Công tác tuyên truyền
Chiến lệ Mậu Thân
- Được đăng: Thứ sáu, 05 Tháng 1 2018 07:35
- Lượt xem: 3428
(TGAG)- Tuyên giáo An Giang xin đăng "Lược ghi ý kiến của đồng chí Vũ Khắc Sương, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Đại tá Chỉ huy Trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang trong cuộc Họp mặt kỷ niệm 20 năm Mậu Thân do Tỉnh ủy tổ chức tại Thị xã Châu Đốc ngày 14-2-1988".
Sau khi triển khai Nghị quyết của Trung ương cục, bấy giờ Hội nghị cán bộ của Tỉnh ủy tổ chức có Tỉnh ủy, mặt trận, dân vận, binh vận, công an, quân sự để quán triệt Nghị quyết. Chúng tôi bên bộ phận quân sự chỉ báo cáo phần quân sự, còn binh vận, tổ chức, dân vận, toàn bộ tình hình các đồng chí khác bổ sung thêm.
Khái quát toàn bộ tình hình đồn bót địch ở An Giang có tất cả trên 200 điểm địch đóng quân. Về tình hình địch lúc bấy giờ có mấy nhận định:
- Trước đó An Giang có đánh Kiên Lương, Trúc Giang, là hai chi khu đầu tiên ở phía Nam bị đánh ở hai mặt và bị tiêu diệt hoàn toàn mở đầu cho chiến dịch nầy. Châu Đốc đã đánh được Kiên Lương. Sau đó đánh chi khu của Châu Phú ở trong thị xã, đây là ba trận đánh cấp huyện, mở đầu chiến dịch Mậu Thân…
- Về phần tổ chức hội nghị chung rồi, đến phần hội nghị các cơ quan, ban ngành, bên quân sự có tôi và anh Tám, anh Hiếu Liêm, anh Tư Khai, anh Ba Liêm, các đồng chí phụ trách quân sự về triển khai lại tình hình Nghị quyết và bàn cụ thể việc sử dụng lực lượng và tổ chức lực lượng, lúc bấy giờ kết hợp rất chặt giữa quân sự, binh vận và các cơ quan ban ngành khác để cùng tiến hành... Như vậy, đầu tiên lúc bấy giờ Tỉnh ủy hội nghị ở Tức Dụp. Sau đó, lại về hội nghị cơ quan ở Tà Sóc triển khai toàn bộ Nghị quyết của Tỉnh ủy. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh tổ chức hội nghị ở đồi Tay lo (núi Dài) để đánh giá lại toàn bộ tình hình và phân công phụ trách chuẩn bị chiến trường và tổ chức lực lượng. Hội nghị đi đến kết luận tổ chức chiến trường làm hai bộ phận: Một bộ phận ở núi Dài, tập trung lực lượng để tổ chức huấn luyện hai tiểu đoàn gồm tiểu đoàn một và tiểu đoàn hai. Bộ phận thứ hai là bộ phận chuẩn bị chiến trường (tôi và anh Hiếu Liêm phụ trách), bộ phận chuẩn bị làm mọi mặt công tác khác thì anh Tám Sử, anh Tư Khai và anh Ba Mì cùng với các đồng chí khu vực cơ quan.
Về thời gian lúc bấy giờ chưa quyết định được, chưa có đồng chí nào trong Thường vụ hoặc anh Tư rõ thời gian. Tôi đi chuẩn bị chiến trường với anh Hiếu Liêm cũng không rõ, chưa biết thời gian nhưng rất gấp rút chuẩn bị tiến công địch. Các anh có đề ra khẩu hiệu “vừa chạy, vừa mặc áo, vừa xếp hàng” trên tinh thần đó cứ làm. Chúng tôi ra ngoài và đoán ít nhất là sau Mùng bảy Tết mới bắt đầu đánh, bắt đầu chiến dịch thì cũng đoán trước sau thời Nguyễn Huệ khoảng Mùng năm, Mùng sáu Tết... ta chắc cũng khoảng đó, tất cả công việc chủ động rồi nhưng thời gian không chủ động. Cắm trại khoảng hai mươi lăm tết là trăm phần trăm, tất cả đều ở doanh trại. Như vậy là ở trong hai tiểu đoàn chuẩn bị và trang bị lại, tổ chức lực lượng, tôi và hai đại đội (một trinh sát, một đặc công) và một số cán bộ ra ở khu vực B2 cũ, tức ở gần Vĩnh Ngươn bây giờ, lúc này ở gần anh Tám Hưng và một số đồng chí ở Thị đội.
