Xung quanh cuộc khủng hoảng chính trị tại Hàn Quốc
- Được đăng: Thứ hai, 07 Tháng 11 2016 15:45
- Lượt xem: 2898
(TGAG)- Trong những ngày này, chính trường Hàn Quốc đang hứng chịu một vụ bê bối chính trị chấn động, gây sự chú ý của toàn thế giới ,đối với đương kim tổng thống Park Geun-hye - nữ tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc.
Biểu tình lan rộng
Mọi chuyện bắt đầu cuối tháng 10 vừa qua, một số tài liệu mật bị tiết lộ cho biết bà Choi Soon-sil, một người không đảm nhận bất cứ vị trí nào trong chính phủ đã nhận được hàng trăm văn bản trong đó có nhiều bài phát biểu và báo cáo khác nhau của tổng thống. Ngày 26-10, Nhật báo JoongAng Ilbo (Hàn Quốc) cho biết thông qua phân tích các dữ liệu trong máy tính của Choi Soon-sil cho thấy bà Choi, không chỉ đơn thuần sửa các bài phát biểu của Tổng thống Park Geun-hye mà đã tiếp xúc với các văn kiện bí mật của quốc gia. Điều đó khiến dư luận ngờ rằng, người phụ nữ này còn đứng sau can thiệp vào nhiều vấn đề quan trọng khác của đất nước.
Đối mặt với những cáo buộc, mới đây Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã có lần thứ hai xin lỗi dân chúng Hàn Quốc, kể từ lần đầu tiên cách đây hơn 10 ngày. Nữ Tổng thống Hàn cũng xin lỗi vì đã gây lo ngại cho dân chúng đối với người dân Hàn Quốc. Tổng thống Hàn Quốc cho biết bà sẽ chấp nhận hợp tác với các công tố viên để điều tra về vụ bê bối tham nhũng liên quan đến bà Choi nếu cần thiết. Nếu việc này xảy ra, bà Park sẽ trở thành lãnh đạo đầu tiên của Hàn Quốc bị cơ quan công tố điều tra khi đang tại vị. Theo Hiến pháp Hàn Quốc, tổng thống được miễn trừ truy tố khi đang tại nhiệm, trừ phi bị cáo buộc phản quốc hoặc nổi dậy. Tuần trước, bà Park Geun-hye thừa nhận đã cho bạn thân xem bản thảo những bài phát biểu vào thời gian đầu của nhiệm kỳ.
Mới đây, Công tố viên Hàn Quốc đã bắt cựu trợ lý của Tổng thống Park Geun-hye. Đây là nhân vật thứ hai bị bắt do dính líu tới bê bối đang gây chấn động tại nước này. Trước đó Tòa án Quận Trung tâm Seoul đã bắt giữ bà Choi Soon-sil, vào ngày 3-11, trước sự chứng kiến của các công tố viên và luật sư của bà. Theo đó, hai người này bị nghi lợi dụng tình bạn thân lâu năm với tổng thống để tác động đến các vấn đề quốc gia, bằng cách tiếp cận các tài liệu mật và trục lợi cá nhân thông qua các tổ chức phi lợi nhuận.
Trước những bê bối chính trị của Tổng thống Park Geun-hye, những tiếng nói kêu gọi bà từ chức của sinh viên và người dân trong nước liên tục dâng cao trong mấy ngày qua. Cảnh sát ước tính có khoảng 43.000 người đã xuống đường, trong khi các nhà tổ chức khẳng định rằng có gần 200.000 đã tham gia biểu tình do sự phẫn nộ ngày càng lớn với Tổng thống Park. Lực lượng an ninh cho hay, 20.000 cảnh sát đã được triển khai, nhấn mạnh rằng họ được hướng dẫn đặc biệt để không gây kích động cho người biểu tình.
Tỷ lệ ủng hộ tổng thống Park Geun-hye liên tục xuống thấp. Thăm dò dư luận tại thủ đô Seoul cho thấy uy tín của Tổng thống Park Geun Hye tụt xuống mức kỷ lục: 2%. Đây là mức tín nhiệm thấp nhất trong lịch sử các đời tổng thống Hàn Quốc. Còn trên phạm vi toàn quốc, tỷ lệ này cũng chỉ nhỉnh hơn một chút: 5%.
Bản Hiến pháp sửa đổi dở dang
Vào ngày 24-10, trong một bài phát biểu trước Quốc hội, Tổng thống Park Geun-hye đã kêu gọi thành lập một ủy ban đặc biệt, bắt đầu thảo luận về việc sửa đổi Hiến pháp để thay đổi sự hạn chế về nhiệm kỳ tổng thống hiện nay, bà nói rằng việc tổng thống chỉ có thể đảm nhận một nhiệm kỳ đã không còn phù hợp với nhu cầu quốc gia.
