Dư luận Mỹ đánh giá cao về chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Ô-ba-ma
- Được đăng: Thứ sáu, 20 Tháng 5 2016 10:03
- Lượt xem: 3174
(TGAG)- Trước thềm chuyến thăm này, Nhà Trắng thông báo: “Tổng thống Obama sẽ thăm Việt Nam và có các cuộc gặp cũng như thảo luận với các nhà lãnh đạo Việt Nam về đường hướng thúc đẩy mối quan hệ hợp tác toàn diện sâu rộng hơn trong nhiều lĩnh vực, kể cả về kinh tế, giao lưu nhân dân, an ninh, nhân quyền cũng như các vấn đề thế giới và khu vực cùng quan tâm. Tổng thống cũng sẽ gặp thành viên của các tổ chức dân sự và đại diện các doanh nghiệp".
Trước hết là về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Hai bên dự kiến thảo luận về vai trò của Việt Nam trong TPP – khu vực thương mại tự do chiếm tới 40% sản lượng kinh tế toàn cầu, song lại không có sự tham gia của Trung Quốc, quốc gia cũng nằm trên Vành đai Thái Bình Dương và có Tổng Sản phẩm Quốc nội (GDP) lớn thứ hai thế giới. Bắc Kinh bị bỏ rơi vì một số nước thành viên TPP muốn dùng hiệp định này làm đối trọng với Trung Quốc trong hoạt động thương mại toàn cầu hiện nay.
TPP đòi hỏi Việt Nam, được coi là nước được hưởng lợi nhiều nhất từ hiệp định thương mại tự do này, phải cải thiện các điều kiện lao động và tiêu chuẩn về môi trường.
Oscar Mussons, Cố vấn về thương mại quốc tế thuộc hãng tư vấn Dezan Shira & Associates ở thành phố Hồ Chí Minh, nhận định Tổng thống Obama có thể tận dụng chuyến thăm để hối thúc Việt Nam phải đi theo hướng này. Việt Nam là nước xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ nhiều nhất trong số các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đồng nghĩa với việc “thương mại song phương sẽ tăng vọt sau khi TPP được thực thi”. Chuyến thăm Việt Nam của ông Obama sẽ là một dịp tốt để nhắc nhở nghĩa vụ của cả hai nước, cũng như là một cơ hội để Việt Nam chứng tỏ nước này sẵn sàng thúc đẩy và tiếp tục điều chỉnh luật pháp hướng tới một môi trường kinh doanh thân thiện hơn. Quốc hội Việt Nam dự kiến sẽ biểu quyết thông qua TPP trong phiên họp thứ nhất của Quốc hội khóa XIV, dự kiến khai mạc vào tháng 7/2016.
Tuy nhiên, lịch thảo luận về TPP của Quốc hội Mỹ tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là khi nào thì phe đa số kiểm soát Hạ viện hay Thượng viện Mỹ muốn thảo luận. Việc này cũng phải chờ sau kết quả các cuộc bầu cử tháng 11 tại Mỹ, bao gồm cả bầu cử tổng thống, bầu lại 30 Thượng nghị sĩ và tất cả 435 Hạ nghị sĩ. Viễn cảnh đưa TPP ra trước Quốc hội Mỹ còn mập mờ hơn vì cả hai ứng cử viên tổng thống Hillary Clinton của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa đều không hài lòng với nội dung đã được Chính quyền Obama nhất trí với 11 nước thành viên trong TPP. Cả hai đều ngỏ ý “phải xem xét lại” hiệp định này nếu đắc cử tổng thống vì TPP không có lợi cho công nhân Mỹ.
Tiến sĩ Michael J. Green, Phó Chủ tịch phụ trách châu Á và Nhật Bản của CSIS, khẳng định chuyến công du châu Á, bao gồm chuyến thăm Việt Nam và Nhật Bản, sẽ nêu bật cam kết của Tổng thống Obama đối với chiến lược chuyển trọng tâm sang châu Á-Thái Bình Dương, trong bối cảnh xuất hiện các yếu tố tiềm ẩn có thể gây đe dọa tới hòa bình, ổn định, an ninh tại khu vực, gắn với lợi ích của Hoa Kỳ và các nước đối tác. Về vấn đề này, Tiến sĩ Murray Hiebert, Phó Giám đốc phụ trách chương trình Đông Nam Á của CSIS, nhận định trọng tâm trong chiến lược "tái cân bằng của Mỹ là khu vực Đông Nam Á, trong đó Việt Nam. Trên thực tế, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã phát triển sâu sắc, nhanh chóng và chuyến thăm của Tổng thống Obama lần này là nhằm tìm kiếm, thúc đẩy các biện pháp tăng cường quan hệ kinh tế và chiến lược giữa hai nước.
