Khai mạc trọng thể Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX
- Được đăng: Thứ hai, 07 Tháng 12 2015 18:08
- Lượt xem: 2947
Sáng 7/12, tại Thủ đô Hà Nội, Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX chính thức khai mạc với chủ đề “Đoàn kết, sáng tạo, thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Đại hội vinh dự đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu; nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh; nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương; Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương Nguyễn Tấn Dũng; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng; Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân.
Dự Đại hội còn có nhiều đồng chí là Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị; Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Trung ương Đảng; các đồng chí Phó Chủ tịch nước, nguyên Phó Chủ tịch nước; Phó Thủ tướng Chính phủ, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ; Phó Chủ tịch Quốc hội, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; lãnh đạo các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương và các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương.
Cùng dự Đại hội có 1.800 đại biểu chính thức là thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các bộ, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và 63 các tỉnh, thành phố; đại diện Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động; đại biểu là chiến sĩ thi đua toàn quốc, nhà giáo, thầy thuốc, nghệ sĩ, nghệ nhân, nhân dân ưu tú, các điển hình xuất sắc trên các lĩnh vực ở các vùng miền dân tộc, tôn giáo; đại biểu người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài…
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Đại hội
Phát biểu khai mạc Đại hội, thay mặt Chính phủ và Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã điểm lại những thành tựu nổi bật của đất nước trong 5 năm qua gắn với các phong trào thi đua - yêu nước trên tất cả các lĩnh vực, ở mọi tầng lớp nhân dân, đoàn thể, doanh nghiệp...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Đại hội là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước phát triển mới trên cơ sở tiếp nối, phát huy những truyền thống tốt đẹp và những thành tích, kết quả đã đạt được trong suốt 67 năm qua. Với trọng tâm là đánh giá kết quả đạt được cũng như những hạn chế của các phong trào thi đua yêu nước, công tác khen thưởng trong giai đoạn 2011-2015 và đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ giai đoạn 2016-2020.
Đại hội lần này cũng là dịp để chúng ta biểu dương, tôn vinh các tập thể, cá nhân, các anh hùng chiến sỹ thi đua và các gương điển hình tiên tiến, nhân tố tiêu biểu trong toàn quốc, đồng thời Đại hội còn có ý nghĩa quan trọng động viên, cổ vũ toàn Đảng, toàn quân, toàn dân khơi dậy sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo động lực thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước, xây dựng vào bảo vệ Tổ quốc.
Báo cáo tổng kết phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng 5 năm 2010 – 2015 và phương hướng nhiệm vụ giai đoạn 2016- 2020 do Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương Nguyễn Thị Doan trình bày nêu rõ: Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua…”, “Càng khó khăn thì càng phải thi đua”, trong 5 năm qua, Đảng, Nhà nước, Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương luôn quan tâm đến công tác thi đua, khen thưởng, thông qua việc ban hành các chủ trương, chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng: Bộ Chính trị thông qua Đề án đổi mới công tác thi đua, khen thưởng và ban hành Chỉ thị 34-CT/TW ngày 7/4/2014 về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013, các nghị định của Chính phủ được ban hành kịp thời, tạo cơ sở pháp lý để triển khai và nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng.
Các phong trào thi đua yêu nước có nhiều đổi mới về nội dung và hình thức, thiết thực và hiệu quả hơn. Các cấp ủy, tổ chức Đảng, lãnh đạo chính quyền các cấp đã có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện; Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đã chủ động và phối hợp để tổ chức các phong trào thi đua, bám sát nhiệm vụ chính trị, chuyên môn, được đông đảo đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia hưởng ứng.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phát biểu khai mạc Đại hội
Trong đó, phong trào thi đua yêu nước trong lĩnh vực phát triển kinh tế đã góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, đã được triển khai trong tất cả các ngành, lĩnh vực. Phong trào thi đua trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, tiêu biểu như “Dạy tốt, học tốt”, “Thực hiện 12 điều y đức”, “Xóa đói, giảm nghèo”… đã góp phần phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo an sinh xã hội, tiếp tục cải thiện đời sống nhân dân.
Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, phong trào “Thi đua quyết thắng”, thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” gắn với phong trào “Học tập và thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy công an nhân dân”... luôn bám sát nhiệm vụ chính trị, góp phần nâng cao trình độ và sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, giữ vững và ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Trong lĩnh vực xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền các cấp và củng cố hệ thống chính trị, việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã tạo bước chuyển biến rõ nét trong nhận thức của cán bộ, đảng viên.