Một số nhà phân tích hoài nghi rằng “mục tiêu” của bà phần nhiều là để khôi phục ảnh hưởng chính trị, đồng thời giúp Đảng Saenuri - đảng cầm quyền tăng thêm phần thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm tới, cũng là để giảm áp lực cho mình. Dù trước đó ở Hàn Quốc cũng có những tiếng nói yêu cầu sửa đổi cơ chế này, nhưng Park Geun-hye luôn nói rằng sẽ không sửa đổi hiến pháp trong nhiệm kỳ của mình. Do đó, tuyên bố đột ngột vào ngày 24-10 của Park Geun-hye khiến thế giới bên ngoài vô cùng ngạc nhiên.
Do pháp luật Hàn Quốc quy định việc sửa đổi nội dung hiến pháp không áp dụng cho chính phủ hiện nay, nên ngay cả khi việc sửa đổi hiến pháp thành công thì bà Park Geun-hye cũng không thể tái cử. Một số nhà phân tích hoài nghi rằng, mục tiêu của bà phần nhiều là để khôi phục ảnh hưởng chính trị, đồng thời giúp Đảng Saenuri tăng thêm phần thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm tới, cũng là để giảm áp lực cho mình.
Nhưng hiện nay có vẻ như việc sửa đổi hiến pháp gần như không thể thực hiện được. Bởi vì, hiện tại người dân Hàn Quốc hiện nay đang hết sức tức giận về vụ bê bối chính trị của tổng thống Park và dường như không còn tâm trí cho bản hiến pháp. Trong tình hình hiện tại, việc bà Park Geun-hye đề xuất sửa đổi hiến pháp để kéo dài nhiệm kỳ tổng thống khó có thể thực hiện được. Hiến pháp Hàn Quốc hiện nay quy định tổng thống chỉ có thể đảm nhận một nhiệm kỳ 5 năm.
Tương lai bán đảo Triều Tiên
Xét về những tác động tới an ninh khu vực Đông Bắc Á, không còn nghi ngờ gì nữa di sản lớn nhất của Park Geun-hye chính là việc triển khai THAAD. Đây là nguyên nhân quan trọng khiến nó được thế giới quan tâm một vài ngày trước khi Park Geun-hye ra sức thúc đẩy sửa đổi hiến pháp.
Bán đảo Triều Tiên lâu nay vốn đang ở trong giai đoạn cực kỳ căng thẳng, việc tăng thêm bất kỳ biến số nào đều có khả năng làm cho tình hình bán một lần nữa thay đổi nhanh chóng. Tổng thống Park Geun-hye vẫn đang kiên trì triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD), nếu thực sự phải đối mặt với cuộc khủng hoảng chính trị chưa từng có thì những quyết sách của Chính quyền Park Geun-hye trước đó trong vấn đề an ninh khu vực liệu có đáng được tuân theo, tiếp theo sẽ đối mặt với những biến số gì?
Do nhấn mạnh mối quan hệ liên minh trong vấn đề quân đội Mỹ triển khai THAAD, Park Geun-hye đã phải chịu áp lực từ nhiều bên. Trong bài viết đăng trên trang mạng “Quan sát phương Đông mới” của Nga, chuyên gia Konstantin Asmolov từ Viện Nghiên cứu Viễn Đông (Viện Hàn lâm Khoa học Nga), cho biết mối nguy hiểm từ việc triển khai THAAD là rõ ràng, không những gây tác động tiêu cực cho Hàn Quốc mà còn có thể khiến nước này bị cuốn vào cuộc đối kháng quân sự giữa Mỹ, Trung Quốc và Nga. Tất nhiên, đây là một hành động chung của liên minh, vai trò thúc đẩy đằng sau của Mỹ là không thể bỏ qua.
Hiện nay, người dân Hàn Quốc đang hết sức tức giận về vụ bê bối của chính phủ, đâu đâu cũng có tiếng nói yêu cầu luận tội tổng thống. Mặc dù không nhiều khả năng hiến pháp được sửa đổi, nhưng tiếp tới đây “di sản chính trị” về an ninh khu vực mà Park Geun-hye ra sức thúc đẩy, sẽ phải “đối mặt” với cục diện như thế nào đang thu hút nhiều sự chú ý của mọi người trong bối cảnh chính trường Hàn Quốc có nhiều biến động hiện nay. Với nỗi lo chồng chất ở trong và ngoài nước, bước tiếp theo là gì? Cả thế giới đang dõi theo.