Chúng tôi đã chuẩn bị xong hết toàn bộ, cán bộ tiểu đoàn, một số đồng chí trở về đơn vị để bổ sung toàn bộ kế hoạch ở chiến trường. Bấy giờ phân công những nét lớn như thế, nhưng tổ chức lực lượng và bố trí chiến trường như thế nào, toàn bộ lực lượng của tỉnh sẽ tập trung ở Châu Đốc khoảng tám chục phần trăm, các huyện khác thì triển khai theo kế hoạch chung. Thị xã Long Xuyên tổ chức bộ phận khoảng chừng trên dưới một trăm quân ở ngã ba lộ tẻ huyện Châu Thành xuống vùng năm xã hoạt động.
Tập trung biệt động thị xã Châu Đốc, Châu Thành, Châu Phú. Chúng tôi ra đây chuẩn bị khoảng hai tháng, sau khi nghiên cứu toàn bộ tình hình trở về báo cáo tổng hợp sẽ trở ra để điều hành theo dõi toàn bộ tình hình. Như vậy, chúng tôi đã nắm toàn bộ tình hình dựa vào trên cung cấp, quân báo địa phương, cơ sở tại thị xã và các nơi khác báo cáo.
Địch không có thay đổi gì, lúc bấy giờ tháng mười hai, địch đi càn có mức độ chứ không tập trung lớn. Biết khu vực của Châu Đốc này trên dưới khoảng 3.000 quân, khoảng chín đại đội bảo an, chưa tính dân vệ xung quanh. Lực lượng chiến đấu và lực lượng cơ động tập trung ở thị xã Châu Đốc nhiều nhất. Các đại đội bảo an đóng ở trên kinh Vĩnh Tế và núi Sam dọc theo các con lộ trong thị xã trên dưới một ngàn quân. Sau khi nghiên cứu toàn bộ tình hình xong, các đồng chí cán bộ tiểu đoàn về trong núi để chuẩn bị lực lượng. Về đến căn cứ, nghe các anh nói lại là được mệnh lệnh cuối cùng là khoảng 6 giờ đến 6 giờ 30 ngày 29 Tết. Tất cả công việc chuẩn bị giữa bên trong và bên ngoài được thống nhất. Tỉnh ủy và tất cả cán bộ thông qua sa bàn chúng tôi đắp gần bằng căn nhà, bề ngang khoảng 10 mét, dài 15 – 20 mét dọn đất đắp xây dựng toàn bộ hệ thống tổ chức hỏa lực và bố trí lực lượng của địch ở Châu Đốc, Vĩnh Ngươn để thông qua nhưng không kịp vì bên chỗ tôi nhận được mệnh lệnh báo động vào đúng thời gian khoảng 1 – 2 giờ đêm Mùng một rạng Mùng hai bắt đầu nổ súng. Chúng tôi mời các đồng chí Thị xã ủy, các đồng chí của Châu Phú lên để làm việc, khoảng 9 – 10 giờ là xong, bắt đầu triển khai công tác chuẩn bị hành quân tác chiến. Ngoài công việc này, trinh sát, quân báo, lực lượng công khai và binh vận, bộ phận của ông Hai Thái và anh Tư Phúc cung cấp tin tức hàng ngày. Chúng tôi hẹn đêm Mùng một rạng sáng Mùng hai gặp nhau ở đám gáo Cò kêu, cách nội ô thị xã chừng hai cây số. Ở trong này khoảng 5 giờ chiều thì các anh bắt đầu hành quân từ núi Dài họp lại qua Phú Cường, rồi qua núi Dài nhỏ đến Thới Sơn. Toàn bộ đến Thới Sơn khoảng 6 giờ sáng ngày Mùng một Tết, toàn bộ dân công và lực lượng từ Ba Chúc kéo ra khoảng gần bốn ngàn người. Chúng tôi hẹn nhau khoảng 10 giờ đêm thì có mặt tại đám gáo Cò kêu. Khoảng 6 giờ chiều chúng tôi vượt qua sông Bà Bài, đi vòng lại Núi Sam, bộ phận đi đầu là bộ phận trinh sát, đặc công, cán bộ nghiên cứu, khoảng 6 giờ 30 vượt sông Trà Sư. Tất cả hành quân từng khối, mỗi khối hàng ngang hàng dọc xếp dài gặp nhau đầy đủ khoảng 10 giờ 30 tại đám gáo Cò kêu. Bộ phận đi đầu của chúng tôi bắt đầu khảo sát lại các mục tiêu và liên lạc được bên trong. Khoảng 11 giờ bắt đầu triển khai vượt kinh Bao Ngạn ở ngoài vô. Chúng tôi cũng liên lạc được Tri Tôn, Tịnh Biên, Long Xuyên, các bộ phận này cũng vô tới. Bộ phận của Châu Phú, Tân Châu cũng vượt qua con sông Châu Đốc đến Hà Bao của Đa Phước. Bộ phận trinh sát biệt động thị xã cũng vượt qua đi vòng lên khu vực đường núi. Bộ phận của Châu Phú chịu trách nhiệm đánh từ Tiệm rượu xuống đã vào thế sẵn sàng.
