Tuyên truyền kỷ niệm 110 năm Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (05/6/1911 - 05/6/2021)
- Được đăng: Thứ năm, 27 Tháng 5 2021 09:49
- Lượt xem: 3409
(TUAG)- Nhằm thiết thực kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2021), kỷ niệm 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2021), Tuyên giáo An Giang trân trọng giới thiệu Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 110 năm Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước.
I. KHÁI QUÁT THÂN THẾ, SỰ NGHIỆP CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
Chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, khi đi học tên là Nguyễn Tất Thành, hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, sau đổi tên Hồ Chí Minh) sinh ngày 19/5/1890, tại làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, lớn lên trong tình cảnh đất nước ta bị thực dân Pháp xâm lược. Các phong trào vũ trang kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta nổi lên mạnh mẽ trong cả nước, tiêu biểu như: Trương Định, Nguyễn Trung Trực… ở Nam Bộ; Trần Tấn, Đặng Như Mai, Nguyễn Xuân Ôn, Phan Đình Phùng… ở miền Trung; Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Quang Bích… ở miền Bắc. Tuy nhiên, do chưa có một đường lối kháng chiến rõ ràng, lại dựa trên ý thức hệ phong kiến, nên các phong trào trên đều thất bại. Phong trào yêu nước chống thực dân Pháp của nhân dân ta chuyển dần sang xu hướng dân chủ tư sản với sự xuất hiện của các phong trào Đông Du của Phan Bội Châu, Duy Tân của Phan Chu Trinh… nhưng cũng lần lượt thất bại.
Chứng kiến sự bóc lột, đày đọa nhân dân ta hết sức tàn bạo của thực dân Pháp; những điều tai nghe, mắt thấy về sự hy sinh xương máu to lớn của nhân dân ta nhưng không đạt mục đích giải phóng dân tộc ta khỏi ách nô lệ đã để lại trong tư tưởng Hồ Chí Minh những ấn tượng sâu sắc, những nguyên nhân thành bại, nung nấu lòng căm thù và thôi thúc Người đi tìm đường cứu nước. Hồ Chí Minh không “Đông Du” theo lời khuyên của các bậc tiền bối mà chọn con đường “Tây Du” sang “mẫu quốc” và các nước đế quốc khác để “xem họ làm như thế nào để trở về giúp đồng bào”.
Khoảng đầu tháng 9/1910, trên đường từ Quy Nhơn vào Sài Gòn, tìm cách đi sang Pháp và các nước phương Tây “xem họ làm như thế nào để trở về giúp đồng bào”, Nguyễn Tất Thành (tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc bấy giờ) dừng chân ở Phan Thiết. Người xin dạy học tại Trường Dục Thanh, một trường tư thục do các ông Nguyễn Trọng Lội và Nguyễn Quý Anh (con trai cụ Nguyễn Thông, một nhân sĩ yêu nước) thành lập năm 1907. Từ giữa tháng 9/1910 đến tháng 2/1911, Nguyễn Tất Thành dạy học ở Trường Dục Thanh (Phan Thiết - Bình Thuận).
Tỉnh Bình Thuận nằm ở cuối miền Trung, giáp ranh giữa Trung Kỳ thuộc quyền cai quản của triều Nguyễn với Nam Kỳ thuộc quyền cai trị trực tiếp của thực dân Pháp. Nơi đây hội tụ nhiều sĩ phu yêu nước lánh nạn đàn áp của thực dân Pháp và triều đình nhà Nguyễn. Trong số các sĩ phu đó có Phan Châu Trinh là người đưa ra kế sách cứu nước, trước hết phải “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Tán thành đường lối của ông, các vị sĩ phu yêu nước đã lần lượt lập ra Hội Liên Thành, Liên Thành Thương Quán, Liên Thành Thư xã và Trường Dục Thanh. Tên gọi Trường Dục Thanh đã nói lên mục đích và ý nghĩa của nó: Giáo dục bồi dưỡng thế hệ trẻ.