Đặc biệt, phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” đã tạo động lực mạnh mẽ, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân nên được người dân đồng tình hưởng ứng, trở thành phong trào thi đua trọng tâm, nòng cốt trong các phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2011-2015, huy động được cả hệ thống chính trị tham gia, tạo bước chuyển biển trong các phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương.
5 năm qua, cả nước đã có hàng vạn hộ gia đình nông dân tự nguyện dỡ rào, chặt cây và hiến hơn 24 triệu m2 đất, đóng góp hàng nghìn tỷ đồng và gần 30 triệu ngày công lao động để xây dựng các công trình công cộng, phúc lợi địa phương.
Cùng với công tác thi đua, công tác khen thưởng đã có tác dụng động viên, cổ vũ kịp thời các tổ chức, cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc. Các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương đã chủ động khen thưởng kịp thời các trường hợp có thành tích đột xuất, người trực tiếp lao động, sản xuất, công tác...
Đoàn Chủ tịch Đại hội
Trong 5 năm qua, Đảng và Nhà nước đã tặng thưởng 17 Huân chương Sao vàng, 85 Huân chương Hồ Chí Minh, 3.080 Huân chương Độc lập, 377 Huân chương Quân công, 31.119 Huân chương Lao động, 169 Huân chương Đại đoàn kết dân tộc, 2.187 Huân, Huy chương hữu nghị, 124 Anh hùng Lao động, 81 Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (thành tích trong thời kỳ đổi mới), 194 Giải thưởng Hồ Chí Minh, 215 Giải thưởng Nhà nước, 4.888 danh hiệu Nhà giáo, Thầy thuốc, Nghệ sỹ, Nghệ nhân (nhân dân, ưu tú) cùng nhiều Huân, Huy chương tặng thưởng cho các cá nhân đạt được thành tích tiêu biểu, xuất sắc.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, phong trào thi đua trong 5 năm qua chưa phát triển đồng đều, liên tục, có nơi còn hình thức; việc kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết chưa thường xuyên, kịp thời. Công tác tuyên truyền, nhân rộng các điển hình tiên tiến chưa được coi là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên. Các cơ quan truyền thông chưa dành thời lượng tương xứng để giới thiệu, tuyên truyền, biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt. Hội đồng Thi đua – Khen thưởng các cấp chưa phát huy hết vai trò tham mưu, tư vấn cho cấp ủy Đảng, chính quyền trong chỉ đạo tổ chức các phong trào thi đua; chưa quan tâm kiểm tra, đôn đốc thường xuyên.
Phát biểu chỉ đạo Đại hội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, công tác thi đua, khen thưởng có tầm quan trọng đặc biệt, góp phần tạo ra động lực thúc đẩy các hoạt động cách mạng. Ngay từ những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, trong hoàn cảnh đất nước vô cùng khó khăn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc; Trung ương Đảng đã thành lập Ban Vận động thi đua ái quốc từ Trung ương đến địa phương và phát động phong trào thi đua để động viên mọi lực lượng tham gia kháng chiến, kiến quốc. Bác nhấn mạnh : "Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua; những người thi đua là những người yêu nước nhất".
Hưởng ứng Lời kêu gọi của Nguời, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã đoàn kết một lòng, đem hết sức mình tham gia kháng chiến và kiến quốc thành công. Từ đó phong trào thi đua đã phát triển ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng qua các thời kỳ, trong các tầng lớp nhân dân và các lực lượng vũ trang, với nhiều nội dung phong phú và hình thức sinh động, góp phần quan trọng vào việc động viên sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc và giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Những thành tích đạt được trên tất cả các lĩnh vực của đất nước trong 5 năm qua có sự đóng góp tích cực của phong trào thi đua yêu nước. Các phong trào thi đua đã bám sát việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị gắn với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và thi đua lập thành tích nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, hướng tới Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Qua các phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu, điển hình của tập thể, cá nhân trong lao động, sản xuất.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiệt liệt chúc mừng và biểu dương những kết quả đã đạt được trong phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng trong 5 năm qua, chúc mừng 1.800 đại biểu điển hình tiên tiến về dự Đại hội thi đua của cả nước.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh trong thời gian tới, phong trào thi đua yêu nước cần tiếp tục quán triệt sâu sắc tư tưởng thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, đưa công tác thi đua gắn với công việc hằng ngày. Các cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị cần tăng cường chỉ đạo, tổ chức phong trào thi đua bảo đảm thiết thực, hướng công tác thi đua vào nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, lấy kết quả công tác thi đua là một tiêu chí để đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý. Mỗi cán bộ, đảng viên phát huy tốt vai trò tiền phong gương mẫu, thực sự là hạt nhân trong các phong trào thi đua. Tổ chức các phong trào thi đua cần có mục tiêu thiết thực, cụ thể, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, đơn vị.