Chòm gáo Cò kêu – nơi hội tụ các cánh quân đêm
Tình hình rất yên tĩnh như không có gì xảy ra. Liên lạc giữa bên trong và bên ngoài, cơ sở móc được một số anh chị làm việc trước đây. Có một số anh vô trước là anh Năm Bình, vợ Chín Thu, chị Chín Oanh... tất cả liên lạc được với nhau. Đại bộ phận vô được hết phía sau đường xe lửa, tiếp cận sát nách, nhưng bộ phận chỉ huy còn ở ngoài. Bộ phận của anh Ba Tuấn bấy giờ ở bến xe cũng đã đến đây rồi. Tiểu đoàn 1 tác chiến ở khu vực ở phía dưới cầu Lò heo đánh lên. Tiểu đoàn 2 đánh từ cặp lộ vô chỗ quân cảnh đánh thẳng ra. Bộ phận của Châu Phú đánh từ hướng Tiệm rượu (thánh thất Cao Đài bấy giờ) đánh vô, một bộ phận Châu Phú nữa đánh cặp bờ sông thẳng tới, bộ phận Châu Phú khác đánh ở khu vực Cồn Tiên và vượt qua sông.
Sáng lại chúng tôi liên lạc được toàn bộ. Như vậy, có thể nói trận đánh này đúng là trận ta tập kích, địch không cảnh giác cho nên ta vô rất êm. Tiểu đoàn 2 vô chiếm Thị đội ở lúc bấy giờ là nhà của tên phó tỉnh trưởng Phương. Tất cả nổ súng cho đến 6 giờ sáng chúng tôi làm chủ được con đường từ rạp hát Tân Việt ra bờ sông. Bộ phận Tiểu đoàn 2 vô tới bờ sông bị phản kích thì lùi lại một chút. Tiểu đoàn 1 đánh chiếm lên tới khu vực phía dưới tòa án thì tàu dưới này bắn và xe nồi đồng (bọc sắt) ở tại chỗ bắn. Khu vực đường núi trở vô trong chúng ta hoàn toàn làm chủ. Khu vực sân banh ta đi lại bình thường, không có sự phản kích lớn ở trong khu vực nầy. Qua nhiều tài liệu cho biết là địch không có chuẩn bị trước nên pháo ở núi Sam, pháo ở Sân bay không dám hoạt động.
Bốn giờ sáng Mùng 2 Tết, tên Phương phó tỉnh trưởng nhảy xuống canô chạy sang Châu Giang trốn. Riêng tên quyền tham mưu trưởng tiểu khu bị kẹt ở thành PC và chém vè luôn.
Đến 6 giờ sáng ngày Mùng 2 Tết, ta làm chủ thị xã Châu Đốc, địch chỉ còn dinh Tỉnh trưởng, khu vực sân bay, khu vực Phủ vị.
Ta đắn đo không dùng đặc công đánh 2 lô cốt còn lại trong Thượng Đăng Lễ để giải phóng tù luôn vì sợ đánh mìn một số anh em sẽ bị hy sinh.