Trường Dục Thanh nằm trong khuôn viên nhà gia đình cụ Nguyễn Thông, một nhà nho yêu nước. Ông Nguyễn Quý Anh, thường gọi là ấm Bảy, con trai của cụ Nguyễn Thông, làm hiệu trưởng. Trường có bốn lớp: lớp tư, lớp ba, lớp nhì, lớp nhất. Học trò được học Hán văn, Pháp văn, Việt văn nhưng có chia ban, ban Hán văn thì học chữ Hán nhiều hơn, ban Pháp văn thì học chữ Pháp nhiều hơn. Trong thời gian dạy học ở Trường Dục Thanh, lúc đầu thầy Thành ở nhờ nhà cụ Hồ Tá Bang, sau chuyển ra ở cùng với học sinh nội trú của trường tại nhà Ngư trong vườn cụ Nguyễn Thông. Thầy được phân công dạy chữ Hán và chữ Quốc ngữ cho học sinh lớp nhì, phụ trách thể dục buổi sáng cho trường, chăm lo xây dựng tủ sách, hướng dẫn học sinh trong các hoạt động ngoại khóa của nhà trường.
Đối với Nguyễn Tất Thành, việc dạy học chỉ là tạm thời, song anh vẫn đem hết lòng nhiệt tình truyền thụ cho học sinh lòng yêu nước và những suy nghĩ về vận mệnh của đất nước. Thầy giáo Nguyễn Tất Thành được học trò quý mến vì thầy thương yêu học sinh hết mực và thầy có cách giáo dục rất nhẹ nhàng mà thấm thía. Những lúc học sinh mắc lỗi, thầy đều ôn tồn khuyên bảo, không rầy la, quát mắng như một số thầy khác. Những ngày chủ nhật và ngày nghỉ, thầy thường tổ chức những hoạt động ngoại khóa cho học sinh, có lúc lên chơi ở đình làng Thiên Đức (còn gọi đình Đức Nghĩa), có lúc lên đồi cây ở phía sau Tòa sứ, có lúc đưa học sinh đi bãi biển Thương Chánh. Trong những cuộc du lịch nhỏ đó, thầy Thành còn tổ chức những trò chơi được học sinh rất ưa thích.
Ngoài giờ lên lớp, thầy giáo Nguyễn Tất Thành rất say mê đọc sách. Trong khu vườn của gia đình cụ Nguyễn Thông, có một ngôi nhà được cụ đặt tên là Ngoạ du sào (có nghĩa là nơi nằm đọc sách mà như là du ngoạn trong thế giới hiểu biết), trên gác chứa nhiều sách tân thư do Trung Quốc dịch sang chữ Hán; thầy Thành thường đọc sách ở đó. Chính tại đây, qua tâm thư lần đầu tiên thầy Thành có dịp tiếp cận với tư tưởng của Lư Thoa (J.J.Rousseau), Mạnh Đức Tư Cưu (Montesquieu), Phục Nhĩ Thái (Fr.Voltaire),... những văn hào và triết gia Pháp đã khởi xướng các thuyết nhân quyền, dân quyền, tự do, bình đẳng, bác ái,...
Thầy Thành còn tiếp xúc với bà con ngư dân ở bến cá Cồn Chà. Thầy thường hỏi cách đánh bắt cá, cách định phương hướng khi đi biển, cách chống say sóng, cách nhận biết những dấu hiệu của các cơn giông bão ngoài khơi. Là một thầy giáo, song khi tiếp xúc với đồng bào, thầy Thành không phân biệt sang hèn trong đối xử, với ai thầy cũng hòa nhã và lễ độ.
Những ngày ở Phan Thiết, Nguyễn Tất Thành đã suy nghĩ về con đường Phan Châu Trinh vạch ra và đang được một số người có tâm huyết thực hiện: mở Liên Thành Thương quán, phát triển kinh tế để “hậu dân sinh”, lập Liên Thành Thư xã và trường Dục Thanh để “khai dân trí”, đi diễn thuyết cổ động đồng bào để “chấn dân khí”. Nguyễn Tất Thành khâm phục lòng yêu nước của Phan Châu Trinh nhưng chưa hoàn toàn tán thành đường lối của ông.
Nguyễn Tất Thành quyết chí tìm cách ra nước ngoài, xem thế giới làm như thế nào rồi sẽ trở về giúp đồng bào. Trước mắt, với anh vẫn là con đường học hỏi. Đầu tháng 2/1911, thầy giáo Nguyễn Tất Thành rời Phan Thiết vào Sài Gòn. Anh ở tạm trụ sở các chi nhánh của Liên Thành công ty đặt tại Sài Gòn, như nhà số 3, đường Tổng đốc Phương (nay là số 5, đường Châu Văn Liêm); nhà số 128, Khánh Hội,...
