Văn hóa - Văn nghệ - Thể thao - Du lịch
An Giang: Nhiệm vụ trọng tâm của ngành Du lịch năm 2018
- Được đăng: Thứ sáu, 23 Tháng 2 2018 09:05
- Lượt xem: 4483
(TGAG)- Tiếp tục phát huy những kết quả đạt được trong thời gian qua, để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh, thiết thực chào mừng kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng, năm 2018, Ngành Du lịch An Giang tập trung thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm sau đây:
Tổ chức sơ kết đánh giá Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 18/01/2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Đẩy mạnh Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020’’ và Kế hoạch số 03/KH-UBND ngày 20/01/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 18/01/2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; xây dựng chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh đến năm 2025; củng cố, kiện toàn nâng cao vai trò và vị trí của Hiệp hội du lịch An Giang; phối hợp các sở, ngành và địa phương thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền chủ trương, chính sách, chỉ đạo của trung ương và của tỉnh về hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh; chấn chỉnh hoạt động kinh doanh khách sạn, lữ hành, các khu - điểm du lịch và kinh doanh tàu thủy đón khách du lịch; phối hợp Ban quản lý các khu - điểm du lịch xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm thu hút du khách đến tham quan và lưu trú lại An Giang, nâng cao nhận thức về phát triển chất lượng, dịch vụ du lịch, đặc biệt chú trọng vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ và cộng đồng địa phương tại các khu, điểm du lịch. Bên cạnh đó, giải quyết triệt để nạn ăn xin, chèo kéo, đeo bám du khách nhằm đảm bảo an ninh trật tự, an toàn tính mạng, tài sản cho du khách; bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, văn minh thương mại, bảo vệ lợi ích hợp pháp của khách du lịch.
Tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 2098/QĐ-TTg, ngày 27/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch Tổng thể phát triển Khu Du lịch quốc gia Núi Sam, tỉnh An Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; đặc biệt, lập hồ sơ đề nghị Thủ tướng Chính phủ sớm quyết định công nhận Khu Du lịch quốc gia; tổ chức rà soát điều chỉnh bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch tỉnh An Giang từ năm 2014 đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Tổ chức triển khai thực hiện các Quy hoạch phát triển du lịch đã được phê duyệt và tập trung xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang giai đoạn đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 và Quy hoạch tổng thể phát triển lòng hồ Tân Trung - Vàm Nao, Phú Tân, An Giang giai đoạn đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030; tiếp tục thực hiện các nội dung hoạt động thuộc Chương trình khoa học và công nghệ “Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020”. Trong đó, tập trung triển khai dự án phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng, quảng bá thương hiệu du lịch An Giang.
Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, huy động các nguồn lực để tăng cường năng lực đào tạo bằng nhiều hình thức đảm bảo được yêu cầu về số lượng, chất lượng; tập huấn bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước: Luật Du lịch 2017 và các văn bản liên quan, nâng cao năng lực quản lý cơ sở lưu trú, kinh doanh lữ hành, quảng bá xúc tiến du lịch... cho các huyện, thị xã và thành phố; hướng dẫn nghiệp vụ giúp các địa phương chủ động trong công tác xây dựng kế hoạch, định hướng phát triển du lịch trên địa bàn quản lý; tiếp tục triển khai thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử trong hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh An Giang, nâng cao nhận thức về du lịch, giới thiệu điểm đến, quảng bá hình ảnh du lịch An Giang.
