Công tác tuyên truyền
Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968
- Được đăng: Thứ tư, 31 Tháng 1 2018 07:42
- Lượt xem: 6064
(TGAG)- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 là một sự kiện lịch sử có ý nghĩa chính trị và quân sự to lớn trong cuộc chiến tranh nhân dân, giáng một đòn quyết định, làm phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ, tạo nên bước ngoặt quyết định cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta đi tới thắng lợi. Tuyên giáo An Giang đăng tóm tắt những dữ liệu về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 phục vụ tuyên truyền:
Lính Mỹ:
Năm 1965: 184.300 quân.
Năm 1966: 410.000 quân.
Năm 1967: 485.600 quân.
Mỹ huy động tới 70% lục quân, 60% lính thủy đánh bộ, 40% hải quân, 60% không quân, 6,5 triệu lượt thanh niên Mỹ trực tiếp tham gia chiến tranh xâm lược Việt Nam cùng các loại phương tiện chiến tranh hiện đại nhất; huy động 22.000 xí nghiệp trên đất Mỹ trực tiếp phục vụ chiến tranh.
Ngụy quân:
- Năm 1964: 350.000 quân
- Năm 1967: 520.000 quân (11 sư đoàn và 11 trung đoàn).
Số liệu trên chứng tỏ sự leo thang chiến tranh cao nhất của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Đây là lần đầu tiên Mỹ đưa nhiều quân đi xâm lược, kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai.
*
- Hướng tiến công: chủ yếu không phải là rừng núi và nông thôn, mà là đô thị, trọng điểm là Sài Gòn, Đà Nẵng, Huế và các thành phố lớn khắp miền Nam.
- Mục tiêu tiến công: nhằm vào các chỗ hiểm yếu, dễ chấn động nhất, là các cơ quan đầu não chiến tranh của Mỹ - ngụy, vừa tiêu diệt sinh lực vừa phá hủy phương tiện chiến tranh.
- Thời gian tiến công: thời điểm đúng vào đêm Giao thừa Tết Nguyên đán Mậu Thân 1968, lúc địch bất ngờ nhất.
- Không gian tiến công: không chỉ một vài vùng, mà là toàn miền, tiến hành đồng loạt trên qui mô rộng lớn nhất từ lúc bấy giờ.
- Phương châm đánh địch: kết hợp tổng công kích với tổng khởi nghĩa, tiến công quân sự, kết hợp với nổi dậy của quần chúng trong toàn miền Nam.
- Ta dự kiến 3 khả năng:
Thứ nhất, ta giành được thắng lợi to lớn ở các chiến trường quan trọng, những cuộc công kích và khởi nghĩa của ta cuối cùng thành công ở các đô thị lớn. Địch bị thất bại đến mức không còn gượng dậy được. Ý chí xâm lược của chúng bị đè bẹp, phải chịu thua, buộc chúng phải thương lượng và kết thúc chiến tranh theo những mục tiêu và yêu cầu của ta.
Thứ hai, tuy ta giành được thắng lợi ở nhiều nơi nhưng địch tập trung và tăng thêm lực lượng từ ngoài, giành và giữ những vị trí quan trọng, ổn định được các thành thị lớn, nhất là Sài Gòn – Gia Định, dựa vào các căn cứ lớn để tiếp tục chiến đấu với ta.
Thứ ba, Mỹ động viên và tăng thêm nhiều lực lượng, mở rộng “Chiến tranh cục bộ” ra miền Bắc, sang Campuchia và Lào hòng xoay chuyển cục diện chiến tranh và gỡ thế thua của chúng.
Trong ba khả năng trên, Bộ Chính trị tin rằng, cần tập trung mọi nỗ lực phi thường, đem hết tinh thần và lực lượng để giành thắng lợi theo khả năng thứ nhất; đồng thời phải sẵn sàng đối phó với khả năng thứ hai; khả năng thứ ba tuy có ít nhưng cũng cần cảnh giác đề phòng để chủ động đối phó.
- Trên chiến trường nước bạn Lào, từ ngày 12 đến ngày 27 -1-1968, quân đội Phathet Lào và quân tình nguyện Việt Nam mở chiến dịch Nậm Bạc và thắng to. Chiến thắng Nậm Bạc có ý nghĩa to lớn, toàn diện cả về quân sự chính trị, đối với cách mạng Lào, cũng như đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ của ta. Chiến thắng này ta đi trước và phối hợp nhịp nhàng với cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên chiến trường miền Nam.