Lần đầu tiên vào Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành thấy thêm những điều mới lạ, nhất là những cảnh ăn chơi xa hoa dành riêng cho người Pháp, còn người Việt Nam đa số rách rưới, lam lũ, làm đủ các nghề nặng nhọc, kéo xe, bốc vác,... sống chui rúc trong những túp nhà lụp xụp, tối tăm. Ở đất thuộc địa này, Nguyễn Tất Thành càng thấy rõ hơn sự đối lập giữa hai cảnh sống của bọn thực dân và những người lao động mất nước. Anh đi vào xóm thợ, làm quen với những thanh niên cùng lứa tuổi đang làm thợ hay học nghề ở Trường kỹ nghệ thực hành (École pratique d industrie), Trường đào tạo thợ máy Á Đông ở Sài Gòn (École des mécaniciens asiatiques de Saigon); anh cũng làm quen với những hiệu giặt là ở gần cảng Nhà Rồng, chuyên giặt quần áo cho các thuỷ thủ trên tàu của Pháp để xin việc làm trên tàu và tìm cách thực hiện chuyến đi xa.
Ngày 3/6/1911, Nguyễn tất Thành, với tên mới là Văn Ba, được thuyền trưởng tàu Amiran Latusơ Tơrêvin (Amiral Latouche Tréville) của hãng Sácgiơ Rêuyni (Chargeurs Réunis) nhận vào phụ bếp trên tàu.
Ngày 5/6/1911, tàu Amiran Latusơ Tơrêvin rời bến cảng Sài Gòn đi Mácxây (Marseille), mang theo một người thanh niên Việt Nam đầy lòng yêu nước, thương dân, ôm ấp một hoài bão lớn lao: tìm hiểu nền văn minh của thế giới, ra sức học hỏi để trở về giúp nước.
Ở nước ngoài, Nguyễn Tất Thành làm nhiều nghề, tham gia cuộc vận động cách mạng của nhân dân nhiều nước, đồng thời không ngừng đấu tranh cho độc lập tự do của dân tộc mình. Ngày 18/6/1919, với tên gọi Nguyễn Ái Quốc, Người đã thay mặt Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi tới Hội nghị Vécxây (Versailles) bản yêu sách, đòi Chính phủ các nước họp Hội nghị phải thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Năm 1920, tại Đại hội Tua, Người đã tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Năm 1921, Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa Pháp; năm 1922 xuất bản tờ báo Người cùng khổ ở Pháp. Năm 1923, Người được bầu vào Ban Chấp hành Quốc tế Nông dân. Năm 1924, Người tham gia Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản và được chỉ định là Ủy viên Thường trực Bộ Phương Đông, trực tiếp phụ trách Cục Phương Nam. Năm 1925, Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức châu Á; xuất bản cuốn sách nổi tiếng Bản án chế độ thực dân Pháp...
Sau gần mười năm tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã đi đến nhiều châu lục, tiến hành khảo sát chủ nghĩa thực dân, đế quốc ở các nước tư bản chủ yếu và nhiều nước thuộc địa của chúng. Sớm nhận thức được xu hướng phát triển của thời đại, Nguyễn Ái Quốc là người Việt Nam đầu tiên ủng hộ Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại và tìm thấy ở chủ nghĩa Mác - Lênin con đường giải phóng của giai cấp công nhân và nhân dân các nước thuộc địa. Người nói: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.
Để chuẩn bị cho việc thành lập Đảng của những người cộng sản Việt Nam, năm 1925, Người thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Quảng Châu (Trung Quốc) và tổ chức Cộng sản Đoàn làm nòng cốt, đào tạo cán bộ cộng sản để lãnh đạo Hội và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam. Năm 1929, nhiều tổ chức cộng sản đã ra đời ở Việt Nam: Đông Dương Cộng sản Đảng; An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị thống nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam. Ngày 3/2/1930 Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập.
Từ năm 1930 - 1940, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tiếp tục hoạt động cho sự nghiệp giải phóng của dân tộc Việt Nam và các dân tộc bị áp bức khác trong điều kiện vô cùng khó khăn, gian khổ.
Năm 1941, Người về nước triệu tập Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, xác định đường lối đấu tranh giải phóng dân tộc, chỉ đạo thành lập Việt Nam độc lập đồng minh Hội (Việt Minh), tổ chức lực lượng vũ trang giải phóng, xây dựng căn cứ địa cách mạng, lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa từng phần và tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi. Ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, Người đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; tổ chức Tổng tuyển cử tự do trong cả nước, bầu Quốc hội và thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Việt Nam. Quốc hội khóa I (1946) đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Hồ Chủ tịch toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã đập tan âm mưu đen tối của các thế lực thù địch, phản động, bảo vệ và giữ vững chính quyền cách mạng.