Biểu tình lan rộng
Mọi chuyện bắt đầu cuối tháng 10 vừa qua, một số tài liệu mật bị tiết lộ cho biết bà Choi Soon-sil, một người không đảm nhận bất cứ vị trí nào trong chính phủ đã nhận được hàng trăm văn bản trong đó có nhiều bài phát biểu và báo cáo khác nhau của tổng thống. Ngày 26-10, Nhật báo JoongAng Ilbo (Hàn Quốc) cho biết thông qua phân tích các dữ liệu trong máy tính của Choi Soon-sil cho thấy bà Choi, không chỉ đơn thuần sửa các bài phát biểu của Tổng thống Park Geun-hye mà đã tiếp xúc với các văn kiện bí mật của quốc gia. Điều đó khiến dư luận ngờ rằng, người phụ nữ này còn đứng sau can thiệp vào nhiều vấn đề quan trọng khác của đất nước.
Đối mặt với những cáo buộc, mới đây Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã có lần thứ hai xin lỗi dân chúng Hàn Quốc, kể từ lần đầu tiên cách đây hơn 10 ngày. Nữ Tổng thống Hàn cũng xin lỗi vì đã gây lo ngại cho dân chúng đối với người dân Hàn Quốc. Tổng thống Hàn Quốc cho biết bà sẽ chấp nhận hợp tác với các công tố viên để điều tra về vụ bê bối tham nhũng liên quan đến bà Choi nếu cần thiết. Nếu việc này xảy ra, bà Park sẽ trở thành lãnh đạo đầu tiên của Hàn Quốc bị cơ quan công tố điều tra khi đang tại vị. Theo Hiến pháp Hàn Quốc, tổng thống được miễn trừ truy tố khi đang tại nhiệm, trừ phi bị cáo buộc phản quốc hoặc nổi dậy. Tuần trước, bà Park Geun-hye thừa nhận đã cho bạn thân xem bản thảo những bài phát biểu vào thời gian đầu của nhiệm kỳ.
Mới đây, Công tố viên Hàn Quốc đã bắt cựu trợ lý của Tổng thống Park Geun-hye. Đây là nhân vật thứ hai bị bắt do dính líu tới bê bối đang gây chấn động tại nước này. Trước đó Tòa án Quận Trung tâm Seoul đã bắt giữ bà Choi Soon-sil, vào ngày 3-11, trước sự chứng kiến của các công tố viên và luật sư của bà. Theo đó, hai người này bị nghi lợi dụng tình bạn thân lâu năm với tổng thống để tác động đến các vấn đề quốc gia, bằng cách tiếp cận các tài liệu mật và trục lợi cá nhân thông qua các tổ chức phi lợi nhuận.
Trước những bê bối chính trị của Tổng thống Park Geun-hye, những tiếng nói kêu gọi bà từ chức của sinh viên và người dân trong nước liên tục dâng cao trong mấy ngày qua. Cảnh sát ước tính có khoảng 43.000 người đã xuống đường, trong khi các nhà tổ chức khẳng định rằng có gần 200.000 đã tham gia biểu tình do sự phẫn nộ ngày càng lớn với Tổng thống Park. Lực lượng an ninh cho hay, 20.000 cảnh sát đã được triển khai, nhấn mạnh rằng họ được hướng dẫn đặc biệt để không gây kích động cho người biểu tình.
Tỷ lệ ủng hộ tổng thống Park Geun-hye liên tục xuống thấp. Thăm dò dư luận tại thủ đô Seoul cho thấy uy tín của Tổng thống Park Geun Hye tụt xuống mức kỷ lục: 2%. Đây là mức tín nhiệm thấp nhất trong lịch sử các đời tổng thống Hàn Quốc. Còn trên phạm vi toàn quốc, tỷ lệ này cũng chỉ nhỉnh hơn một chút: 5%.
Bản Hiến pháp sửa đổi dở dang
Vào ngày 24-10, trong một bài phát biểu trước Quốc hội, Tổng thống Park Geun-hye đã kêu gọi thành lập một ủy ban đặc biệt, bắt đầu thảo luận về việc sửa đổi Hiến pháp để thay đổi sự hạn chế về nhiệm kỳ tổng thống hiện nay, bà nói rằng việc tổng thống chỉ có thể đảm nhận một nhiệm kỳ đã không còn phù hợp với nhu cầu quốc gia.