Lô cốt thành Garde (Thượng Đăng Lễ) - nơi phát tiếng pháo lệnh đầu tiên
Khoảng 7 giờ 40, có một xe Jeep chở 4 tên ở trần, quần đùi (có một tên Mỹ) từ núi Sam chạy ra Châu Đốc. Tiểu đoàn 2 phát hiện, đồng chí Tỉnh dùng B40 bắn 1 quả cháy xe, bọn trên xe đều chết cháy khi chúng vừa qua khỏi cầu số 2 khoảng 100 mét.
Khoảng 15 giờ, trực thăng bắn Rocket cháy nhà dân khu vực lò heo – đường xe lửa...
Ty Điền địa Châu Đốc – nơi quân ta chiếm đóng
Khoảng 16 giờ ngày 31-1-1968, địch độ khoảng 1 tiểu đoàn xuống khu vực Sân bay và khoảng 1 đại đội ở ngoài đồng (hướng đuôi kinh Lò heo), phối hợp với đại đội tên Bảo.
17 giờ 00 tin kỹ thuật nắm được, địch cho một tiểu đoàn từ núi Đất ra tới núi Sam chuẩn bị phản kích vào Châu Đốc.
17 giờ 30 phút, tại Châu Đốc, Bộ chỉ huy chiến dịch được triệu tập để đánh giá tình hình, xác định quyết tâm. Qua hệ thống đài phát thanh ta biết toàn miền Nam đều nổ súng tiến công và địch đang chống cự quyết liệt. Đặc biệt quân khu IV vùng 4 chiến thuật (Cần Thơ) chúng vẫn còn rãnh tay, như vậy địch còn khả năng phản kích chiếm lại Châu Đốc. Về phía ta, anh em đã thấm mệt, ta không còn lực lượng dự bị. Vì thế để bảo toàn lực lượng, Bộ chỉ huy chiến dịch nhất trí sẽ lùi ra, từng bộ phận sẽ trở về theo đường đã hành quân.
19 giờ các đơn vị nhận được lệnh và bắt đầu lùi ra theo kế hoạch. Trong đêm 31-1-1968, lực lượng ta rút về căn cứ an toàn./.
______________
“Chiến lệ” là danh từ quân sự có ý chỉ toàn bộ kế hoạch chỉ đạo, bố trí lực lương cho trận chiến đấu.
Sau khi triển khai Nghị quyết của Trung ương cục, bấy giờ Hội nghị cán bộ của Tỉnh ủy tổ chức có Tỉnh ủy, mặt trận, dân vận, binh vận, công an, quân sự để quán triệt Nghị quyết. Chúng tôi bên bộ phận quân sự chỉ báo cáo phần quân sự, còn binh vận, tổ chức, dân vận, toàn bộ tình hình các đồng chí khác bổ sung thêm.
Khái quát toàn bộ tình hình đồn bót địch ở An Giang có tất cả trên 200 điểm địch đóng quân. Về tình hình địch lúc bấy giờ có mấy nhận định:
- Trước đó An Giang có đánh Kiên Lương, Trúc Giang, là hai chi khu đầu tiên ở phía Nam bị đánh ở hai mặt và bị tiêu diệt hoàn toàn mở đầu cho chiến dịch nầy. Châu Đốc đã đánh được Kiên Lương. Sau đó đánh chi khu của Châu Phú ở trong thị xã, đây là ba trận đánh cấp huyện, mở đầu chiến dịch Mậu Thân…
- Về phần tổ chức hội nghị chung rồi, đến phần hội nghị các cơ quan, ban ngành, bên quân sự có tôi và anh Tám, anh Hiếu Liêm, anh Tư Khai, anh Ba Liêm, các đồng chí phụ trách quân sự về triển khai lại tình hình Nghị quyết và bàn cụ thể việc sử dụng lực lượng và tổ chức lực lượng, lúc bấy giờ kết hợp rất chặt giữa quân sự, binh vận và các cơ quan ban ngành khác để cùng tiến hành... Như vậy, đầu tiên lúc bấy giờ Tỉnh ủy hội nghị ở Tức Dụp. Sau đó, lại về hội nghị cơ quan ở Tà Sóc triển khai toàn bộ Nghị quyết của Tỉnh ủy. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh tổ chức hội nghị ở đồi Tay lo (núi Dài) để đánh giá lại toàn bộ tình hình và phân công phụ trách chuẩn bị chiến trường và tổ chức lực lượng. Hội nghị đi đến kết luận tổ chức chiến trường làm hai bộ phận: Một bộ phận ở núi Dài, tập trung lực lượng để tổ chức huấn luyện hai tiểu đoàn gồm tiểu đoàn một và tiểu đoàn hai. Bộ phận thứ hai là bộ phận chuẩn bị chiến trường (tôi và anh Hiếu Liêm phụ trách), bộ phận chuẩn bị làm mọi mặt công tác khác thì anh Tám Sử, anh Tư Khai và anh Ba Mì cùng với các đồng chí khu vực cơ quan.