Theo ông Hiebert, trong khuôn khổ tiếp các cuộc tiếp xúc cấp cao, Tổng thống Obama và các nhà lãnh đạo Việt Nam sẽ tập trung thảo luận về hợp tác song phương trên các lĩnh vực kinh tế - thương mại - đầu tư, quốc phòng - an ninh, ngoại giao nhân dân. Ngoài ra, hai bên cũng đề cập đến vấn đề môi trường, trong bối cảnh Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của tình trạng biến đổi khí hậu, thể hiện qua tình trạng hạn - mặn ở đồng bằng sông Cửu Long thời gian gần đây. Bên cạnh đó, hai bên có thể trao đổi về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Việt Nam được cho sẽ thu được nhiều lợi ích quan trọng nếu biết tận dụng tốt những thời cơ mà hiệp định này tạo ra. Theo tính toán của Ngân hàng Thế giới (WB), Tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam nhờ có TPP sẽ tăng khoảng 8% trong thập kỷ tới, trong khi kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc cũng tăng tới 40%.
Về việc khắc phục hậu quả chiến tranh, trong đó có vấn đề da cam/dioxin, Hoa Kỳ đã có đóng góp tích cực hơn trong những năm gần đây với một dự án tẩy độc tại sân bay Đà Nẵng. Dự kiến, phía Hoa Kỳ sẽ công bố triển khai dự án tương tự tại sân bay Biên Hòa, nơi đất đai bị ô nhiễm dioxin nặng.
Theo Tiến sĩ Hiebert, tình hình Biển Đông sẽ được đề cập trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama, dựa trên nền tảng là các nội dung đã được đưa ra thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ - ASEAN ở Sunnylands, bang California hồi tháng 2 vừa qua. Ngoài ra, lãnh đạo hai nước cũng có thể đề cập đến vấn đề nhân quyền.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, Tổng thống Obama sẽ dự khai trương một số hạng mục liên quan đến trường Đại học Fulbright dự kiến mở tại Thành phố Hồ Chí Minh vào cuối năm nay, với kinh phí 20 triệu USD do Quốc hội Mỹ tài trợ. Đây là mô hình trường đại học đầu tiên được thành lập tại Việt Nam, với một ban giám hiệu và chương trình học tập riêng.
Đánh giá tổng quan, ông Hiebert cho rằng Tổng thống Obama sẽ tập trung vào hướng tới tương lai, xây dựng lòng tin, tạo nền tảng để duy trì can dự ở nhiều cấp độ khác nhau
Một chủ đề được dư luận nhắc tới nhiều trong thời gian gần đây là khả năng Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam trong chuyến thăm của Tổng thống Obama.
Đối với Việt Nam, Nhà Trắng đang cân nhắc việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương áp đặt ba thập kỷ qua, một “vết đen” trong quan hệ lạnh nhạt giữa hai nước sau cuộc Chiến tranh Việt Nam. Việt Nam đã kêu gọi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận này trong bối cảnh quan hệ song phương đang ấm lên. Bán vũ khí cho Việt Nam sẽ giúp các nhà thầu quốc phòng Mỹ như Boeing BA, Raytheon hay Lockheed Martin tăng mạnh hoạt động kinh doanh ở nước ngoài.
Sở dĩ có tin Tổng thống Obama có thể sẽ công bố quyết định dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam vì Bộ trưởng Quốc Phòng Ash Carter đã xác nhận ông ủng hộ việc này. Tại cuộc điều trần trước Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ ngày 28/4/2016, Chủ tịch Ủy ban John McCain hỏi ông Carter: “Liệu ông có dỡ bỏ những hạn chế về vũ khí đối với người Việt Nam?”. Bộ trưởng Carter đáp: “Chúng ta đã thảo luận chuyện này trước đây và tôi trân trọng ý kiến của Ngài Chủ tịch về vấn đề này, tôi tán thành”. Theo ông Russel, tình hình Biển Đông không chỉ là mối quan tâm của các nước có tranh chấp chủ quyền mà còn là vấn đề lớn của cả thế giới.
Về khả năng Mỹ dỡ bỏ cấm vận vũ khí sát thương, trao đổi với báo chí tại Washington Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh cho biết với tư cách là Đại sứ Việt Nam tại Mỹ, ông đã làm việc với các cơ quan trong chính quyền và các nghị sĩ trong Quốc hội Mỹ. Đại sứ Phạm Quang Vinh cho rằng việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương là cần và càng sớm càng tốt, và đặc biệt là nếu đạt được trong chuyến thăm này thì đó là điều rất tốt cho quan hệ hai nước. Việc dỡ bỏ lệnh cấm vận chứng tỏ rằng quan hệ hai nước được bình thường hóa một cách hoàn toàn. Bên cạnh đó, việc dỡ bỏ lệnh cấm vận này sẽ giúp tăng thêm độ tin cậy giữa hai nước, mở ra các cơ hội hợp tác mới./.