Tại Đại hội lần thứ II của Đảng (1951), Người được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược đã giành thắng lợi vẻ vang, kết thúc bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “chấn động địa cầu” (1954).
Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, Trung ương Đảng và Hồ Chủ tịch tiếp tục lãnh đạo nhân dân ta thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.
Đại hội lần thứ III của Đảng (1960) đã nhất trí bầu lại Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Quốc hội khóa II, khóa III bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Cùng với Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra đường lối đúng đắn lãnh đạo cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân Việt Nam chống chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ; lãnh đạo sự nghiệp cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác; đặt nền móng và không ngừng vun đắp tình hữu nghị giữa dân tộc Việt Nam với các dân tộc trên thế giới, giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với các Đảng Cộng sản và phong trào công nhân quốc tế.
Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vô cùng vĩ đại. Dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1990), tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp quốc (UNESCO) đã phong tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh danh hiệu: “Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất Việt Nam”.
II. TIẾP TỤC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ CHỈ THỊ SỐ 05-CT/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ; TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ CÁC CẤP VÀ NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG
Đại hội XIII của Đảng đã tổ chức rất thành công tốt đẹp; diễn ra vào thời điểm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng; Đại hội đã kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và diện mạo đất nước sau 35 năm đổi mới gắn với đánh giá, tổng kết 10 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước (bổ sung, phát triển năm 2011), 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2011- 2020, 30 năm thực hiện Cương lĩnh 1991 và 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới; quyết định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ 5, 10 năm tới và tầm nhìn đến 2045; đồng thời, kiểm điểm sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng; bầu Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Thành công của Đại có ý nghĩa trọng đại, định hướng cho toàn Đảng, toàn dân tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2030, Việt Nam hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Năm 2021 tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy liên quan đến việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổ chức nghiên cứu, học tập, tuyên truyền triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chuyên đề hằng năm giai đoạn 2021 - 2025. Nâng cao ý thức, trách nhiệm học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đối với công tác xây dựng đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; xây dựng văn hóa, con người thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; từ đó, mỗi tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức quyết tâm thực hiện với tinh thần nghiêm túc, tự giác, có trách nhiệm cao. Công khai kế hoạch, bản cam kết thực hiện của cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu trong phạm vi từng địa phương, cơ quan, đơn vị làm cơ sở để cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên, quần chúng nhân dân kiểm tra, giám sát. Rà soát, bổ sung kết quả thực hiện Chỉ thị số 05 vào tiêu chí để đánh giá tổ chức đảng, đảng viên hàng năm theo hướng cụ thể và thực chất hơn.
Tiếp tục đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành nhiệm vụ tự giác, thường xuyên, lâu dài của từng cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên. Mỗi cán bộ, đảng viên cần làm tốt trách nhiệm nêu gương, gắn với học tập và làm theo Bác với thực hiện nhiệm vụ chính trị, các phong trào thi đua yêu nước, quá trình lao động công tác, học tập, phục vụ nhân dân. Từng cán bộ, đảng viên cần thường xuyên tự soi rọi bản thân mình để tự giác điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót, nhược điểm và từng bước hoàn thiện mình hơn. Phát huy hơn nữa vai trò của Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội và các hội quần chúng trong việc tạo sự lan tỏa sâu rộng việc học tập và làm theo lời Bác vào cộng đồng dân cư, quần chúng nhân dân.
Đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị 05, các nghị quyết của Trung ương, mỗi cán bộ, đảng viên tập trung học tập, rèn luyện và làm theo phong cách của Bác trong mỗi công việc nhỏ nhất để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình; góp phần triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020 - 2025).
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền các nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; gương người tốt, việc tốt, cách làm hiệu quả; các mô hình, gương điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo Bác. Kịp thời động viên, biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nhằm tạo sức lan tỏa rộng khắp trong xã hội.
Tiếp tục rà soát, lãnh đạo, giải quyết hiệu quả các vấn đề còn tồn đọng, bức xúc và những nhiệm vụ đột phá của cơ quan, địa phương, đơn vị. Tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu nhiệm vụ kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, xây dựng đảng, xây dựng hệ thống chính trị của các ngành, địa phương, đơn vị ngày càng vững mạnh góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” theo mục tiêu, lý tưởng mà Đảng, Bác Hồ đã chọn./.
ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM
110 NĂM BÁC HỒ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC
(05/6/1911 - 05/6/2021)
-----
I. KHÁI QUÁT THÂN THẾ, SỰ NGHIỆP CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
Chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, khi đi học tên là Nguyễn Tất Thành, hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, sau đổi tên Hồ Chí Minh) sinh ngày 19/5/1890, tại làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, lớn lên trong tình cảnh đất nước ta bị thực dân Pháp xâm lược. Các phong trào vũ trang kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta nổi lên mạnh mẽ trong cả nước, tiêu biểu như: Trương Định, Nguyễn Trung Trực… ở Nam Bộ; Trần Tấn, Đặng Như Mai, Nguyễn Xuân Ôn, Phan Đình Phùng… ở miền Trung; Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Quang Bích… ở miền Bắc. Tuy nhiên, do chưa có một đường lối kháng chiến rõ ràng, lại dựa trên ý thức hệ phong kiến, nên các phong trào trên đều thất bại. Phong trào yêu nước chống thực dân Pháp của nhân dân ta chuyển dần sang xu hướng dân chủ tư sản với sự xuất hiện của các phong trào Đông Du của Phan Bội Châu, Duy Tân của Phan Chu Trinh… nhưng cũng lần lượt thất bại.
Chứng kiến sự bóc lột, đày đọa nhân dân ta hết sức tàn bạo của thực dân Pháp; những điều tai nghe, mắt thấy về sự hy sinh xương máu to lớn của nhân dân ta nhưng không đạt mục đích giải phóng dân tộc ta khỏi ách nô lệ đã để lại trong tư tưởng Hồ Chí Minh những ấn tượng sâu sắc, những nguyên nhân thành bại, nung nấu lòng căm thù và thôi thúc Người đi tìm đường cứu nước. Hồ Chí Minh không “Đông Du” theo lời khuyên của các bậc tiền bối mà chọn con đường “Tây Du” sang “mẫu quốc” và các nước đế quốc khác để “xem họ làm như thế nào để trở về giúp đồng bào”.
Khoảng đầu tháng 9/1910, trên đường từ Quy Nhơn vào Sài Gòn, tìm cách đi sang Pháp và các nước phương Tây “xem họ làm như thế nào để trở về giúp đồng bào”, Nguyễn Tất Thành (tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc bấy giờ) dừng chân ở Phan Thiết. Người xin dạy học tại Trường Dục Thanh, một trường tư thục do các ông Nguyễn Trọng Lội và Nguyễn Quý Anh (con trai cụ Nguyễn Thông, một nhân sĩ yêu nước) thành lập năm 1907. Từ giữa tháng 9/1910 đến tháng 2/1911, Nguyễn Tất Thành dạy học ở Trường Dục Thanh (Phan Thiết - Bình Thuận).
Tỉnh Bình Thuận nằm ở cuối miền Trung, giáp ranh giữa Trung Kỳ thuộc quyền cai quản của triều Nguyễn với Nam Kỳ thuộc quyền cai trị trực tiếp của thực dân Pháp. Nơi đây hội tụ nhiều sĩ phu yêu nước lánh nạn đàn áp của thực dân Pháp và triều đình nhà Nguyễn. Trong số các sĩ phu đó có Phan Châu Trinh là người đưa ra kế sách cứu nước, trước hết phải “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Tán thành đường lối của ông, các vị sĩ phu yêu nước đã lần lượt lập ra Hội Liên Thành, Liên Thành Thương Quán, Liên Thành Thư xã và Trường Dục Thanh. Tên gọi Trường Dục Thanh đã nói lên mục đích và ý nghĩa của nó: Giáo dục bồi dưỡng thế hệ trẻ.
Trường Dục Thanh nằm trong khuôn viên nhà gia đình cụ Nguyễn Thông, một nhà nho yêu nước. Ông Nguyễn Quý Anh, thường gọi là ấm Bảy, con trai của cụ Nguyễn Thông, làm hiệu trưởng. Trường có bốn lớp: lớp tư, lớp ba, lớp nhì, lớp nhất. Học trò được học Hán văn, Pháp văn, Việt văn nhưng có chia ban, ban Hán văn thì học chữ Hán nhiều hơn, ban Pháp văn thì học chữ Pháp nhiều hơn. Trong thời gian dạy học ở Trường Dục Thanh, lúc đầu thầy Thành ở nhờ nhà cụ Hồ Tá Bang, sau chuyển ra ở cùng với học sinh nội trú của trường tại nhà Ngư trong vườn cụ Nguyễn Thông. Thầy được phân công dạy chữ Hán và chữ Quốc ngữ cho học sinh lớp nhì, phụ trách thể dục buổi sáng cho trường, chăm lo xây dựng tủ sách, hướng dẫn học sinh trong các hoạt động ngoại khóa của nhà trường.
Đối với Nguyễn Tất Thành, việc dạy học chỉ là tạm thời, song anh vẫn đem hết lòng nhiệt tình truyền thụ cho học sinh lòng yêu nước và những suy nghĩ về vận mệnh của đất nước. Thầy giáo Nguyễn Tất Thành được học trò quý mến vì thầy thương yêu học sinh hết mực và thầy có cách giáo dục rất nhẹ nhàng mà thấm thía. Những lúc học sinh mắc lỗi, thầy đều ôn tồn khuyên bảo, không rầy la, quát mắng như một số thầy khác. Những ngày chủ nhật và ngày nghỉ, thầy thường tổ chức những hoạt động ngoại khóa cho học sinh, có lúc lên chơi ở đình làng Thiên Đức (còn gọi đình Đức Nghĩa), có lúc lên đồi cây ở phía sau Tòa sứ, có lúc đưa học sinh đi bãi biển Thương Chánh. Trong những cuộc du lịch nhỏ đó, thầy Thành còn tổ chức những trò chơi được học sinh rất ưa thích.
Ngoài giờ lên lớp, thầy giáo Nguyễn Tất Thành rất say mê đọc sách. Trong khu vườn của gia đình cụ Nguyễn Thông, có một ngôi nhà được cụ đặt tên là Ngoạ du sào (có nghĩa là nơi nằm đọc sách mà như là du ngoạn trong thế giới hiểu biết), trên gác chứa nhiều sách tân thư do Trung Quốc dịch sang chữ Hán; thầy Thành thường đọc sách ở đó. Chính tại đây, qua tâm thư lần đầu tiên thầy Thành có dịp tiếp cận với tư tưởng của Lư Thoa (J.J.Rousseau), Mạnh Đức Tư Cưu (Montesquieu), Phục Nhĩ Thái (Fr.Voltaire),... những văn hào và triết gia Pháp đã khởi xướng các thuyết nhân quyền, dân quyền, tự do, bình đẳng, bác ái,...
Thầy Thành còn tiếp xúc với bà con ngư dân ở bến cá Cồn Chà. Thầy thường hỏi cách đánh bắt cá, cách định phương hướng khi đi biển, cách chống say sóng, cách nhận biết những dấu hiệu của các cơn giông bão ngoài khơi. Là một thầy giáo, song khi tiếp xúc với đồng bào, thầy Thành không phân biệt sang hèn trong đối xử, với ai thầy cũng hòa nhã và lễ độ.
Những ngày ở Phan Thiết, Nguyễn Tất Thành đã suy nghĩ về con đường Phan Châu Trinh vạch ra và đang được một số người có tâm huyết thực hiện: mở Liên Thành Thương quán, phát triển kinh tế để “hậu dân sinh”, lập Liên Thành Thư xã và trường Dục Thanh để “khai dân trí”, đi diễn thuyết cổ động đồng bào để “chấn dân khí”. Nguyễn Tất Thành khâm phục lòng yêu nước của Phan Châu Trinh nhưng chưa hoàn toàn tán thành đường lối của ông.
Nguyễn Tất Thành quyết chí tìm cách ra nước ngoài, xem thế giới làm như thế nào rồi sẽ trở về giúp đồng bào. Trước mắt, với anh vẫn là con đường học hỏi. Đầu tháng 2/1911, thầy giáo Nguyễn Tất Thành rời Phan Thiết vào Sài Gòn. Anh ở tạm trụ sở các chi nhánh của Liên Thành công ty đặt tại Sài Gòn, như nhà số 3, đường Tổng đốc Phương (nay là số 5, đường Châu Văn Liêm); nhà số 128, Khánh Hội,...