- Để tiếp tục nghi binh, ta mở chiến dịch Đường số 9 – Khe Sanh, xem đó là một trong những mặt trận của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968, là một đòn chính của chủ lực ta nhằm thu hút quân cơ động của Mỹ, tiêu diệt một bộ phận, vây hãm và giam chân tiêu hao chúng, tạo thế cho các chiến trường khác, nhất là Huế, Đà Nẵng tấn công và nổi dậy thắng lợi. Ta nổ súng tấn công trước vào Khe Sanh, vào hầu hết các vị trí địch trên đường số 9 trong đêm 20 rạng ngày 21-1-1968. Tướng Mỹ Oétmôlen vội vã tăng cường lực lượng chống giữ, cho không quân ném bom Khe Sanh và khu vực giới tuyến. Nhà Trắng và Bộ Quốc phòng Mỹ đánh giá rằng tiến tới khả năng ta có thể tập trung lực lượng tạo ra “một cái giống như Điện Biên Phủ”.
- Trong lúc địch dồn sức chống đỡ với ta ở mặt trận Đường 9 – Khe Sanh, đúng vào đêm giao thừa ta đồng loạt tấn công và nổi dậy trên toàn miền, đánh vào hầu hết các cơ quan đầu não của Mỹ - ngụy. Lực lượng ta đã bất ngờ từ trong lòng địch tấn công vào 4 trong 6 thành phố lớn, 37 trong tổng số 44 thị xã và hàng trăm thị trấn, quận lỵ, 4 bộ tư lệnh quân đoàn, 8 trong 11 bộ tư lệnh sư đoàn quân đội Sài Gòn, 2 bộ tư lệnh biệt khu, 2 bộ tư lệnh dã chiến Mỹ… Trong đó có những trận gây chấn động lớn như đánh Tòa Đại sứ Mỹ, Dinh độc lập, Bộ Tổng tham mưu ngụy ở Sài Gòn và 25 ngày đêm làm chủ thành phố Huế… Đồng thời, nhân dân hầu hết khắp vùng nông thôn được sự giúp sức của lực lượng vũ trang đã nổi dậy, phá tan từng mảng hệ thống kềm kẹp của Mỹ - ngụy ở thôn xã, giành thắng lợi oanh liệt cả về tiêu diệt sinh lực địch và giành quyền làm chủ.
*
- Một tháng sau Tết Mậu Thân, tướng Oétmôlen, Tổng chỉ huy quân Mỹ ở miền Nam bị cách chức và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mắc-na-ma-ra từ chức. Sau 2 tháng, ngày 31-3-1968, Tổng thống Mỹ Giôn-xơn phải tuyên bố 3 điểm:
Thứ nhất, đơn phương ngừng đánh phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra.
Thứ hai, nhận đàm phán với ta tại Hội nghị Paris.
Thứ ba, không ra tranh cử Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ hai.
Đây là sự thừa nhận đầu tiên nhưng đầy đủ nhất về sự phá sản của chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ, chiến lược chiến tranh quan trọng nhất được Mỹ công phu chuẩn bị và đánh giá cao trong chiến lược toàn cầu “phản ứng linh hoạt” của Mỹ trong những năm 60. Đến tháng 5-1968, Mỹ phải bắt đầu đàm phán với ta về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Rõ ràng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân của ta đã làm cho ý chí xâm lược của bọn cầm quyền Mỹ lung lay một bước nghiêm trọng.
*
- Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 diễn ra khi nỗ lực xâm lược của Mỹ ở Việt Nam lên tới đỉnh cao, khi lực lượng so sánh giữa ta và địch trên chiến trường nghiêng mạnh về phía Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Bằng cuộc tiến công và nổi dậy đồng loạt, táo bạo, dũng mãnh, nhằm vào đô thị trên toàn miền Nam, quân và dân ta đã đánh đòn quyết định vào ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải đơn phương “xuống thang chiến tranh”, khởi đầu cho một quá trình đi xuống về mặt chiến lược. Quá trình đó là không thể đảo ngược cho dù phải 5 năm sau Mỹ mới rút hết quân ra khỏi miền Nam và phải 7 năm sau chế độ Sài Gòn mới sụp đổ, nhưng về mặt chiến lược, Mỹ đã thua cuộc từ mùa xuân 1968.
- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 dù chưa đạt được yêu cầu của khả năng thứ nhất như dự kiến; và phải hy sinh to lớn, nhưng quân và dân ta đã xoay chuyển được cục diện chiến tranh, tiếp tục đưa sự nghiệp kháng chiến tiến lên theo phương hướng chiến lược mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra trong Thư chúc Tết năm 1969 “Vì độc lập, vì tự do; đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”.
- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 ta tiêu diệt, tiêu hao một lực lượng quan trọng quân địch, phá huỷ nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh, phá vỡ hệ thống phòng thủ đô thị của chúng trên quy mô toàn miền Nam, tạo một bước phát triển đột biến trong cục diện chiến tranh, thể hiện tập trung ở một số mặt sau đây:
Về mặt thế chiến lược: Thế chiến lược của địch đã bị đảo lộn và càng lún sâu vào phòng ngự bị động. Kế hoạch chiến lược “tìm diệt và bình định” năm 1968 chưa kịp triển khai đã phải vứt bỏ; địch đã phải bị động chuyển một cách đột ngột sang chiến lược “quét và giữ”. Chiến lược này, ngay khi mới đưa ra đã bị đánh bại bước đầu, thế chiến lược của ta càng vững mạnh. Ta đã đưa chiến lược tiến công của chiến tranh cách mạng lên một bước mới tạo ra thế tiến công, bao vây địch trên tất cả các chiến trường, nhất là trên mặt trận thành thị.
Về mặt lực lượng: Sự so sánh lực lượng giữa ta và địch đã biến đổi một bước quan trọng có lợi cho ta. Lực lượng quân sự Mỹ - ngụy kể cả sinh lực và phương tiện chiến tranh đã bị tổn thất nặng nề, tinh thần chiến đấu của địch càng sa sút. Đặc biệt, hiệu lực chiến lược của quân Mỹ và quân ngụy trong thế chiến lược phòng ngự bị động càng giảm sút rõ rệt. Những mâu thuẫn, khó khăn và bế tắc của chúng về số quân, chất lượng, cách đánh, càng gay gắt và trầm trọng.
Về mặt chính trị: Giới cầm quyền Mỹ đã mất tin tưởng ở chiến lược quân sự của chúng. Mâu thuẫn trong nội bộ giới cầm quyền Mỹ, giữa Mỹ và ngụy, trong nội bộ bọn tay sai Mỹ ở miền Nam trở nên rất gay gắt, hàng ngũ của chúng phân hóa sâu sắc và rối loạn hơn bao giờ hết. Phong trào nhân dân Mỹ phản đối chiến tranh xâm lược Việt Nam càng lên cao. Ngày 31-3-1968, Giôn-xơn đã phải thú nhận thất bại, thực hiện ném bom hạn chế miền Bắc và rút lui việc ra ứng cử Tổng thống, đồng thời chúng phải cách chức tướng Oétmolen.
- Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 là một biểu hiện sáng ngời về ý chí và sức mạnh quật cường của quân và dân Việt Nam, là tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, tài mưu lược trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Đảng ta: Nghệ thuật nắm bắt thời cơ để chủ động giáng đòn quyết định làm chuyển biến cục diện chiến tranh; nghệ thuật tiến công bằng cách đánh chiến lược mới, giành thế bất ngờ, đưa chiến tranh vào thành thị; là nghệ thuật tổ chức, bố trí và sử dụng lực lượng “lấy nhỏ đánh lớn”, “lấy ít địch nhiều”, “lấy chất lượng cao thắng số lượng đông”, lấy trí tuệ của con người Việt Nam để chiến thắng vũ khí và trí tuệ của bộ máy điều hành chiến tranh của Mỹ.
50 năm đã trôi qua, nhưng ý nghĩa và bài học của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 vẫn còn vẹn nguyên giá trị: Đó là khát vọng về độc lập, tự do và hòa bình cho Tổ quốc, là niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, là tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo trong hoạch định đường lối và chỉ đạo chiến lược, là sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, là sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, là tinh thần đoàn kết quốc tế cao cả./.
Lực lượng Mỹ - ngụy lúc bấy giờ
Trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968), đế quốc Mỹ đã huy động lực lượng tham gia chiến tranh ở chiến trường miền Nam Việt Nam như sau:Lính Mỹ:
Năm 1965: 184.300 quân.
Năm 1966: 410.000 quân.
Năm 1967: 485.600 quân.