Trước hết là về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Hai bên dự kiến thảo luận về vai trò của Việt Nam trong TPP – khu vực thương mại tự do chiếm tới 40% sản lượng kinh tế toàn cầu, song lại không có sự tham gia của Trung Quốc, quốc gia cũng nằm trên Vành đai Thái Bình Dương và có Tổng Sản phẩm Quốc nội (GDP) lớn thứ hai thế giới. Bắc Kinh bị bỏ rơi vì một số nước thành viên TPP muốn dùng hiệp định này làm đối trọng với Trung Quốc trong hoạt động thương mại toàn cầu hiện nay.
TPP đòi hỏi Việt Nam, được coi là nước được hưởng lợi nhiều nhất từ hiệp định thương mại tự do này, phải cải thiện các điều kiện lao động và tiêu chuẩn về môi trường.
Oscar Mussons, Cố vấn về thương mại quốc tế thuộc hãng tư vấn Dezan Shira & Associates ở thành phố Hồ Chí Minh, nhận định Tổng thống Obama có thể tận dụng chuyến thăm để hối thúc Việt Nam phải đi theo hướng này. Việt Nam là nước xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ nhiều nhất trong số các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đồng nghĩa với việc “thương mại song phương sẽ tăng vọt sau khi TPP được thực thi”. Chuyến thăm Việt Nam của ông Obama sẽ là một dịp tốt để nhắc nhở nghĩa vụ của cả hai nước, cũng như là một cơ hội để Việt Nam chứng tỏ nước này sẵn sàng thúc đẩy và tiếp tục điều chỉnh luật pháp hướng tới một môi trường kinh doanh thân thiện hơn. Quốc hội Việt Nam dự kiến sẽ biểu quyết thông qua TPP trong phiên họp thứ nhất của Quốc hội khóa XIV, dự kiến khai mạc vào tháng 7/2016.
Tuy nhiên, lịch thảo luận về TPP của Quốc hội Mỹ tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là khi nào thì phe đa số kiểm soát Hạ viện hay Thượng viện Mỹ muốn thảo luận. Việc này cũng phải chờ sau kết quả các cuộc bầu cử tháng 11 tại Mỹ, bao gồm cả bầu cử tổng thống, bầu lại 30 Thượng nghị sĩ và tất cả 435 Hạ nghị sĩ. Viễn cảnh đưa TPP ra trước Quốc hội Mỹ còn mập mờ hơn vì cả hai ứng cử viên tổng thống Hillary Clinton của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa đều không hài lòng với nội dung đã được Chính quyền Obama nhất trí với 11 nước thành viên trong TPP. Cả hai đều ngỏ ý “phải xem xét lại” hiệp định này nếu đắc cử tổng thống vì TPP không có lợi cho công nhân Mỹ.
Tiến sĩ Michael J. Green, Phó Chủ tịch phụ trách châu Á và Nhật Bản của CSIS, khẳng định chuyến công du châu Á, bao gồm chuyến thăm Việt Nam và Nhật Bản, sẽ nêu bật cam kết của Tổng thống Obama đối với chiến lược chuyển trọng tâm sang châu Á-Thái Bình Dương, trong bối cảnh xuất hiện các yếu tố tiềm ẩn có thể gây đe dọa tới hòa bình, ổn định, an ninh tại khu vực, gắn với lợi ích của Hoa Kỳ và các nước đối tác. Về vấn đề này, Tiến sĩ Murray Hiebert, Phó Giám đốc phụ trách chương trình Đông Nam Á của CSIS, nhận định trọng tâm trong chiến lược "tái cân bằng của Mỹ là khu vực Đông Nam Á, trong đó Việt Nam. Trên thực tế, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã phát triển sâu sắc, nhanh chóng và chuyến thăm của Tổng thống Obama lần này là nhằm tìm kiếm, thúc đẩy các biện pháp tăng cường quan hệ kinh tế và chiến lược giữa hai nước.