Lần đầu tiên vào Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành thấy thêm những điều mới lạ, nhất là những cảnh ăn chơi xa hoa dành riêng cho người Pháp, còn người Việt Nam đa số rách rưới, lam lũ, làm đủ các nghề nặng nhọc, kéo xe, bốc vác,... sống chui rúc trong những túp nhà lụp xụp, tối tăm. Ở đất thuộc địa này, Nguyễn Tất Thành càng thấy rõ hơn sự đối lập giữa hai cảnh sống của bọn thực dân và những người lao động mất nước. Anh đi vào xóm thợ, làm quen với những thanh niên cùng lứa tuổi đang làm thợ hay học nghề ở Trường kỹ nghệ thực hành (École pratique d industrie), Trường đào tạo thợ máy Á Đông ở Sài Gòn (École des mécaniciens asiatiques de Saigon); anh cũng làm quen với những hiệu giặt là ở gần cảng Nhà Rồng, chuyên giặt quần áo cho các thuỷ thủ trên tàu của Pháp để xin việc làm trên tàu và tìm cách thực hiện chuyến đi xa.
Ngày 3/6/1911, Nguyễn tất Thành, với tên mới là Văn Ba, được thuyền trưởng tàu Amiran Latusơ Tơrêvin (Amiral Latouche Tréville) của hãng Sácgiơ Rêuyni (Chargeurs Réunis) nhận vào phụ bếp trên tàu.
Ngày 5/6/1911, tàu Amiran Latusơ Tơrêvin rời bến cảng Sài Gòn đi Mácxây (Marseille), mang theo một người thanh niên Việt Nam đầy lòng yêu nước, thương dân, ôm ấp một hoài bão lớn lao: tìm hiểu nền văn minh của thế giới, ra sức học hỏi để trở về giúp nước.
Ở nước ngoài, Nguyễn Tất Thành làm nhiều nghề, tham gia cuộc vận động cách mạng của nhân dân nhiều nước, đồng thời không ngừng đấu tranh cho độc lập tự do của dân tộc mình. Ngày 18/6/1919, với tên gọi Nguyễn Ái Quốc, Người đã thay mặt Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi tới Hội nghị Vécxây (Versailles) bản yêu sách, đòi Chính phủ các nước họp Hội nghị phải thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Năm 1920, tại Đại hội Tua, Người đã tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Năm 1921, Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa Pháp; năm 1922 xuất bản tờ báo Người cùng khổ ở Pháp. Năm 1923, Người được bầu vào Ban Chấp hành Quốc tế Nông dân. Năm 1924, Người tham gia Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản và được chỉ định là Ủy viên Thường trực Bộ Phương Đông, trực tiếp phụ trách Cục Phương Nam. Năm 1925, Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức châu Á; xuất bản cuốn sách nổi tiếng Bản án chế độ thực dân Pháp...
Sau gần mười năm tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã đi đến nhiều châu lục, tiến hành khảo sát chủ nghĩa thực dân, đế quốc ở các nước tư bản chủ yếu và nhiều nước thuộc địa của chúng. Sớm nhận thức được xu hướng phát triển của thời đại, Nguyễn Ái Quốc là người Việt Nam đầu tiên ủng hộ Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại và tìm thấy ở chủ nghĩa Mác - Lênin con đường giải phóng của giai cấp công nhân và nhân dân các nước thuộc địa. Người nói: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.
Để chuẩn bị cho việc thành lập Đảng của những người cộng sản Việt Nam, năm 1925, Người thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Quảng Châu (Trung Quốc) và tổ chức Cộng sản Đoàn làm nòng cốt, đào tạo cán bộ cộng sản để lãnh đạo Hội và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam. Năm 1929, nhiều tổ chức cộng sản đã ra đời ở Việt Nam: Đông Dương Cộng sản Đảng; An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị thống nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam. Ngày 3/2/1930 Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập.
Từ năm 1930 - 1940, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tiếp tục hoạt động cho sự nghiệp giải phóng của dân tộc Việt Nam và các dân tộc bị áp bức khác trong điều kiện vô cùng khó khăn, gian khổ.
Năm 1941, Người về nước triệu tập Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, xác định đường lối đấu tranh giải phóng dân tộc, chỉ đạo thành lập Việt Nam độc lập đồng minh Hội (Việt Minh), tổ chức lực lượng vũ trang giải phóng, xây dựng căn cứ địa cách mạng, lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa từng phần và tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi. Ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, Người đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; tổ chức Tổng tuyển cử tự do trong cả nước, bầu Quốc hội và thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Việt Nam. Quốc hội khóa I (1946) đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Hồ Chủ tịch toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã đập tan âm mưu đen tối của các thế lực thù địch, phản động, bảo vệ và giữ vững chính quyền cách mạng.
