Thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược Việt – Pháp
- Được đăng: Thứ hai, 29 Tháng 8 2016 15:13
- Lượt xem: 3551
(TGAG)- Tổng thống Cộng hòa Pháp François Hollande sẽ sang thăm chính thức Việt Nam từ ngày 5 đến 7-9-2016, đánh dấu mối quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Pháp đang trên đà phát triển và hợp tác song phương được mở rộng trên nhiều lĩnh vực.
Ông François Hollande sẽ là Tổng thống thứ ba của Pháp sang thăm Việt Nam sau các chuyến thăm của Tổng thống François Mitterrand năm 1993 và Tổng thống Jacques Chirac năm 1997 và năm 2004.
Việt Nam và Pháp thiết lập quan hệ ngoại giao ở cấp Đại sứ ngày 12/4/1973. Sau 1975 quan hệ được tăng cường trên nhiều lĩnh vực; tháng 4/1977, Thủ tướng Phạm Văn Đồng có chuyến thăm Cộng hòa Pháp. Trong những năm 80, quan hệ hai nước bị ngưng đọng do vấn đề Campuchia. Khi Mỹ và các nước phương Tây thi hành chính sách cô lập Việt Nam, gây sức ép đòi Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, Pháp giữ thái độ chừng mực. Từ năm 1989, quan hệ Việt-Pháp được cải thiện trở lại. Pháp đã đi đầu các nước phương Tây trong khai thông quan hệ với Việt Nam, xóa nợ cho Việt Nam, giúp Việt Nam giải quyết nợ với các nước chủ nợ thành viên CLB Paris.
Từ đó đến nay, Việt Nam và Pháp đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao. Mở đầu là chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Francois Mitterrand (Phơ-răng-xoa-Mít-tơ-răng). Tiếp theo đó, những chuyến thăm và làm việc của lãnh đạo cấp cao giữa hai nước, từng bước thúc đẩy, tăng cường và đưa quan hệ hợp tác hai nước lên những tầm cao mới. Đến năm 2013, hai nước đã ký Tuyên bố chung thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược.
Với khuôn khổ hợp tác mới, sâu rộng hơn, mạnh mẽ hơn, trong các năm qua, hai bên đã đạt được những thành quả hợp tác trên nhiều lĩnh vực, từ chính trị - ngoại giao, kinh tế, thương mại, đầu tư đến khoa học - công nghệ, văn hóa - giáo dục… Pháp hiện là bạn hàng lớn thứ 5 của Việt Nam trong Liên minh châu Âu và là một trong những nhà tài trợ ODA song phương hàng đầu cho Việt Nam.
Đáng chú ý là quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Pháp (thiết lập từ năm 1955), đã và đang phát triển rất tích cực. Từ năm 1990 đến 1996, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa 2 nước tăng bình quân khoảng 10%/năm. Từ năm 1997 đến năm 2005, mức tăng trưởng bị chậm lại, nhưng từ năm 2006 đến nay, quan hệ thương mại giữa hai nước tiếp tục phát triển khá nhanh.
Trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam và Pháp liên tục tăng trưởng, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Pháp trong năm 2014 đạt hơn 3,51 tỷ USD, tăng 9,8% so với năm 2013. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Pháp đạt trị giá 2,39 tỷ USD, tăng 8,8% và kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Pháp là 1,11 tỷ USD, tăng 11,9 % so với 2013. Kim ngạch thương mại trong năm 2015 đạt 4,2 tỷ USD minh chứng rõ nét cho sự hợp tác phát triển giữa hai nước.
Các cơ chế trao đổi, chỉ đạo quan hệ trong các lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, văn hóa, y tế, giáo dục, quốc phòng… được thúc đẩy và triển khai sâu rộng. Hai nước đã ký hầu hết các văn bản pháp lý cần thiết cho mở rộng hợp tác như hiệp định khung về hợp tác kinh tế, hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, hiệp định tránh đánh thuế trùng và hàng loạt hiệp định hợp tác trên các lĩnh vực cụ thể khác mang lại những lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, đồng thời đóng góp vào hòa bình, ổn định, thịnh vượng chung trên thế giới.