Theo ông Hiebert, trong khuôn khổ tiếp các cuộc tiếp xúc cấp cao, Tổng thống Obama và các nhà lãnh đạo Việt Nam sẽ tập trung thảo luận về hợp tác song phương trên các lĩnh vực kinh tế - thương mại - đầu tư, quốc phòng - an ninh, ngoại giao nhân dân. Ngoài ra, hai bên cũng đề cập đến vấn đề môi trường, trong bối cảnh Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của tình trạng biến đổi khí hậu, thể hiện qua tình trạng hạn - mặn ở đồng bằng sông Cửu Long thời gian gần đây. Bên cạnh đó, hai bên có thể trao đổi về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Việt Nam được cho sẽ thu được nhiều lợi ích quan trọng nếu biết tận dụng tốt những thời cơ mà hiệp định này tạo ra. Theo tính toán của Ngân hàng Thế giới (WB), Tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam nhờ có TPP sẽ tăng khoảng 8% trong thập kỷ tới, trong khi kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc cũng tăng tới 40%.
Về việc khắc phục hậu quả chiến tranh, trong đó có vấn đề da cam/dioxin, Hoa Kỳ đã có đóng góp tích cực hơn trong những năm gần đây với một dự án tẩy độc tại sân bay Đà Nẵng. Dự kiến, phía Hoa Kỳ sẽ công bố triển khai dự án tương tự tại sân bay Biên Hòa, nơi đất đai bị ô nhiễm dioxin nặng.
Theo Tiến sĩ Hiebert, tình hình Biển Đông sẽ được đề cập trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama, dựa trên nền tảng là các nội dung đã được đưa ra thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ - ASEAN ở Sunnylands, bang California hồi tháng 2 vừa qua. Ngoài ra, lãnh đạo hai nước cũng có thể đề cập đến vấn đề nhân quyền.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, Tổng thống Obama sẽ dự khai trương một số hạng mục liên quan đến trường Đại học Fulbright dự kiến mở tại Thành phố Hồ Chí Minh vào cuối năm nay, với kinh phí 20 triệu USD do Quốc hội Mỹ tài trợ. Đây là mô hình trường đại học đầu tiên được thành lập tại Việt Nam, với một ban giám hiệu và chương trình học tập riêng.
Đánh giá tổng quan, ông Hiebert cho rằng Tổng thống Obama sẽ tập trung vào hướng tới tương lai, xây dựng lòng tin, tạo nền tảng để duy trì can dự ở nhiều cấp độ khác nhau
Một chủ đề được dư luận nhắc tới nhiều trong thời gian gần đây là khả năng Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam trong chuyến thăm của Tổng thống Obama.
Đối với Việt Nam, Nhà Trắng đang cân nhắc việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương áp đặt ba thập kỷ qua, một “vết đen” trong quan hệ lạnh nhạt giữa hai nước sau cuộc Chiến tranh Việt Nam. Việt Nam đã kêu gọi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận này trong bối cảnh quan hệ song phương đang ấm lên. Bán vũ khí cho Việt Nam sẽ giúp các nhà thầu quốc phòng Mỹ như Boeing BA, Raytheon hay Lockheed Martin tăng mạnh hoạt động kinh doanh ở nước ngoài.
Sở dĩ có tin Tổng thống Obama có thể sẽ công bố quyết định dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam vì Bộ trưởng Quốc Phòng Ash Carter đã xác nhận ông ủng hộ việc này. Tại cuộc điều trần trước Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ ngày 28/4/2016, Chủ tịch Ủy ban John McCain hỏi ông Carter: “Liệu ông có dỡ bỏ những hạn chế về vũ khí đối với người Việt Nam?”. Bộ trưởng Carter đáp: “Chúng ta đã thảo luận chuyện này trước đây và tôi trân trọng ý kiến của Ngài Chủ tịch về vấn đề này, tôi tán thành”. Theo ông Russel, tình hình Biển Đông không chỉ là mối quan tâm của các nước có tranh chấp chủ quyền mà còn là vấn đề lớn của cả thế giới.
Về khả năng Mỹ dỡ bỏ cấm vận vũ khí sát thương, trao đổi với báo chí tại Washington Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh cho biết với tư cách là Đại sứ Việt Nam tại Mỹ, ông đã làm việc với các cơ quan trong chính quyền và các nghị sĩ trong Quốc hội Mỹ. Đại sứ Phạm Quang Vinh cho rằng việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương là cần và càng sớm càng tốt, và đặc biệt là nếu đạt được trong chuyến thăm này thì đó là điều rất tốt cho quan hệ hai nước. Việc dỡ bỏ lệnh cấm vận chứng tỏ rằng quan hệ hai nước được bình thường hóa một cách hoàn toàn. Bên cạnh đó, việc dỡ bỏ lệnh cấm vận này sẽ giúp tăng thêm độ tin cậy giữa hai nước, mở ra các cơ hội hợp tác mới./.
TRUNG KIÊN