Tại Đại hội lần thứ II của Đảng (1951), Người được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược đã giành thắng lợi vẻ vang, kết thúc bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “chấn động địa cầu” (1954).
Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, Trung ương Đảng và Hồ Chủ tịch tiếp tục lãnh đạo nhân dân ta thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.
Đại hội lần thứ III của Đảng (1960) đã nhất trí bầu lại Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Quốc hội khóa II, khóa III bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Cùng với Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra đường lối đúng đắn lãnh đạo cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân Việt Nam chống chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ; lãnh đạo sự nghiệp cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác; đặt nền móng và không ngừng vun đắp tình hữu nghị giữa dân tộc Việt Nam với các dân tộc trên thế giới, giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với các Đảng Cộng sản và phong trào công nhân quốc tế.
Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vô cùng vĩ đại. Dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1990), tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp quốc (UNESCO) đã phong tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh danh hiệu: “Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất Việt Nam”.
II. TIẾP TỤC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ CHỈ THỊ SỐ 05-CT/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ; TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ CÁC CẤP VÀ NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG
Đại hội XIII của Đảng đã tổ chức rất thành công tốt đẹp; diễn ra vào thời điểm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng; Đại hội đã kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và diện mạo đất nước sau 35 năm đổi mới gắn với đánh giá, tổng kết 10 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước (bổ sung, phát triển năm 2011), 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2011- 2020, 30 năm thực hiện Cương lĩnh 1991 và 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới; quyết định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ 5, 10 năm tới và tầm nhìn đến 2045; đồng thời, kiểm điểm sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng; bầu Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Thành công của Đại có ý nghĩa trọng đại, định hướng cho toàn Đảng, toàn dân tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2030, Việt Nam hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Năm 2021 tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy liên quan đến việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổ chức nghiên cứu, học tập, tuyên truyền triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chuyên đề hằng năm giai đoạn 2021 - 2025. Nâng cao ý thức, trách nhiệm học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đối với công tác xây dựng đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; xây dựng văn hóa, con người thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; từ đó, mỗi tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức quyết tâm thực hiện với tinh thần nghiêm túc, tự giác, có trách nhiệm cao. Công khai kế hoạch, bản cam kết thực hiện của cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu trong phạm vi từng địa phương, cơ quan, đơn vị làm cơ sở để cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên, quần chúng nhân dân kiểm tra, giám sát. Rà soát, bổ sung kết quả thực hiện Chỉ thị số 05 vào tiêu chí để đánh giá tổ chức đảng, đảng viên hàng năm theo hướng cụ thể và thực chất hơn.
Tiếp tục đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành nhiệm vụ tự giác, thường xuyên, lâu dài của từng cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên. Mỗi cán bộ, đảng viên cần làm tốt trách nhiệm nêu gương, gắn với học tập và làm theo Bác với thực hiện nhiệm vụ chính trị, các phong trào thi đua yêu nước, quá trình lao động công tác, học tập, phục vụ nhân dân. Từng cán bộ, đảng viên cần thường xuyên tự soi rọi bản thân mình để tự giác điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót, nhược điểm và từng bước hoàn thiện mình hơn. Phát huy hơn nữa vai trò của Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội và các hội quần chúng trong việc tạo sự lan tỏa sâu rộng việc học tập và làm theo lời Bác vào cộng đồng dân cư, quần chúng nhân dân.
Đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị 05, các nghị quyết của Trung ương, mỗi cán bộ, đảng viên tập trung học tập, rèn luyện và làm theo phong cách của Bác trong mỗi công việc nhỏ nhất để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình; góp phần triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020 - 2025).
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền các nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; gương người tốt, việc tốt, cách làm hiệu quả; các mô hình, gương điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo Bác. Kịp thời động viên, biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nhằm tạo sức lan tỏa rộng khắp trong xã hội.
Tiếp tục rà soát, lãnh đạo, giải quyết hiệu quả các vấn đề còn tồn đọng, bức xúc và những nhiệm vụ đột phá của cơ quan, địa phương, đơn vị. Tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu nhiệm vụ kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, xây dựng đảng, xây dựng hệ thống chính trị của các ngành, địa phương, đơn vị ngày càng vững mạnh góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” theo mục tiêu, lý tưởng mà Đảng, Bác Hồ đã chọn./.
TGAG