Về thời gian lúc bấy giờ chưa quyết định được, chưa có đồng chí nào trong Thường vụ hoặc anh Tư rõ thời gian. Tôi đi chuẩn bị chiến trường với anh Hiếu Liêm cũng không rõ, chưa biết thời gian nhưng rất gấp rút chuẩn bị tiến công địch. Các anh có đề ra khẩu hiệu “vừa chạy, vừa mặc áo, vừa xếp hàng” trên tinh thần đó cứ làm. Chúng tôi ra ngoài và đoán ít nhất là sau Mùng bảy Tết mới bắt đầu đánh, bắt đầu chiến dịch thì cũng đoán trước sau thời Nguyễn Huệ khoảng Mùng năm, Mùng sáu Tết... ta chắc cũng khoảng đó, tất cả công việc chủ động rồi nhưng thời gian không chủ động. Cắm trại khoảng hai mươi lăm tết là trăm phần trăm, tất cả đều ở doanh trại. Như vậy là ở trong hai tiểu đoàn chuẩn bị và trang bị lại, tổ chức lực lượng, tôi và hai đại đội (một trinh sát, một đặc công) và một số cán bộ ra ở khu vực B2 cũ, tức ở gần Vĩnh Ngươn bây giờ, lúc này ở gần anh Tám Hưng và một số đồng chí ở Thị đội.
Chúng tôi đã chuẩn bị xong hết toàn bộ, cán bộ tiểu đoàn, một số đồng chí trở về đơn vị để bổ sung toàn bộ kế hoạch ở chiến trường. Bấy giờ phân công những nét lớn như thế, nhưng tổ chức lực lượng và bố trí chiến trường như thế nào, toàn bộ lực lượng của tỉnh sẽ tập trung ở Châu Đốc khoảng tám chục phần trăm, các huyện khác thì triển khai theo kế hoạch chung. Thị xã Long Xuyên tổ chức bộ phận khoảng chừng trên dưới một trăm quân ở ngã ba lộ tẻ huyện Châu Thành xuống vùng năm xã hoạt động.
Tập trung biệt động thị xã Châu Đốc, Châu Thành, Châu Phú. Chúng tôi ra đây chuẩn bị khoảng hai tháng, sau khi nghiên cứu toàn bộ tình hình trở về báo cáo tổng hợp sẽ trở ra để điều hành theo dõi toàn bộ tình hình. Như vậy, chúng tôi đã nắm toàn bộ tình hình dựa vào trên cung cấp, quân báo địa phương, cơ sở tại thị xã và các nơi khác báo cáo.
