tập trung thu hút nguồn lực cho sự nghiệp đổi mới. Theo đó, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là đổi mới chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Đến cuối những năm 1980, LHQ chiếm tới gần 60% tổng số viện trợ cho Việt Nam, viện trợ không hoàn lại đã đạt con số trên 630 triệu USD. LHQ cũng đã nâng mức hỗ trợ cho Quỹ Phát triển Nông nghiệp, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ, Tổ chức Phát triển Công nghiệp LHQ…
Từ năm 1997 đến năm 2011, LHQ dành ưu tiên cho các lĩnh vực xóa đói giảm nghèo và các chính sách xã hội; cải cách và quản lý phát triển; quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên; điều phối viện trợ, quản lý Nhà nước và huy động nguồn lực; chuyển từ hỗ trợ kỹ thuật sang hỗ trợ các biện pháp cải cách chính sách, thể chế kinh tế, doanh nghiệp Nhà nước, hành chính công, luật pháp, phát triển hệ thống ngân hàng; thực hiện quy chế dân chủ, quyền bình đẳng nam nữ, tổ chức Nhóm tư vấn các nhà tài trợ; thúc đẩy cải cách và sửa đổi nhiều bộ luật quan trọng...
Trong giai đoạn 2012-2016, quan hệ Việt Nam - LHQ hướng tới nâng cao chất lượng phát triển với việc ưu tiên 3 lĩnh vực trọng tâm là: Chất lượng tăng trưởng; bảo trợ xã hội và tiếp cận các dịch vụ xã hội; tăng cường tiếng nói và nâng cao quản trị công.
Vị thế Việt Nam ngày càng được nâng cao:
Trong suốt 39 năm qua, Việt Nam luôn tiến hành chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, rộng mở, “đa phương hóa”, “đa dạng hóa” quan hệ quốc tế; bạn bè thấy ở Việt Nam một người bạn, một đối tác tin cậy, có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế.
Từ những năm 1990 đến nay, trên cơ sở chủ trương của Đảng, Việt Nam đã tích cực, chủ động tham gia các công việc tại LHQ, góp phần nâng cao vị thế quốc tế, đấu tranh bảo vệ các lợi ích thiết thân của Việt Nam, nhất là trên các vấn đề an ninh, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, trong đó có nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giải quyết hòa bình các tranh chấp, đảm bảo lợi ích chính đáng của tất cả các thành viên, nhất là các nước chậm phát triển.
Lãnh đạo cấp cao của Việt Nam đã tham dự và có nhiều ý kiến đóng góp quan trọng về phương hướng, ưu tiên của LHQ tại các diễn đàn của LHQ. Việt Nam cũng đã đón nhiều đoàn cấp cao của LHQ vào thăm, trong đó có các Tổng Thư ký LHQ như ông Kofi Annan (2006), ông Ban Ki-moon (2010 và 2015), qua đó góp phần thắt chặt hơn nữa quan hệ Việt Nam - LHQ.
Ghi nhận những đóng góp nhiều mặt của Việt Nam vào công việc của LHQ, các quốc gia thành viên đã tín nhiệm bầu Việt Nam là Uỷ viên không thường trực HĐBA nhiệm kỳ 2008-2009, được Tổng thư ký LHQ và các nước thành viên đánh giá cao, góp phần nâng cao uy tín, vị thế quốc tế của Việt Nam.
Lần thứ hai, Việt Nam đã chính thức ứng cử làm Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc (nhiệm kỳ 2020-2021), đăng cai tổ chức Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới IPU lần thứ 132 (năm 2015) và cũng lần thứ hai đăng cai tổ chức Hội nghị cấp cao APEC (năm 2017). Nước ta đã được bầu vào Hội đồng Thống đốc Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), Ủy ban Di sản thế giới của UNESCO và lần đầu tiên được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (nhiệm kỳ 2014-2016) với số phiếu rất cao, kết quả đó thể hiện uy tín quốc tế của nước ta và lòng tin của cộng đồng quốc tế dành cho Việt Nam.
Với đường lối đối ngoại rộng mở của Việt Nam, trải qua 39 năm quan hệ Việt Nam - LHQ với những bước phát triển vượt bậc trên tất cả phương diện và trên nhiều cấp độ khác nhau, đã không ngừng nâng cao vị thế của Việt Nam trên chính trường, góp phần quan trọng vào việc duy trì nền hòa bình, ổn định, phát triển tại khu vực và trên thế giới, đưa lại niềm tự hào cho dân tộc Việt Nam./.
Với đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với trên 180 nước thuộc tất cả các châu lục và 70 vùng lãnh thổ, là thành viên của hầu hết các tổ chức quan trọng trong khu vực và quốc tế, với vị thế và vai trò ngày càng được khẳng định.
Việt Nam cũng là nước tham gia ký kết nhiều điều ước quốc tế do LHQ tổ chức. Năm 2009, Việt Nam đã được bầu làm Chủ tịch luân phiên Hội nghị giải trừ quân bị và hiện đang tham gia vào hoạt động gìn giữ hòa bình trên một số lĩnh vực phi vũ trang, phù hợp với điều kiện và khả năng của mình.
Trên cương vị Chủ tịch HĐBA (7/2009), Việt Nam lần đầu tiên đưa ra sáng kiến tham vấn các thành viên LHQ về báo cáo công tác năm của HĐBA và được nhiều nước đánh giá cao. Việt Nam cũng đã ứng cử thành công vào Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014 - 2016, và chuẩn bị ứng cử vào ECOSOC (2016-2018), và HĐBA (2020-2021).