Một số dự án lớn Pháp đã triển khai tại Việt Nam là: (1) Hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông và FCR Vietnam (chi nhánh của France Telecom tại Việt Nam), cấp phép năm 1997, đầu tư 615 triệu USD vào lĩnh vực dịch vụ viễn thông; (2) dự án Công ty cổ phần Cảng Cái Mép, cấp phép năm 2008, do Terminal Link của Pháp đầu tư 520 triệu USD vào hoạt động dịch vụ khai thác cảng; (3) dự án Nhà máy điện Phú Mỹ 2, cấp phép năm 2001, do Tập đoàn Điện lực Pháp (EDF) liên kết với Nhật Bản, với tổng vốn đầu tư là 480 triệu USD. Đặc biệt, Tập đoàn Hàng không Vũ trụ châu Âu (EADS) đang khảo sát xúc tiến đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất công nghiệp hàng không (lắp ráp linh kiện máy bay) tại Đà Nẵng.
Pháp là nước phương Tây đầu tiên có tùy viên quốc phòng tại Việt Nam (1991). Quan hệ hợp tác này ngày càng phát triển: trao đổi đoàn thường xuyên (Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam thăm Pháp 12/2009; Bộ trưởng Quốc phòng Pháp thăm Việt Nam 7/2010), tổ chức họp tham mưu hàng năm, đối thoại an ninh, hỗ trợ xuất khẩu trang thiết bị khí tài, đào tạo sĩ quan, chiến hạm của Hải quân Pháp cập cảng Việt Nam. Trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng hai nước gần đây, hai bên nhất trí Việt Nam và Pháp là quan hệ đối tác chiến lược trong lĩnh vực quốc phòng. Hai nước đã ký Hiệp định hợp tác Thỏa thuận khung giữa hai nước được ký vào năm 1997. Tháng 11/2009, hai bên đã ký Thỏa thuận giữa hai Bộ Quốc phòng thống nhất tổ chức luân phiên hàng năm Ủy ban hỗn hợp về hợp tác quốc phòng để trao đổi về các vấn đề chiến lược và kế hoạch trang bị cho quân đội Việt Nam. Phiên họp đầu tiên của Ủy ban hỗn hợp về hợp tác quốc phòng (cấp Thứ trưởng) được tổ chức tháng 3/2010 tại Hà Nội.
Quan hệ Việt Nam - Pháp mang những chuẩn mực đặc biệt giữa hai dân tộc từng có mối liên hệ sâu sắc trong lịch sử; nhất là giữa một nước công nghiệp phát triển hàng đầu ở châu Âu với một đất nước đang phát triển năng động, tích cực hội nhập quốc tế ở châu Á.
Cũng như nhân dân Pháp và nhân loại tiến bộ trên thế giới, nhân dân Việt Nam rất yêu chuộng hòa bình, đã trải qua quá nhiều đau thương, mất mát để giành lấy, giữ gìn, bảo vệ hòa bình, độc lập, tự do. Cùng với đó, từ truyền thống nhân văn của mình, nhân dân Việt Nam còn biết khép lại quá khứ, nỗ lực hướng tới tương lai, một tương lai tốt đẹp với hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển bền vững không chỉ riêng cho hai quốc gia, mà còn đóng góp vào nền hòa bình, tự do, công bằng, bác ái, thịnh vượng chung cho mọi người trên trái đất này.
Việt Nam mong muốn và sẵn sàng hợp tác trên nhiều lĩnh vực với các nước, trong đó có Pháp, vì hòa bình, ổn định, cùng có lợi. Thời gian qua, hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Pháp không ngừng được củng cố và phát triển, trở thành nội dung quan trọng trong 5 trụ cột của Đối tác chiến lược giữa hai nước. Trong thời gian tới, nhiều hướng hợp tác được tăng cường hoặc có thể mở ra như trong hỗ trợ nhau tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; trong bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không; trong phối hợp giải quyết các vấn đề an ninh mạng, an ninh phi truyền thống… Theo đó, việc xây dựng một tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng là yêu cầu cần thiết để tiến trình hợp tác ngày càng phong phú, hiệu quả hơn.
Dự kiến, Tổng thống François Hollande sẽ có các cuộc hội đàm với lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ Việt Nam tại Hà Nội. Tiếp theo, Tổng thống François Hollande cùng đoàn đại biểu cấp cao Cộng hòa Pháp sẽ thăm và gặp gỡ lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, Tổng thống và đoàn đại biểu cấp cao Pháp cũng tham dự một số các sự kiện, hoạt động giao lưu văn hóa, diễn đàn đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp 2 nước.