Địch không có thay đổi gì, lúc bấy giờ tháng mười hai, địch đi càn có mức độ chứ không tập trung lớn. Biết khu vực của Châu Đốc này trên dưới khoảng 3.000 quân, khoảng chín đại đội bảo an, chưa tính dân vệ xung quanh. Lực lượng chiến đấu và lực lượng cơ động tập trung ở thị xã Châu Đốc nhiều nhất. Các đại đội bảo an đóng ở trên kinh Vĩnh Tế và núi Sam dọc theo các con lộ trong thị xã trên dưới một ngàn quân. Sau khi nghiên cứu toàn bộ tình hình xong, các đồng chí cán bộ tiểu đoàn về trong núi để chuẩn bị lực lượng. Về đến căn cứ, nghe các anh nói lại là được mệnh lệnh cuối cùng là khoảng 6 giờ đến 6 giờ 30 ngày 29 Tết. Tất cả công việc chuẩn bị giữa bên trong và bên ngoài được thống nhất. Tỉnh ủy và tất cả cán bộ thông qua sa bàn chúng tôi đắp gần bằng căn nhà, bề ngang khoảng 10 mét, dài 15 – 20 mét dọn đất đắp xây dựng toàn bộ hệ thống tổ chức hỏa lực và bố trí lực lượng của địch ở Châu Đốc, Vĩnh Ngươn để thông qua nhưng không kịp vì bên chỗ tôi nhận được mệnh lệnh báo động vào đúng thời gian khoảng 1 – 2 giờ đêm Mùng một rạng Mùng hai bắt đầu nổ súng. Chúng tôi mời các đồng chí Thị xã ủy, các đồng chí của Châu Phú lên để làm việc, khoảng 9 – 10 giờ là xong, bắt đầu triển khai công tác chuẩn bị hành quân tác chiến. Ngoài công việc này, trinh sát, quân báo, lực lượng công khai và binh vận, bộ phận của ông Hai Thái và anh Tư Phúc cung cấp tin tức hàng ngày. Chúng tôi hẹn đêm Mùng một rạng sáng Mùng hai gặp nhau ở đám gáo Cò kêu, cách nội ô thị xã chừng hai cây số. Ở trong này khoảng 5 giờ chiều thì các anh bắt đầu hành quân từ núi Dài họp lại qua Phú Cường, rồi qua núi Dài nhỏ đến Thới Sơn. Toàn bộ đến Thới Sơn khoảng 6 giờ sáng ngày Mùng một Tết, toàn bộ dân công và lực lượng từ Ba Chúc kéo ra khoảng gần bốn ngàn người. Chúng tôi hẹn nhau khoảng 10 giờ đêm thì có mặt tại đám gáo Cò kêu. Khoảng 6 giờ chiều chúng tôi vượt qua sông Bà Bài, đi vòng lại Núi Sam, bộ phận đi đầu là bộ phận trinh sát, đặc công, cán bộ nghiên cứu, khoảng 6 giờ 30 vượt sông Trà Sư. Tất cả hành quân từng khối, mỗi khối hàng ngang hàng dọc xếp dài gặp nhau đầy đủ khoảng 10 giờ 30 tại đám gáo Cò kêu. Bộ phận đi đầu của chúng tôi bắt đầu khảo sát lại các mục tiêu và liên lạc được bên trong. Khoảng 11 giờ bắt đầu triển khai vượt kinh Bao Ngạn ở ngoài vô. Chúng tôi cũng liên lạc được Tri Tôn, Tịnh Biên, Long Xuyên, các bộ phận này cũng vô tới. Bộ phận của Châu Phú, Tân Châu cũng vượt qua con sông Châu Đốc đến Hà Bao của Đa Phước. Bộ phận trinh sát biệt động thị xã cũng vượt qua đi vòng lên khu vực đường núi. Bộ phận của Châu Phú chịu trách nhiệm đánh từ Tiệm rượu xuống đã vào thế sẵn sàng.
Chòm gáo Cò kêu – nơi hội tụ các cánh quân đêm
Mùng một Tết Mậu Thân 1968 để tấn công vào thị xã Châu Đốc
Tình hình rất yên tĩnh như không có gì xảy ra. Liên lạc giữa bên trong và bên ngoài, cơ sở móc được một số anh chị làm việc trước đây. Có một số anh vô trước là anh Năm Bình, vợ Chín Thu, chị Chín Oanh... tất cả liên lạc được với nhau. Đại bộ phận vô được hết phía sau đường xe lửa, tiếp cận sát nách, nhưng bộ phận chỉ huy còn ở ngoài. Bộ phận của anh Ba Tuấn bấy giờ ở bến xe cũng đã đến đây rồi. Tiểu đoàn 1 tác chiến ở khu vực ở phía dưới cầu Lò heo đánh lên. Tiểu đoàn 2 đánh từ cặp lộ vô chỗ quân cảnh đánh thẳng ra. Bộ phận của Châu Phú đánh từ hướng Tiệm rượu (thánh thất Cao Đài bấy giờ) đánh vô, một bộ phận Châu Phú nữa đánh cặp bờ sông thẳng tới, bộ phận Châu Phú khác đánh ở khu vực Cồn Tiên và vượt qua sông.