Mỹ huy động tới 70% lục quân, 60% lính thủy đánh bộ, 40% hải quân, 60% không quân, 6,5 triệu lượt thanh niên Mỹ trực tiếp tham gia chiến tranh xâm lược Việt Nam cùng các loại phương tiện chiến tranh hiện đại nhất; huy động 22.000 xí nghiệp trên đất Mỹ trực tiếp phục vụ chiến tranh.
Ngụy quân:
- Năm 1964: 350.000 quân
- Năm 1967: 520.000 quân (11 sư đoàn và 11 trung đoàn).
Số liệu trên chứng tỏ sự leo thang chiến tranh cao nhất của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Đây là lần đầu tiên Mỹ đưa nhiều quân đi xâm lược, kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai.
*
* *
Kế hoạch tổng tiến công và nổi dậy
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 là một đường lối chiến lược đúng đắn và sáng tạo của Đảng cộng sản Việt Nam, nhằm giáng cho địch một đoàn thật nặng, bất ngờ và đồng loạt, làm cho Mỹ phải lung lay ý chí xâm lược, tạo nên sự thay đổi cơ bản cục diện chiến tranh có lợi cho ta.- Hướng tiến công: chủ yếu không phải là rừng núi và nông thôn, mà là đô thị, trọng điểm là Sài Gòn, Đà Nẵng, Huế và các thành phố lớn khắp miền Nam.
- Mục tiêu tiến công: nhằm vào các chỗ hiểm yếu, dễ chấn động nhất, là các cơ quan đầu não chiến tranh của Mỹ - ngụy, vừa tiêu diệt sinh lực vừa phá hủy phương tiện chiến tranh.
- Thời gian tiến công: thời điểm đúng vào đêm Giao thừa Tết Nguyên đán Mậu Thân 1968, lúc địch bất ngờ nhất.
- Không gian tiến công: không chỉ một vài vùng, mà là toàn miền, tiến hành đồng loạt trên qui mô rộng lớn nhất từ lúc bấy giờ.
- Phương châm đánh địch: kết hợp tổng công kích với tổng khởi nghĩa, tiến công quân sự, kết hợp với nổi dậy của quần chúng trong toàn miền Nam.
- Ta dự kiến 3 khả năng:
Thứ nhất, ta giành được thắng lợi to lớn ở các chiến trường quan trọng, những cuộc công kích và khởi nghĩa của ta cuối cùng thành công ở các đô thị lớn. Địch bị thất bại đến mức không còn gượng dậy được. Ý chí xâm lược của chúng bị đè bẹp, phải chịu thua, buộc chúng phải thương lượng và kết thúc chiến tranh theo những mục tiêu và yêu cầu của ta.
Thứ hai, tuy ta giành được thắng lợi ở nhiều nơi nhưng địch tập trung và tăng thêm lực lượng từ ngoài, giành và giữ những vị trí quan trọng, ổn định được các thành thị lớn, nhất là Sài Gòn – Gia Định, dựa vào các căn cứ lớn để tiếp tục chiến đấu với ta.
Thứ ba, Mỹ động viên và tăng thêm nhiều lực lượng, mở rộng “Chiến tranh cục bộ” ra miền Bắc, sang Campuchia và Lào hòng xoay chuyển cục diện chiến tranh và gỡ thế thua của chúng.
Trong ba khả năng trên, Bộ Chính trị tin rằng, cần tập trung mọi nỗ lực phi thường, đem hết tinh thần và lực lượng để giành thắng lợi theo khả năng thứ nhất; đồng thời phải sẵn sàng đối phó với khả năng thứ hai; khả năng thứ ba tuy có ít nhưng cũng cần cảnh giác đề phòng để chủ động đối phó.
*
* *
Sự phối hợp nhịp nhàng trên các chiến trường
- Trên chiến trường nước bạn Lào, từ ngày 12 đến ngày 27 -1-1968, quân đội Phathet Lào và quân tình nguyện Việt Nam mở chiến dịch Nậm Bạc và thắng to. Chiến thắng Nậm Bạc có ý nghĩa to lớn, toàn diện cả về quân sự chính trị, đối với cách mạng Lào, cũng như đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ của ta. Chiến thắng này ta đi trước và phối hợp nhịp nhàng với cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên chiến trường miền Nam.