Một số nhà phân tích hoài nghi rằng “mục tiêu” của bà phần nhiều là để khôi phục ảnh hưởng chính trị, đồng thời giúp Đảng Saenuri - đảng cầm quyền tăng thêm phần thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm tới, cũng là để giảm áp lực cho mình. Dù trước đó ở Hàn Quốc cũng có những tiếng nói yêu cầu sửa đổi cơ chế này, nhưng Park Geun-hye luôn nói rằng sẽ không sửa đổi hiến pháp trong nhiệm kỳ của mình. Do đó, tuyên bố đột ngột vào ngày 24-10 của Park Geun-hye khiến thế giới bên ngoài vô cùng ngạc nhiên.
Do pháp luật Hàn Quốc quy định việc sửa đổi nội dung hiến pháp không áp dụng cho chính phủ hiện nay, nên ngay cả khi việc sửa đổi hiến pháp thành công thì bà Park Geun-hye cũng không thể tái cử. Một số nhà phân tích hoài nghi rằng, mục tiêu của bà phần nhiều là để khôi phục ảnh hưởng chính trị, đồng thời giúp Đảng Saenuri tăng thêm phần thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm tới, cũng là để giảm áp lực cho mình.
Nhưng hiện nay có vẻ như việc sửa đổi hiến pháp gần như không thể thực hiện được. Bởi vì, hiện tại người dân Hàn Quốc hiện nay đang hết sức tức giận về vụ bê bối chính trị của tổng thống Park và dường như không còn tâm trí cho bản hiến pháp. Trong tình hình hiện tại, việc bà Park Geun-hye đề xuất sửa đổi hiến pháp để kéo dài nhiệm kỳ tổng thống khó có thể thực hiện được. Hiến pháp Hàn Quốc hiện nay quy định tổng thống chỉ có thể đảm nhận một nhiệm kỳ 5 năm.
Tương lai bán đảo Triều Tiên
Xét về những tác động tới an ninh khu vực Đông Bắc Á, không còn nghi ngờ gì nữa di sản lớn nhất của Park Geun-hye chính là việc triển khai THAAD. Đây là nguyên nhân quan trọng khiến nó được thế giới quan tâm một vài ngày trước khi Park Geun-hye ra sức thúc đẩy sửa đổi hiến pháp.
Bán đảo Triều Tiên lâu nay vốn đang ở trong giai đoạn cực kỳ căng thẳng, việc tăng thêm bất kỳ biến số nào đều có khả năng làm cho tình hình bán một lần nữa thay đổi nhanh chóng. Tổng thống Park Geun-hye vẫn đang kiên trì triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD), nếu thực sự phải đối mặt với cuộc khủng hoảng chính trị chưa từng có thì những quyết sách của Chính quyền Park Geun-hye trước đó trong vấn đề an ninh khu vực liệu có đáng được tuân theo, tiếp theo sẽ đối mặt với những biến số gì?
Do nhấn mạnh mối quan hệ liên minh trong vấn đề quân đội Mỹ triển khai THAAD, Park Geun-hye đã phải chịu áp lực từ nhiều bên. Trong bài viết đăng trên trang mạng “Quan sát phương Đông mới” của Nga, chuyên gia Konstantin Asmolov từ Viện Nghiên cứu Viễn Đông (Viện Hàn lâm Khoa học Nga), cho biết mối nguy hiểm từ việc triển khai THAAD là rõ ràng, không những gây tác động tiêu cực cho Hàn Quốc mà còn có thể khiến nước này bị cuốn vào cuộc đối kháng quân sự giữa Mỹ, Trung Quốc và Nga. Tất nhiên, đây là một hành động chung của liên minh, vai trò thúc đẩy đằng sau của Mỹ là không thể bỏ qua.
Hiện nay, người dân Hàn Quốc đang hết sức tức giận về vụ bê bối của chính phủ, đâu đâu cũng có tiếng nói yêu cầu luận tội tổng thống. Mặc dù không nhiều khả năng hiến pháp được sửa đổi, nhưng tiếp tới đây “di sản chính trị” về an ninh khu vực mà Park Geun-hye ra sức thúc đẩy, sẽ phải “đối mặt” với cục diện như thế nào đang thu hút nhiều sự chú ý của mọi người trong bối cảnh chính trường Hàn Quốc có nhiều biến động hiện nay. Với nỗi lo chồng chất ở trong và ngoài nước, bước tiếp theo là gì? Cả thế giới đang dõi theo.
Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (Terminal High Altitude Area Defense system, viết tắt là THAAD) của Mỹ, được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung, đây cũng là các loại vũ khí mà Triều Tiên tuyên bố đang sở hữu. Ngoài ra, nó còn có khả năng hạn chế trong việc đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) và các loại tên lửa hành trình khác. |
Nguyên Khang