Việt Nam luôn ủng hộ Pháp có một vai trò tích cực và xây dựng, để hai nước chúng ta có thể cùng đóng góp thiết thực trong nỗ lực thúc đẩy, bảo vệ các lợi ích chung của cộng đồng quốc tế./.
Ông François Hollande sẽ là Tổng thống thứ ba của Pháp sang thăm Việt Nam sau các chuyến thăm của Tổng thống François Mitterrand năm 1993 và Tổng thống Jacques Chirac năm 1997 và năm 2004.
Việt Nam và Pháp thiết lập quan hệ ngoại giao ở cấp Đại sứ ngày 12/4/1973. Sau 1975 quan hệ được tăng cường trên nhiều lĩnh vực; tháng 4/1977, Thủ tướng Phạm Văn Đồng có chuyến thăm Cộng hòa Pháp. Trong những năm 80, quan hệ hai nước bị ngưng đọng do vấn đề Campuchia. Khi Mỹ và các nước phương Tây thi hành chính sách cô lập Việt Nam, gây sức ép đòi Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, Pháp giữ thái độ chừng mực. Từ năm 1989, quan hệ Việt-Pháp được cải thiện trở lại. Pháp đã đi đầu các nước phương Tây trong khai thông quan hệ với Việt Nam, xóa nợ cho Việt Nam, giúp Việt Nam giải quyết nợ với các nước chủ nợ thành viên CLB Paris.
Từ đó đến nay, Việt Nam và Pháp đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao. Mở đầu là chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Francois Mitterrand (Phơ-răng-xoa-Mít-tơ-răng). Tiếp theo đó, những chuyến thăm và làm việc của lãnh đạo cấp cao giữa hai nước, từng bước thúc đẩy, tăng cường và đưa quan hệ hợp tác hai nước lên những tầm cao mới. Đến năm 2013, hai nước đã ký Tuyên bố chung thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược.
Với khuôn khổ hợp tác mới, sâu rộng hơn, mạnh mẽ hơn, trong các năm qua, hai bên đã đạt được những thành quả hợp tác trên nhiều lĩnh vực, từ chính trị - ngoại giao, kinh tế, thương mại, đầu tư đến khoa học - công nghệ, văn hóa - giáo dục… Pháp hiện là bạn hàng lớn thứ 5 của Việt Nam trong Liên minh châu Âu và là một trong những nhà tài trợ ODA song phương hàng đầu cho Việt Nam.
Đáng chú ý là quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Pháp (thiết lập từ năm 1955), đã và đang phát triển rất tích cực. Từ năm 1990 đến 1996, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa 2 nước tăng bình quân khoảng 10%/năm. Từ năm 1997 đến năm 2005, mức tăng trưởng bị chậm lại, nhưng từ năm 2006 đến nay, quan hệ thương mại giữa hai nước tiếp tục phát triển khá nhanh.
Trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam và Pháp liên tục tăng trưởng, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Pháp trong năm 2014 đạt hơn 3,51 tỷ USD, tăng 9,8% so với năm 2013. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Pháp đạt trị giá 2,39 tỷ USD, tăng 8,8% và kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Pháp là 1,11 tỷ USD, tăng 11,9 % so với 2013. Kim ngạch thương mại trong năm 2015 đạt 4,2 tỷ USD minh chứng rõ nét cho sự hợp tác phát triển giữa hai nước.
Các cơ chế trao đổi, chỉ đạo quan hệ trong các lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, văn hóa, y tế, giáo dục, quốc phòng… được thúc đẩy và triển khai sâu rộng. Hai nước đã ký hầu hết các văn bản pháp lý cần thiết cho mở rộng hợp tác như hiệp định khung về hợp tác kinh tế, hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, hiệp định tránh đánh thuế trùng và hàng loạt hiệp định hợp tác trên các lĩnh vực cụ thể khác mang lại những lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, đồng thời đóng góp vào hòa bình, ổn định, thịnh vượng chung trên thế giới.
Một số dự án lớn Pháp đã triển khai tại Việt Nam là: (1) Hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông và FCR Vietnam (chi nhánh của France Telecom tại Việt Nam), cấp phép năm 1997, đầu tư 615 triệu USD vào lĩnh vực dịch vụ viễn thông; (2) dự án Công ty cổ phần Cảng Cái Mép, cấp phép năm 2008, do Terminal Link của Pháp đầu tư 520 triệu USD vào hoạt động dịch vụ khai thác cảng; (3) dự án Nhà máy điện Phú Mỹ 2, cấp phép năm 2001, do Tập đoàn Điện lực Pháp (EDF) liên kết với Nhật Bản, với tổng vốn đầu tư là 480 triệu USD. Đặc biệt, Tập đoàn Hàng không Vũ trụ châu Âu (EADS) đang khảo sát xúc tiến đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất công nghiệp hàng không (lắp ráp linh kiện máy bay) tại Đà Nẵng.
Pháp là nước phương Tây đầu tiên có tùy viên quốc phòng tại Việt Nam (1991). Quan hệ hợp tác này ngày càng phát triển: trao đổi đoàn thường xuyên (Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam thăm Pháp 12/2009; Bộ trưởng Quốc phòng Pháp thăm Việt Nam 7/2010), tổ chức họp tham mưu hàng năm, đối thoại an ninh, hỗ trợ xuất khẩu trang thiết bị khí tài, đào tạo sĩ quan, chiến hạm của Hải quân Pháp cập cảng Việt Nam. Trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng hai nước gần đây, hai bên nhất trí Việt Nam và Pháp là quan hệ đối tác chiến lược trong lĩnh vực quốc phòng. Hai nước đã ký Hiệp định hợp tác Thỏa thuận khung giữa hai nước được ký vào năm 1997. Tháng 11/2009, hai bên đã ký Thỏa thuận giữa hai Bộ Quốc phòng thống nhất tổ chức luân phiên hàng năm Ủy ban hỗn hợp về hợp tác quốc phòng để trao đổi về các vấn đề chiến lược và kế hoạch trang bị cho quân đội Việt Nam. Phiên họp đầu tiên của Ủy ban hỗn hợp về hợp tác quốc phòng (cấp Thứ trưởng) được tổ chức tháng 3/2010 tại Hà Nội.
Quan hệ Việt Nam - Pháp mang những chuẩn mực đặc biệt giữa hai dân tộc từng có mối liên hệ sâu sắc trong lịch sử; nhất là giữa một nước công nghiệp phát triển hàng đầu ở châu Âu với một đất nước đang phát triển năng động, tích cực hội nhập quốc tế ở châu Á.
Cũng như nhân dân Pháp và nhân loại tiến bộ trên thế giới, nhân dân Việt Nam rất yêu chuộng hòa bình, đã trải qua quá nhiều đau thương, mất mát để giành lấy, giữ gìn, bảo vệ hòa bình, độc lập, tự do. Cùng với đó, từ truyền thống nhân văn của mình, nhân dân Việt Nam còn biết khép lại quá khứ, nỗ lực hướng tới tương lai, một tương lai tốt đẹp với hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển bền vững không chỉ riêng cho hai quốc gia, mà còn đóng góp vào nền hòa bình, tự do, công bằng, bác ái, thịnh vượng chung cho mọi người trên trái đất này.
Việt Nam mong muốn và sẵn sàng hợp tác trên nhiều lĩnh vực với các nước, trong đó có Pháp, vì hòa bình, ổn định, cùng có lợi. Thời gian qua, hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Pháp không ngừng được củng cố và phát triển, trở thành nội dung quan trọng trong 5 trụ cột của Đối tác chiến lược giữa hai nước. Trong thời gian tới, nhiều hướng hợp tác được tăng cường hoặc có thể mở ra như trong hỗ trợ nhau tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; trong bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không; trong phối hợp giải quyết các vấn đề an ninh mạng, an ninh phi truyền thống… Theo đó, việc xây dựng một tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng là yêu cầu cần thiết để tiến trình hợp tác ngày càng phong phú, hiệu quả hơn.
Dự kiến, Tổng thống François Hollande sẽ có các cuộc hội đàm với lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ Việt Nam tại Hà Nội. Tiếp theo, Tổng thống François Hollande cùng đoàn đại biểu cấp cao Cộng hòa Pháp sẽ thăm và gặp gỡ lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, Tổng thống và đoàn đại biểu cấp cao Pháp cũng tham dự một số các sự kiện, hoạt động giao lưu văn hóa, diễn đàn đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp 2 nước.
Việt Nam luôn ủng hộ Pháp có một vai trò tích cực và xây dựng, để hai nước chúng ta có thể cùng đóng góp thiết thực trong nỗ lực thúc đẩy, bảo vệ các lợi ích chung của cộng đồng quốc tế./.
TRUNG KIÊN