- Để tiếp tục nghi binh, ta mở chiến dịch Đường số 9 – Khe Sanh, xem đó là một trong những mặt trận của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968, là một đòn chính của chủ lực ta nhằm thu hút quân cơ động của Mỹ, tiêu diệt một bộ phận, vây hãm và giam chân tiêu hao chúng, tạo thế cho các chiến trường khác, nhất là Huế, Đà Nẵng tấn công và nổi dậy thắng lợi. Ta nổ súng tấn công trước vào Khe Sanh, vào hầu hết các vị trí địch trên đường số 9 trong đêm 20 rạng ngày 21-1-1968. Tướng Mỹ Oétmôlen vội vã tăng cường lực lượng chống giữ, cho không quân ném bom Khe Sanh và khu vực giới tuyến. Nhà Trắng và Bộ Quốc phòng Mỹ đánh giá rằng tiến tới khả năng ta có thể tập trung lực lượng tạo ra “một cái giống như Điện Biên Phủ”.
- Trong lúc địch dồn sức chống đỡ với ta ở mặt trận Đường 9 – Khe Sanh, đúng vào đêm giao thừa ta đồng loạt tấn công và nổi dậy trên toàn miền, đánh vào hầu hết các cơ quan đầu não của Mỹ - ngụy. Lực lượng ta đã bất ngờ từ trong lòng địch tấn công vào 4 trong 6 thành phố lớn, 37 trong tổng số 44 thị xã và hàng trăm thị trấn, quận lỵ, 4 bộ tư lệnh quân đoàn, 8 trong 11 bộ tư lệnh sư đoàn quân đội Sài Gòn, 2 bộ tư lệnh biệt khu, 2 bộ tư lệnh dã chiến Mỹ… Trong đó có những trận gây chấn động lớn như đánh Tòa Đại sứ Mỹ, Dinh độc lập, Bộ Tổng tham mưu ngụy ở Sài Gòn và 25 ngày đêm làm chủ thành phố Huế… Đồng thời, nhân dân hầu hết khắp vùng nông thôn được sự giúp sức của lực lượng vũ trang đã nổi dậy, phá tan từng mảng hệ thống kềm kẹp của Mỹ - ngụy ở thôn xã, giành thắng lợi oanh liệt cả về tiêu diệt sinh lực địch và giành quyền làm chủ.
*
* *
Sự phá sản của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”
- Cuộc Tổng tấn công và nổi dậy xuân Mậu Thân của ta như “một đòn sét đánh” đối với bọn trùm xâm lược Mỹ, làm choáng váng cả nước Mỹ và chấn động dư luận thế giới. Nguy cơ đến với chính quyền Giôn-xơn là lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, quân đội Mỹ bị đánh bại trong một cuộc chiến tranh.- Một tháng sau Tết Mậu Thân, tướng Oétmôlen, Tổng chỉ huy quân Mỹ ở miền Nam bị cách chức và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mắc-na-ma-ra từ chức. Sau 2 tháng, ngày 31-3-1968, Tổng thống Mỹ Giôn-xơn phải tuyên bố 3 điểm:
Thứ nhất, đơn phương ngừng đánh phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra.
Thứ hai, nhận đàm phán với ta tại Hội nghị Paris.
Thứ ba, không ra tranh cử Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ hai.
Đây là sự thừa nhận đầu tiên nhưng đầy đủ nhất về sự phá sản của chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ, chiến lược chiến tranh quan trọng nhất được Mỹ công phu chuẩn bị và đánh giá cao trong chiến lược toàn cầu “phản ứng linh hoạt” của Mỹ trong những năm 60. Đến tháng 5-1968, Mỹ phải bắt đầu đàm phán với ta về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Rõ ràng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân của ta đã làm cho ý chí xâm lược của bọn cầm quyền Mỹ lung lay một bước nghiêm trọng.
*
* *
Ý nghĩa cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân mậu thân 1968
Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 có ý nghĩa lịch sử to lớn, mở ra cục diện mới trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta.- Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 diễn ra khi nỗ lực xâm lược của Mỹ ở Việt Nam lên tới đỉnh cao, khi lực lượng so sánh giữa ta và địch trên chiến trường nghiêng mạnh về phía Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Bằng cuộc tiến công và nổi dậy đồng loạt, táo bạo, dũng mãnh, nhằm vào đô thị trên toàn miền Nam, quân và dân ta đã đánh đòn quyết định vào ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải đơn phương “xuống thang chiến tranh”, khởi đầu cho một quá trình đi xuống về mặt chiến lược. Quá trình đó là không thể đảo ngược cho dù phải 5 năm sau Mỹ mới rút hết quân ra khỏi miền Nam và phải 7 năm sau chế độ Sài Gòn mới sụp đổ, nhưng về mặt chiến lược, Mỹ đã thua cuộc từ mùa xuân 1968.
- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 dù chưa đạt được yêu cầu của khả năng thứ nhất như dự kiến; và phải hy sinh to lớn, nhưng quân và dân ta đã xoay chuyển được cục diện chiến tranh, tiếp tục đưa sự nghiệp kháng chiến tiến lên theo phương hướng chiến lược mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra trong Thư chúc Tết năm 1969 “Vì độc lập, vì tự do; đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”.
- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 ta tiêu diệt, tiêu hao một lực lượng quan trọng quân địch, phá huỷ nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh, phá vỡ hệ thống phòng thủ đô thị của chúng trên quy mô toàn miền Nam, tạo một bước phát triển đột biến trong cục diện chiến tranh, thể hiện tập trung ở một số mặt sau đây:
Về mặt thế chiến lược: Thế chiến lược của địch đã bị đảo lộn và càng lún sâu vào phòng ngự bị động. Kế hoạch chiến lược “tìm diệt và bình định” năm 1968 chưa kịp triển khai đã phải vứt bỏ; địch đã phải bị động chuyển một cách đột ngột sang chiến lược “quét và giữ”. Chiến lược này, ngay khi mới đưa ra đã bị đánh bại bước đầu, thế chiến lược của ta càng vững mạnh. Ta đã đưa chiến lược tiến công của chiến tranh cách mạng lên một bước mới tạo ra thế tiến công, bao vây địch trên tất cả các chiến trường, nhất là trên mặt trận thành thị.
Về mặt lực lượng: Sự so sánh lực lượng giữa ta và địch đã biến đổi một bước quan trọng có lợi cho ta. Lực lượng quân sự Mỹ - ngụy kể cả sinh lực và phương tiện chiến tranh đã bị tổn thất nặng nề, tinh thần chiến đấu của địch càng sa sút. Đặc biệt, hiệu lực chiến lược của quân Mỹ và quân ngụy trong thế chiến lược phòng ngự bị động càng giảm sút rõ rệt. Những mâu thuẫn, khó khăn và bế tắc của chúng về số quân, chất lượng, cách đánh, càng gay gắt và trầm trọng.
Về mặt chính trị: Giới cầm quyền Mỹ đã mất tin tưởng ở chiến lược quân sự của chúng. Mâu thuẫn trong nội bộ giới cầm quyền Mỹ, giữa Mỹ và ngụy, trong nội bộ bọn tay sai Mỹ ở miền Nam trở nên rất gay gắt, hàng ngũ của chúng phân hóa sâu sắc và rối loạn hơn bao giờ hết. Phong trào nhân dân Mỹ phản đối chiến tranh xâm lược Việt Nam càng lên cao. Ngày 31-3-1968, Giôn-xơn đã phải thú nhận thất bại, thực hiện ném bom hạn chế miền Bắc và rút lui việc ra ứng cử Tổng thống, đồng thời chúng phải cách chức tướng Oétmolen.
- Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 là một biểu hiện sáng ngời về ý chí và sức mạnh quật cường của quân và dân Việt Nam, là tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, tài mưu lược trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Đảng ta: Nghệ thuật nắm bắt thời cơ để chủ động giáng đòn quyết định làm chuyển biến cục diện chiến tranh; nghệ thuật tiến công bằng cách đánh chiến lược mới, giành thế bất ngờ, đưa chiến tranh vào thành thị; là nghệ thuật tổ chức, bố trí và sử dụng lực lượng “lấy nhỏ đánh lớn”, “lấy ít địch nhiều”, “lấy chất lượng cao thắng số lượng đông”, lấy trí tuệ của con người Việt Nam để chiến thắng vũ khí và trí tuệ của bộ máy điều hành chiến tranh của Mỹ.
50 năm đã trôi qua, nhưng ý nghĩa và bài học của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 vẫn còn vẹn nguyên giá trị: Đó là khát vọng về độc lập, tự do và hòa bình cho Tổ quốc, là niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, là tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo trong hoạch định đường lối và chỉ đạo chiến lược, là sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, là sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, là tinh thần đoàn kết quốc tế cao cả./.
Phòng LLCT & LSĐ