Tổng Bí thư yêu cầu, trong tổ chức triển khai các phong trào thi đua cần chú ý đến việc kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết, khen thưởng kịp thời đối với những tập thể, cá nhân lập được thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, nhằm cổ vũ, động viên phong trào, tạo hiệu quả thiết thực. Thông qua các phong trào thi đua để phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng các điển hình tiên tiến. Các cấp uỷ đảng, chính quyền cần đánh giá, lựa chọn các điển hình tốt để nêu gương, học tập, tạo điều kiện để các điển hình phát huy được tác dụng và có sức lan toả rộng lớn trong xã hội.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nhấn mạnh, công tác thi đua, khen thưởng đòi hỏi phải huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị nhưng cũng cần phải có đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và chuyên trách thi đua, khen thưởng là nòng cốt theo hướng gọn nhẹ, hiệu lực, hiệu quả. Đội ngũ những người làm công tác thi đua, khen thưởng cần có phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị vững vàng, nắm vững chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua - khen thưởng, có bề dày kiến thức và kinh nghiệm, gắn bó với quần chúng và phong trào thi đua để tích cực tham mưu cho các cấp uỷ, chính quyền trong công tác thi đua, khen thưởng.
Phát huy thành tích đã đạt được và những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn trong 5 năm qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tin tưởng rằng, với sự nỗ lực, phấn đấu, đoàn kết của toàn thể cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trong cả nước, công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua yêu nước của nước ta trong thời gian tới nhất định sẽ có nhiều thành công mới, tạo ra động lực quan trọng, góp phần vào tiến trình đẩy mạnh công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước...
Hiền Hòa – Phạm Cường
Đại hội vinh dự đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu; nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh; nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương; Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương Nguyễn Tấn Dũng; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng; Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân.
Dự Đại hội còn có nhiều đồng chí là Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị; Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Trung ương Đảng; các đồng chí Phó Chủ tịch nước, nguyên Phó Chủ tịch nước; Phó Thủ tướng Chính phủ, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ; Phó Chủ tịch Quốc hội, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; lãnh đạo các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương và các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương.
Cùng dự Đại hội có 1.800 đại biểu chính thức là thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các bộ, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và 63 các tỉnh, thành phố; đại diện Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động; đại biểu là chiến sĩ thi đua toàn quốc, nhà giáo, thầy thuốc, nghệ sĩ, nghệ nhân, nhân dân ưu tú, các điển hình xuất sắc trên các lĩnh vực ở các vùng miền dân tộc, tôn giáo; đại biểu người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài…
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Đại hội
Phát biểu khai mạc Đại hội, thay mặt Chính phủ và Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã điểm lại những thành tựu nổi bật của đất nước trong 5 năm qua gắn với các phong trào thi đua - yêu nước trên tất cả các lĩnh vực, ở mọi tầng lớp nhân dân, đoàn thể, doanh nghiệp...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Đại hội là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước phát triển mới trên cơ sở tiếp nối, phát huy những truyền thống tốt đẹp và những thành tích, kết quả đã đạt được trong suốt 67 năm qua. Với trọng tâm là đánh giá kết quả đạt được cũng như những hạn chế của các phong trào thi đua yêu nước, công tác khen thưởng trong giai đoạn 2011-2015 và đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ giai đoạn 2016-2020.
Đại hội lần này cũng là dịp để chúng ta biểu dương, tôn vinh các tập thể, cá nhân, các anh hùng chiến sỹ thi đua và các gương điển hình tiên tiến, nhân tố tiêu biểu trong toàn quốc, đồng thời Đại hội còn có ý nghĩa quan trọng động viên, cổ vũ toàn Đảng, toàn quân, toàn dân khơi dậy sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo động lực thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước, xây dựng vào bảo vệ Tổ quốc.
Báo cáo tổng kết phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng 5 năm 2010 – 2015 và phương hướng nhiệm vụ giai đoạn 2016- 2020 do Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương Nguyễn Thị Doan trình bày nêu rõ: Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua…”, “Càng khó khăn thì càng phải thi đua”, trong 5 năm qua, Đảng, Nhà nước, Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương luôn quan tâm đến công tác thi đua, khen thưởng, thông qua việc ban hành các chủ trương, chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng: Bộ Chính trị thông qua Đề án đổi mới công tác thi đua, khen thưởng và ban hành Chỉ thị 34-CT/TW ngày 7/4/2014 về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013, các nghị định của Chính phủ được ban hành kịp thời, tạo cơ sở pháp lý để triển khai và nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng.
Các phong trào thi đua yêu nước có nhiều đổi mới về nội dung và hình thức, thiết thực và hiệu quả hơn. Các cấp ủy, tổ chức Đảng, lãnh đạo chính quyền các cấp đã có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện; Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đã chủ động và phối hợp để tổ chức các phong trào thi đua, bám sát nhiệm vụ chính trị, chuyên môn, được đông đảo đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia hưởng ứng.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phát biểu khai mạc Đại hội
Trong đó, phong trào thi đua yêu nước trong lĩnh vực phát triển kinh tế đã góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, đã được triển khai trong tất cả các ngành, lĩnh vực. Phong trào thi đua trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, tiêu biểu như “Dạy tốt, học tốt”, “Thực hiện 12 điều y đức”, “Xóa đói, giảm nghèo”… đã góp phần phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo an sinh xã hội, tiếp tục cải thiện đời sống nhân dân.
Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, phong trào “Thi đua quyết thắng”, thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” gắn với phong trào “Học tập và thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy công an nhân dân”... luôn bám sát nhiệm vụ chính trị, góp phần nâng cao trình độ và sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, giữ vững và ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Trong lĩnh vực xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền các cấp và củng cố hệ thống chính trị, việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã tạo bước chuyển biến rõ nét trong nhận thức của cán bộ, đảng viên.
Đặc biệt, phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” đã tạo động lực mạnh mẽ, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân nên được người dân đồng tình hưởng ứng, trở thành phong trào thi đua trọng tâm, nòng cốt trong các phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2011-2015, huy động được cả hệ thống chính trị tham gia, tạo bước chuyển biển trong các phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương.
5 năm qua, cả nước đã có hàng vạn hộ gia đình nông dân tự nguyện dỡ rào, chặt cây và hiến hơn 24 triệu m2 đất, đóng góp hàng nghìn tỷ đồng và gần 30 triệu ngày công lao động để xây dựng các công trình công cộng, phúc lợi địa phương.
Cùng với công tác thi đua, công tác khen thưởng đã có tác dụng động viên, cổ vũ kịp thời các tổ chức, cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc. Các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương đã chủ động khen thưởng kịp thời các trường hợp có thành tích đột xuất, người trực tiếp lao động, sản xuất, công tác...
Đoàn Chủ tịch Đại hội
Trong 5 năm qua, Đảng và Nhà nước đã tặng thưởng 17 Huân chương Sao vàng, 85 Huân chương Hồ Chí Minh, 3.080 Huân chương Độc lập, 377 Huân chương Quân công, 31.119 Huân chương Lao động, 169 Huân chương Đại đoàn kết dân tộc, 2.187 Huân, Huy chương hữu nghị, 124 Anh hùng Lao động, 81 Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (thành tích trong thời kỳ đổi mới), 194 Giải thưởng Hồ Chí Minh, 215 Giải thưởng Nhà nước, 4.888 danh hiệu Nhà giáo, Thầy thuốc, Nghệ sỹ, Nghệ nhân (nhân dân, ưu tú) cùng nhiều Huân, Huy chương tặng thưởng cho các cá nhân đạt được thành tích tiêu biểu, xuất sắc.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, phong trào thi đua trong 5 năm qua chưa phát triển đồng đều, liên tục, có nơi còn hình thức; việc kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết chưa thường xuyên, kịp thời. Công tác tuyên truyền, nhân rộng các điển hình tiên tiến chưa được coi là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên. Các cơ quan truyền thông chưa dành thời lượng tương xứng để giới thiệu, tuyên truyền, biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt. Hội đồng Thi đua – Khen thưởng các cấp chưa phát huy hết vai trò tham mưu, tư vấn cho cấp ủy Đảng, chính quyền trong chỉ đạo tổ chức các phong trào thi đua; chưa quan tâm kiểm tra, đôn đốc thường xuyên.
Phát biểu chỉ đạo Đại hội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, công tác thi đua, khen thưởng có tầm quan trọng đặc biệt, góp phần tạo ra động lực thúc đẩy các hoạt động cách mạng. Ngay từ những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, trong hoàn cảnh đất nước vô cùng khó khăn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc; Trung ương Đảng đã thành lập Ban Vận động thi đua ái quốc từ Trung ương đến địa phương và phát động phong trào thi đua để động viên mọi lực lượng tham gia kháng chiến, kiến quốc. Bác nhấn mạnh : "Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua; những người thi đua là những người yêu nước nhất".
Hưởng ứng Lời kêu gọi của Nguời, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã đoàn kết một lòng, đem hết sức mình tham gia kháng chiến và kiến quốc thành công. Từ đó phong trào thi đua đã phát triển ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng qua các thời kỳ, trong các tầng lớp nhân dân và các lực lượng vũ trang, với nhiều nội dung phong phú và hình thức sinh động, góp phần quan trọng vào việc động viên sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc và giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Những thành tích đạt được trên tất cả các lĩnh vực của đất nước trong 5 năm qua có sự đóng góp tích cực của phong trào thi đua yêu nước. Các phong trào thi đua đã bám sát việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị gắn với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và thi đua lập thành tích nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, hướng tới Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Qua các phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu, điển hình của tập thể, cá nhân trong lao động, sản xuất.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiệt liệt chúc mừng và biểu dương những kết quả đã đạt được trong phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng trong 5 năm qua, chúc mừng 1.800 đại biểu điển hình tiên tiến về dự Đại hội thi đua của cả nước.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh trong thời gian tới, phong trào thi đua yêu nước cần tiếp tục quán triệt sâu sắc tư tưởng thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, đưa công tác thi đua gắn với công việc hằng ngày. Các cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị cần tăng cường chỉ đạo, tổ chức phong trào thi đua bảo đảm thiết thực, hướng công tác thi đua vào nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, lấy kết quả công tác thi đua là một tiêu chí để đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý. Mỗi cán bộ, đảng viên phát huy tốt vai trò tiền phong gương mẫu, thực sự là hạt nhân trong các phong trào thi đua. Tổ chức các phong trào thi đua cần có mục tiêu thiết thực, cụ thể, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, đơn vị.
Tổng Bí thư yêu cầu, trong tổ chức triển khai các phong trào thi đua cần chú ý đến việc kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết, khen thưởng kịp thời đối với những tập thể, cá nhân lập được thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, nhằm cổ vũ, động viên phong trào, tạo hiệu quả thiết thực. Thông qua các phong trào thi đua để phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng các điển hình tiên tiến. Các cấp uỷ đảng, chính quyền cần đánh giá, lựa chọn các điển hình tốt để nêu gương, học tập, tạo điều kiện để các điển hình phát huy được tác dụng và có sức lan toả rộng lớn trong xã hội.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nhấn mạnh, công tác thi đua, khen thưởng đòi hỏi phải huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị nhưng cũng cần phải có đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và chuyên trách thi đua, khen thưởng là nòng cốt theo hướng gọn nhẹ, hiệu lực, hiệu quả. Đội ngũ những người làm công tác thi đua, khen thưởng cần có phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị vững vàng, nắm vững chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua - khen thưởng, có bề dày kiến thức và kinh nghiệm, gắn bó với quần chúng và phong trào thi đua để tích cực tham mưu cho các cấp uỷ, chính quyền trong công tác thi đua, khen thưởng.
Phát huy thành tích đã đạt được và những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn trong 5 năm qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tin tưởng rằng, với sự nỗ lực, phấn đấu, đoàn kết của toàn thể cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trong cả nước, công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua yêu nước của nước ta trong thời gian tới nhất định sẽ có nhiều thành công mới, tạo ra động lực quan trọng, góp phần vào tiến trình đẩy mạnh công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước...
Tỉnh An Giang có 17 đại biểu tham dự Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX; xã Vĩnh Châu (thành phố Châu Đốc) được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen trong xây dựng nông thôn mới.
Hiền Hòa – Phạm Cường
Nguồn: ĐCSVN