Tại các diễn đàn LHQ, Việt Nam tích cực tham gia thảo luận để giải quyết các vấn đề quan tâm chung về kinh tế, xã hội, văn hóa, nhân đạo và bảo đảm nhân quyền, đồng thời đóng góp vào việc cải tổ các cơ quan LHQ theo hướng mở rộng minh bạch, dân chủ và hiệu quả.
Sự phát triển của quan hệ Việt Nam và Liên Hợp Quốc có thể chia thành 4 giai đoạn:
Trong những năm 1977-1986, Việt Nam tập trung vào khắc phục hậu quả chiến tranh. LHQ đã tích cực giúp giải quyết những khó khăn nhiều mặt với tổng viện trợ đạt hơn 500 triệu USD. Tài trợ cho Việt Nam thông qua các Chương trình, đã hỗ trợ đáng kể cho đầu tư của Việt Nam trong các hạng mục phát triển an sinh xã hội.Trong các năm 1986-1996, quan hệ Việt Nam - LHQ lại tập trung thu hút nguồn lực cho sự nghiệp đổi mới. Theo đó, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là đổi mới chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Đến cuối những năm 1980, LHQ chiếm tới gần 60% tổng số viện trợ cho Việt Nam, viện trợ không hoàn lại đã đạt con số trên 630 triệu USD. LHQ cũng đã nâng mức hỗ trợ cho Quỹ Phát triển Nông nghiệp, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ, Tổ chức Phát triển Công nghiệp LHQ…
Từ năm 1997 đến năm 2011, LHQ dành ưu tiên cho các lĩnh vực xóa đói giảm nghèo và các chính sách xã hội; cải cách và quản lý phát triển; quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên; điều phối viện trợ, quản lý Nhà nước và huy động nguồn lực; chuyển từ hỗ trợ kỹ thuật sang hỗ trợ các biện pháp cải cách chính sách, thể chế kinh tế, doanh nghiệp Nhà nước, hành chính công, luật pháp, phát triển hệ thống ngân hàng; thực hiện quy chế dân chủ, quyền bình đẳng nam nữ, tổ chức Nhóm tư vấn các nhà tài trợ; thúc đẩy cải cách và sửa đổi nhiều bộ luật quan trọng...
Trong giai đoạn 2012-2016, quan hệ Việt Nam - LHQ hướng tới nâng cao chất lượng phát triển với việc ưu tiên 3 lĩnh vực trọng tâm là: Chất lượng tăng trưởng; bảo trợ xã hội và tiếp cận các dịch vụ xã hội; tăng cường tiếng nói và nâng cao quản trị công.
Vị thế Việt Nam ngày càng được nâng cao:
Trong suốt 39 năm qua, Việt Nam luôn tiến hành chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, rộng mở, “đa phương hóa”, “đa dạng hóa” quan hệ quốc tế; bạn bè thấy ở Việt Nam một người bạn, một đối tác tin cậy, có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế.
Từ những năm 1990 đến nay, trên cơ sở chủ trương của Đảng, Việt Nam đã tích cực, chủ động tham gia các công việc tại LHQ, góp phần nâng cao vị thế quốc tế, đấu tranh bảo vệ các lợi ích thiết thân của Việt Nam, nhất là trên các vấn đề an ninh, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, trong đó có nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giải quyết hòa bình các tranh chấp, đảm bảo lợi ích chính đáng của tất cả các thành viên, nhất là các nước chậm phát triển.
Lãnh đạo cấp cao của Việt Nam đã tham dự và có nhiều ý kiến đóng góp quan trọng về phương hướng, ưu tiên của LHQ tại các diễn đàn của LHQ. Việt Nam cũng đã đón nhiều đoàn cấp cao của LHQ vào thăm, trong đó có các Tổng Thư ký LHQ như ông Kofi Annan (2006), ông Ban Ki-moon (2010 và 2015), qua đó góp phần thắt chặt hơn nữa quan hệ Việt Nam - LHQ.
Ghi nhận những đóng góp nhiều mặt của Việt Nam vào công việc của LHQ, các quốc gia thành viên đã tín nhiệm bầu Việt Nam là Uỷ viên không thường trực HĐBA nhiệm kỳ 2008-2009, được Tổng thư ký LHQ và các nước thành viên đánh giá cao, góp phần nâng cao uy tín, vị thế quốc tế của Việt Nam.
Lần thứ hai, Việt Nam đã chính thức ứng cử làm Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc (nhiệm kỳ 2020-2021), đăng cai tổ chức Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới IPU lần thứ 132 (năm 2015) và cũng lần thứ hai đăng cai tổ chức Hội nghị cấp cao APEC (năm 2017). Nước ta đã được bầu vào Hội đồng Thống đốc Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), Ủy ban Di sản thế giới của UNESCO và lần đầu tiên được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (nhiệm kỳ 2014-2016) với số phiếu rất cao, kết quả đó thể hiện uy tín quốc tế của nước ta và lòng tin của cộng đồng quốc tế dành cho Việt Nam.
Với đường lối đối ngoại rộng mở của Việt Nam, trải qua 39 năm quan hệ Việt Nam - LHQ với những bước phát triển vượt bậc trên tất cả phương diện và trên nhiều cấp độ khác nhau, đã không ngừng nâng cao vị thế của Việt Nam trên chính trường, góp phần quan trọng vào việc duy trì nền hòa bình, ổn định, phát triển tại khu vực và trên thế giới, đưa lại niềm tự hào cho dân tộc Việt Nam./.
P.TTCTTG (tổng hợp)