Tổ chức triển khai thực hiện tốt Chương trình hành động số 59/CTr-UBND ngày 13/02/2017 về phát triển hạ tầng du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 trong năm 2018; khuyến khích, hỗ trợ các nhà đầu tư và địa phương xây dựng và hoàn chỉnh sản phẩm du lịch tập trung vào 4 khu trọng điểm, có lợi thế cạnh tranh cao trong vùng: Khu Du lịch Quốc gia Núi Sam - Miếu Bà Chúa Xứ (Châu Đốc), Khu Du lịch núi Cấm - rừng tràm Trà Sư (Tịnh Biên), Khu du lịch Mỹ Hòa Hưng - cồn Phó Ba (Long Xuyên) và Khu di tích Văn hóa Óc Eo - Ba Thê (Thoại Sơn). Ngoài ra, nghiên cứu phát triển du lịch: Cù lao Giêng (Chợ Mới), Lòng hồ Tân Trung (Phú Tân), Búng Bình Thiên (An Phú), Khu Du lịch đồi Tức Dụp, hồ Soài So, hồ Tà Pạ (Tri Tôn). Trong đó, xây dựng các loại hình du lịch, sản phẩm chủ lực của từng khu, chú trọng khai thác khu nghỉ dưỡng kết hợp trị liệu bằng thảo dược tại Khu du lịch núi Cấm; mở rộng không gian, tổ chức lại kinh doanh và đa dạng hóa loại hình dịch vụ phục vụ du khách tại rừng tràm Trà Sư; tiếp tục triển khai công viên văn hóa núi Sam, đồng thời kêu gọi đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, resort, chợ đặc sản, siêu thị, trung tâm mua sắm hiện đại tại Châu Đốc để khai thác lượt khách đến cúng và trả lễ Bà Chúa Xứ hằng năm; xây dựng khu du lịch nhà vườn kết hợp du lịch sinh thái vùng sông nước tại cù lao ông Hổ - cồn Phó Ba, Cù Lao Giêng, Lòng hồ Tân Trung, Búng Bình Thiên; tiếp tục triển khai qui hoạch Khu di tích Óc Eo - Ba Thê tại huyện Thoại Sơn.
Phối hợp với các sở, ngành, địa phương tổ chức xây dựng và thực hiện đề án xây dựng và quảng bá hình ảnh An Giang; tăng cường phối hợp giữa các công ty lữ hành của An Giang và các tỉnh ở các vùng, miền đã ký kết hợp tác phát triển du lịch với An Giang. Tích cực tham gia vào chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch quốc gia và tổ chức chương trình roadshow quảng bá du lịch tại An Giang.
Mục tiêu phấn đấu năm 2018, An Giang đón 7,5 triệu lượt khách đến các khu, điểm du lịch, 650 nghìn lượt khách lưu trú do các doanh nghiệp du lịch phục vụ, trong đó có 75 nghìn lượt khách quốc tế. Doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 4.300 tỷ đồng. Từng bước đưa ngành Du lịch An Giang trở thành điểm đến “Hội tụ - Khám phá - Đồng tâm - Lan tỏa” trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung.
NGUYỄN VĂN LÊN
Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Tổ chức sơ kết đánh giá Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 18/01/2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Đẩy mạnh Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020’’ và Kế hoạch số 03/KH-UBND ngày 20/01/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 18/01/2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; xây dựng chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh đến năm 2025; củng cố, kiện toàn nâng cao vai trò và vị trí của Hiệp hội du lịch An Giang; phối hợp các sở, ngành và địa phương thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền chủ trương, chính sách, chỉ đạo của trung ương và của tỉnh về hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh; chấn chỉnh hoạt động kinh doanh khách sạn, lữ hành, các khu - điểm du lịch và kinh doanh tàu thủy đón khách du lịch; phối hợp Ban quản lý các khu - điểm du lịch xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm thu hút du khách đến tham quan và lưu trú lại An Giang, nâng cao nhận thức về phát triển chất lượng, dịch vụ du lịch, đặc biệt chú trọng vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ và cộng đồng địa phương tại các khu, điểm du lịch. Bên cạnh đó, giải quyết triệt để nạn ăn xin, chèo kéo, đeo bám du khách nhằm đảm bảo an ninh trật tự, an toàn tính mạng, tài sản cho du khách; bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, văn minh thương mại, bảo vệ lợi ích hợp pháp của khách du lịch.
Tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 2098/QĐ-TTg, ngày 27/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch Tổng thể phát triển Khu Du lịch quốc gia Núi Sam, tỉnh An Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; đặc biệt, lập hồ sơ đề nghị Thủ tướng Chính phủ sớm quyết định công nhận Khu Du lịch quốc gia; tổ chức rà soát điều chỉnh bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch tỉnh An Giang từ năm 2014 đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Tổ chức triển khai thực hiện các Quy hoạch phát triển du lịch đã được phê duyệt và tập trung xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang giai đoạn đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 và Quy hoạch tổng thể phát triển lòng hồ Tân Trung - Vàm Nao, Phú Tân, An Giang giai đoạn đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030; tiếp tục thực hiện các nội dung hoạt động thuộc Chương trình khoa học và công nghệ “Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020”. Trong đó, tập trung triển khai dự án phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng, quảng bá thương hiệu du lịch An Giang.
Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, huy động các nguồn lực để tăng cường năng lực đào tạo bằng nhiều hình thức đảm bảo được yêu cầu về số lượng, chất lượng; tập huấn bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước: Luật Du lịch 2017 và các văn bản liên quan, nâng cao năng lực quản lý cơ sở lưu trú, kinh doanh lữ hành, quảng bá xúc tiến du lịch... cho các huyện, thị xã và thành phố; hướng dẫn nghiệp vụ giúp các địa phương chủ động trong công tác xây dựng kế hoạch, định hướng phát triển du lịch trên địa bàn quản lý; tiếp tục triển khai thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử trong hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh An Giang, nâng cao nhận thức về du lịch, giới thiệu điểm đến, quảng bá hình ảnh du lịch An Giang.
Tổ chức triển khai thực hiện tốt Chương trình hành động số 59/CTr-UBND ngày 13/02/2017 về phát triển hạ tầng du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 trong năm 2018; khuyến khích, hỗ trợ các nhà đầu tư và địa phương xây dựng và hoàn chỉnh sản phẩm du lịch tập trung vào 4 khu trọng điểm, có lợi thế cạnh tranh cao trong vùng: Khu Du lịch Quốc gia Núi Sam - Miếu Bà Chúa Xứ (Châu Đốc), Khu Du lịch núi Cấm - rừng tràm Trà Sư (Tịnh Biên), Khu du lịch Mỹ Hòa Hưng - cồn Phó Ba (Long Xuyên) và Khu di tích Văn hóa Óc Eo - Ba Thê (Thoại Sơn). Ngoài ra, nghiên cứu phát triển du lịch: Cù lao Giêng (Chợ Mới), Lòng hồ Tân Trung (Phú Tân), Búng Bình Thiên (An Phú), Khu Du lịch đồi Tức Dụp, hồ Soài So, hồ Tà Pạ (Tri Tôn). Trong đó, xây dựng các loại hình du lịch, sản phẩm chủ lực của từng khu, chú trọng khai thác khu nghỉ dưỡng kết hợp trị liệu bằng thảo dược tại Khu du lịch núi Cấm; mở rộng không gian, tổ chức lại kinh doanh và đa dạng hóa loại hình dịch vụ phục vụ du khách tại rừng tràm Trà Sư; tiếp tục triển khai công viên văn hóa núi Sam, đồng thời kêu gọi đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, resort, chợ đặc sản, siêu thị, trung tâm mua sắm hiện đại tại Châu Đốc để khai thác lượt khách đến cúng và trả lễ Bà Chúa Xứ hằng năm; xây dựng khu du lịch nhà vườn kết hợp du lịch sinh thái vùng sông nước tại cù lao ông Hổ - cồn Phó Ba, Cù Lao Giêng, Lòng hồ Tân Trung, Búng Bình Thiên; tiếp tục triển khai qui hoạch Khu di tích Óc Eo - Ba Thê tại huyện Thoại Sơn.
Trên đỉnh Núi Cấm - An Giang (Ảnh: Quảng Ngọc Minh)
Phối hợp với các sở, ngành, địa phương tổ chức xây dựng và thực hiện đề án xây dựng và quảng bá hình ảnh An Giang; tăng cường phối hợp giữa các công ty lữ hành của An Giang và các tỉnh ở các vùng, miền đã ký kết hợp tác phát triển du lịch với An Giang. Tích cực tham gia vào chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch quốc gia và tổ chức chương trình roadshow quảng bá du lịch tại An Giang.
Mục tiêu phấn đấu năm 2018, An Giang đón 7,5 triệu lượt khách đến các khu, điểm du lịch, 650 nghìn lượt khách lưu trú do các doanh nghiệp du lịch phục vụ, trong đó có 75 nghìn lượt khách quốc tế. Doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 4.300 tỷ đồng. Từng bước đưa ngành Du lịch An Giang trở thành điểm đến “Hội tụ - Khám phá - Đồng tâm - Lan tỏa” trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung.
NGUYỄN VĂN LÊN
Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch