Lãnh đạo G7 thảo luận về tình hình căng thẳng ở Biển Đông
- Được đăng: Thứ hai, 08 Tháng 6 2015 08:07
- Lượt xem: 2623
Các nhà lãnh đạo Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) nhóm họp ngày 07-6 tại thành phố Garmisch-Partenkirchen, cực Nam của nước Đức, với chương trình thảo luận gồm hàng loạt vấn đề đang được thế giới quan tâm.
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, Hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay diễn ra bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động với các cuộc khủng hoảng, các điểm nóng đồng thời xảy ra ở nhiều nơi.
Dự kiến, trong hai ngày họp, các nhà lãnh đạo G7, gồm Đức, Anh, Canada, Pháp, Italy, Nhật Bản và Mỹ, sẽ tập trung thảo luận một số nội dung chính, bao gồm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu, chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, hỗ trợ phát triển, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và chống chủ nghĩa khủng bố.
Ngoài ra, G7 cũng sẽ thảo luận tìm hướng tháo gỡ cho các điểm nóng và xung đột trên thế giới, như khủng hoảng Ukraine và quan hệ với Nga, vấn đề nợ công của Hy Lạp, tình hình Trung Đông...
Kinh tế sẽ vẫn là chủ đề trọng tâm của hội nghị, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới, dù về tổng thể đang ở giai đoạn phục hồi, nhưng không bền vững và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vấn đề nợ công của Hy Lạp dự kiến sẽ được các lãnh đạo G7 đưa ra thảo luận. Một ngày trước khi diễn ra Hội nghị G7, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande đã điện đàm với Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras. Ngoài ra, hai nhà lãnh đạo nhất trí sẽ trực tiếp gặp nhau vào ngày 10-6 tới ở Brussels (Bỉ) để thảo luận vấn đề nợ của Athens.
Trong vấn đề chống biến đổi khí hậu, Thủ tướng Merkel muốn tạo đà cho Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu sẽ diễn ra tại Paris (Pháp) vào đầu tháng 12 tới, dù thừa nhận các cuộc đàm phán sẽ "hết sức khó khăn."
Mục tiêu của các bên là đạt sự nhất trí cho một thỏa thuận mang tính ràng buộc để bảo vệ khí hậu Trái Đất, trong đó không để nhiệt độ Trái Đất tăng quá 2 độ C vào cuối thế kỷ này.
Vấn đề an ninh hàng hải cũng sẽ là một nội dung thảo luận của các nhà lãnh đạo G7, trong bối cảnh tình hình căng thẳng ở Biển Đông và biển Hoa Đông, đặc biệt khi các Ngoại trưởng G7 trước đó đã thông qua một tuyên bố về vấn đề này.
Liên quan cuộc khủng hoảng Ukraine, lãnh đạo Nga không được mời tham dự hội nghị lần này trong bối cảnh phương Tây cáo buộc Nga đứng sau lực lượng đòi độc lập ở miền Đông Ukraine. Trong khi đó, trước mối đe doạ của chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan, đặc biệt là tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đang gây bất ổn ở Trung Đông cũng như nhiều khu vực khác trên thế giới, lãnh đạo một số quốc gia như Iraq, Tunisia và Nigeria dự kiến sẽ cùng tham dự cuộc gặp mở rộng với các nhà lãnh đạo G7 trong ngày họp thứ hai vào 08-6.
Theo chương trình nghị sự, phiên họp đầu tiên của các nhà lãnh đạo G7 diễn ra vào cuối ngày 07-6 theo giờ Hà Nội. Tối cùng ngày, Thủ tướng Đức Merkel dự kiến có cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Trong ngày thứ hai 08-6, các nhà lãnh đạo G7 sẽ họp mở rộng với những người đứng đầu tổ chức Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Thương mại thế giới, Tổ chức Lao động thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu cũng như một số nhà lãnh đạo đến từ châu Phi.
Để bảo vệ hội nghị trong bối cảnh hàng nghìn người biểu tình phản đối, giới chức Đức đã huy động 23.000 nhân viên cảnh sát từ khắp các bang ở Đức và Áo, lập nhiều lớp chặn xung quanh lâu đài Elmau, nơi diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh.
Đức cũng triển khai chiến dịch bảo vệ không phận để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các nhà lãnh đạo tham dự hội nghị. Một ngày trước khi diễn ra hội nghị, cảnh sát đã phải sử dụng hơi cay để giải tán một nhóm người biểu tình quá khích xô xát và ném chai xăng về phía lực lượng an ninh.
Khoảng 3.000 nhà báo từ 50 quốc gia và vùng lãnh thổ tới đưa tin về Hội nghị thượng định G7 năm nay. Trung tâm báo chí quốc tế của hội nghị tại thành phố Garmisch-Partenkirchen đã được trang bị để sẵn sàng phục vụ khoảng 900 chỗ làm việc cho các nhà báo. Đường truyền Internet tốc độ cao, các khu vực phục vụ thu-phát truyền hình, phát thanh cũng đã được thiết lập tại trung tâm báo chí./.
Theo: TTXVN/Reuters
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, Hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay diễn ra bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động với các cuộc khủng hoảng, các điểm nóng đồng thời xảy ra ở nhiều nơi.
Dự kiến, trong hai ngày họp, các nhà lãnh đạo G7, gồm Đức, Anh, Canada, Pháp, Italy, Nhật Bản và Mỹ, sẽ tập trung thảo luận một số nội dung chính, bao gồm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu, chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, hỗ trợ phát triển, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và chống chủ nghĩa khủng bố.
Ngoài ra, G7 cũng sẽ thảo luận tìm hướng tháo gỡ cho các điểm nóng và xung đột trên thế giới, như khủng hoảng Ukraine và quan hệ với Nga, vấn đề nợ công của Hy Lạp, tình hình Trung Đông...
Kinh tế sẽ vẫn là chủ đề trọng tâm của hội nghị, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới, dù về tổng thể đang ở giai đoạn phục hồi, nhưng không bền vững và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vấn đề nợ công của Hy Lạp dự kiến sẽ được các lãnh đạo G7 đưa ra thảo luận. Một ngày trước khi diễn ra Hội nghị G7, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande đã điện đàm với Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras. Ngoài ra, hai nhà lãnh đạo nhất trí sẽ trực tiếp gặp nhau vào ngày 10-6 tới ở Brussels (Bỉ) để thảo luận vấn đề nợ của Athens.
Trong vấn đề chống biến đổi khí hậu, Thủ tướng Merkel muốn tạo đà cho Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu sẽ diễn ra tại Paris (Pháp) vào đầu tháng 12 tới, dù thừa nhận các cuộc đàm phán sẽ "hết sức khó khăn."
Mục tiêu của các bên là đạt sự nhất trí cho một thỏa thuận mang tính ràng buộc để bảo vệ khí hậu Trái Đất, trong đó không để nhiệt độ Trái Đất tăng quá 2 độ C vào cuối thế kỷ này.
Vấn đề an ninh hàng hải cũng sẽ là một nội dung thảo luận của các nhà lãnh đạo G7, trong bối cảnh tình hình căng thẳng ở Biển Đông và biển Hoa Đông, đặc biệt khi các Ngoại trưởng G7 trước đó đã thông qua một tuyên bố về vấn đề này.
Liên quan cuộc khủng hoảng Ukraine, lãnh đạo Nga không được mời tham dự hội nghị lần này trong bối cảnh phương Tây cáo buộc Nga đứng sau lực lượng đòi độc lập ở miền Đông Ukraine. Trong khi đó, trước mối đe doạ của chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan, đặc biệt là tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đang gây bất ổn ở Trung Đông cũng như nhiều khu vực khác trên thế giới, lãnh đạo một số quốc gia như Iraq, Tunisia và Nigeria dự kiến sẽ cùng tham dự cuộc gặp mở rộng với các nhà lãnh đạo G7 trong ngày họp thứ hai vào 08-6.
Theo chương trình nghị sự, phiên họp đầu tiên của các nhà lãnh đạo G7 diễn ra vào cuối ngày 07-6 theo giờ Hà Nội. Tối cùng ngày, Thủ tướng Đức Merkel dự kiến có cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Trong ngày thứ hai 08-6, các nhà lãnh đạo G7 sẽ họp mở rộng với những người đứng đầu tổ chức Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Thương mại thế giới, Tổ chức Lao động thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu cũng như một số nhà lãnh đạo đến từ châu Phi.
Để bảo vệ hội nghị trong bối cảnh hàng nghìn người biểu tình phản đối, giới chức Đức đã huy động 23.000 nhân viên cảnh sát từ khắp các bang ở Đức và Áo, lập nhiều lớp chặn xung quanh lâu đài Elmau, nơi diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh.
Đức cũng triển khai chiến dịch bảo vệ không phận để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các nhà lãnh đạo tham dự hội nghị. Một ngày trước khi diễn ra hội nghị, cảnh sát đã phải sử dụng hơi cay để giải tán một nhóm người biểu tình quá khích xô xát và ném chai xăng về phía lực lượng an ninh.
Khoảng 3.000 nhà báo từ 50 quốc gia và vùng lãnh thổ tới đưa tin về Hội nghị thượng định G7 năm nay. Trung tâm báo chí quốc tế của hội nghị tại thành phố Garmisch-Partenkirchen đã được trang bị để sẵn sàng phục vụ khoảng 900 chỗ làm việc cho các nhà báo. Đường truyền Internet tốc độ cao, các khu vực phục vụ thu-phát truyền hình, phát thanh cũng đã được thiết lập tại trung tâm báo chí./.
Theo: TTXVN/Reuters