Sáng lại chúng tôi liên lạc được toàn bộ. Như vậy, có thể nói trận đánh này đúng là trận ta tập kích, địch không cảnh giác cho nên ta vô rất êm. Tiểu đoàn 2 vô chiếm Thị đội ở lúc bấy giờ là nhà của tên phó tỉnh trưởng Phương. Tất cả nổ súng cho đến 6 giờ sáng chúng tôi làm chủ được con đường từ rạp hát Tân Việt ra bờ sông. Bộ phận Tiểu đoàn 2 vô tới bờ sông bị phản kích thì lùi lại một chút. Tiểu đoàn 1 đánh chiếm lên tới khu vực phía dưới tòa án thì tàu dưới này bắn và xe nồi đồng (bọc sắt) ở tại chỗ bắn. Khu vực đường núi trở vô trong chúng ta hoàn toàn làm chủ. Khu vực sân banh ta đi lại bình thường, không có sự phản kích lớn ở trong khu vực nầy. Qua nhiều tài liệu cho biết là địch không có chuẩn bị trước nên pháo ở núi Sam, pháo ở Sân bay không dám hoạt động.
Bốn giờ sáng Mùng 2 Tết, tên Phương phó tỉnh trưởng nhảy xuống canô chạy sang Châu Giang trốn. Riêng tên quyền tham mưu trưởng tiểu khu bị kẹt ở thành PC và chém vè luôn.
Đến 6 giờ sáng ngày Mùng 2 Tết, ta làm chủ thị xã Châu Đốc, địch chỉ còn dinh Tỉnh trưởng, khu vực sân bay, khu vực Phủ vị.
Ta đắn đo không dùng đặc công đánh 2 lô cốt còn lại trong Thượng Đăng Lễ để giải phóng tù luôn vì sợ đánh mìn một số anh em sẽ bị hy sinh.
Lô cốt thành Garde (Thượng Đăng Lễ) - nơi phát tiếng pháo lệnh đầu tiên
Tổng tiến công vào thị xã Châu Đốc Xuân Mậu Thân 1968.
Quá trình chiến đấu, địch chống trả rất yếu ớt, có thể nói là toàn bộ bất thần bỏ chạy. Một Dacota đến bỏ pháo sáng và bắn mấy loạt phía sau sân bay rồi bay đi.Khoảng 7 giờ 40, có một xe Jeep chở 4 tên ở trần, quần đùi (có một tên Mỹ) từ núi Sam chạy ra Châu Đốc. Tiểu đoàn 2 phát hiện, đồng chí Tỉnh dùng B40 bắn 1 quả cháy xe, bọn trên xe đều chết cháy khi chúng vừa qua khỏi cầu số 2 khoảng 100 mét.
Khoảng 15 giờ, trực thăng bắn Rocket cháy nhà dân khu vực lò heo – đường xe lửa...
Ty Điền địa Châu Đốc – nơi quân ta chiếm đóng
trong Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
Khoảng 16 giờ ngày 31-1-1968, địch độ khoảng 1 tiểu đoàn xuống khu vực Sân bay và khoảng 1 đại đội ở ngoài đồng (hướng đuôi kinh Lò heo), phối hợp với đại đội tên Bảo.
17 giờ 00 tin kỹ thuật nắm được, địch cho một tiểu đoàn từ núi Đất ra tới núi Sam chuẩn bị phản kích vào Châu Đốc.
17 giờ 30 phút, tại Châu Đốc, Bộ chỉ huy chiến dịch được triệu tập để đánh giá tình hình, xác định quyết tâm. Qua hệ thống đài phát thanh ta biết toàn miền Nam đều nổ súng tiến công và địch đang chống cự quyết liệt. Đặc biệt quân khu IV vùng 4 chiến thuật (Cần Thơ) chúng vẫn còn rãnh tay, như vậy địch còn khả năng phản kích chiếm lại Châu Đốc. Về phía ta, anh em đã thấm mệt, ta không còn lực lượng dự bị. Vì thế để bảo toàn lực lượng, Bộ chỉ huy chiến dịch nhất trí sẽ lùi ra, từng bộ phận sẽ trở về theo đường đã hành quân.
19 giờ các đơn vị nhận được lệnh và bắt đầu lùi ra theo kế hoạch. Trong đêm 31-1-1968, lực lượng ta rút về căn cứ an toàn./.
______________
“Chiến lệ” là danh từ quân sự có ý chỉ toàn bộ kế hoạch chỉ đạo, bố trí lực lương cho trận chiến đấu.
Phòng LLCT & LSĐ