Hội thảo quốc tế về Việt Nam và Đại hội lần thứ XII của Đảng tại Pháp
- Được đăng: Chủ nhật, 13 Tháng 3 2016 10:20
- Lượt xem: 2802
Ngày 11-3, tại Thủ đô Paris (Pháp), Viện Gabriel Péri, cơ quan nghiên cứu độc lập nổi tiếng của Pháp, đã tổ chức Hội thảo quốc tế về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tham dự Hội thảo, có Đại sứ Việt Nam tại Pháp Nguyễn Ngọc Sơn; ông Michel Maso, Giám đốc Viện Gabriel Péri; ông Alain Obadia, Chủ tịch Viện Gabriel Péri; ông Daniel Cirera, Tổng Thư ký Hội đồng Khoa học Viện Gabriel Péri và hơn hơn 120 đại biểu đại diện cho các chính đảng lớn, nhiều tổ chức chính trị - xã hội, giới học giả, các nhà nghiên cứu, doanh nhân và những người Pháp và châu Âu quan tâm tới Việt Nam cũng như cộng đồng người Việt Nam sinh sống tại Pháp. Đoàn Việt Nam tham dự Hội thảo do đồng chí Phạm Xuân Sơn, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Đối ngoại T.Ư dẫn đầu.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Michel Maso, Giám đốc Viện Gabriel Péri bày tỏ vui mừng được đón các bạn Việt Nam tới dự. Ông nói: "Chúng tôi rất vui mừng được tổ chức cuộc Hội thảo này, sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII. Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến Việt Nam và có một sự chia sẻ đặc biệt. Trước đây, chúng tôi có nhiều các hoạt động hợp tác với các bạn, quan tâm đến những vấn đề của Việt Nam, như năm 2013, chúng tôi tổ chức hội thảo tại Paris và năm 2015, tham gia hội thảo tại Hà Nội. Kể từ đó, chúng tôi đã quyết định tổ chức Hội thảo ngày hôm nay với chủ đề “Việt Nam sau Đại hội XII - gián đoạn hay liên tục?".
Ông Michel Maso cho biết, "hội thảo là cơ hội để các bạn Pháp và Việt Nam gặp gỡ, trao đổi. Tại sao lại là Việt Nam? Chúng tôi cho rằng, Việt Nam rất quan trọng trong khu vực và quốc tế, không chỉ có quy mô về dân số mà có vị thế trong khối ASEAN, đồng thời có sự năng động đặc biệt, với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong một thời gian dài. Đối với chúng tôi, Việt Nam có mô hình phát triển đặc biệt mà không thấy được ở những nước khác trên thế giới. Việt Nam đã đổi mới rất nhanh để bắt kịp với thế giới, chẳng hạn như mối quan hệ của Việt Nam và Liên hiệp châu Âu ngày càng phát triển. Việt Nam và Pháp còn có mối quan hệ rất đặc biệt do có yếu tố lịch sử và hiện nay hai nước trở thành đối tác chiến lược của nhau".
Thay mặt đoàn Việt Nam, ông Phạm Xuân Sơn đã gửi lời cảm ơn và đánh giá cao Viện Gabriel Péri đã chủ trì cuộc hội thảo quốc tế này và tạo điều kiện để đoàn được trao đổi và chia sẻ với các bạn Pháp và quốc tế về những vấn đề các bạn quan tâm. Đây là một trong số hội thảo quốc tế đầu tiên được tổ chức tại nước ngoài về những chủ đề liên quan đến Đại hội lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hội thảo chia làm ba phần, với 12 tham luận của các diễn giả Pháp và Việt Nam đã trình bày khái quát tình hình các mặt đối nội và đối ngoại của Việt Nam thời gian qua, những nội dung lớn và ý kiến thảo luận chủ yếu tại Đại hội, các quyết sách của Đại hội về định hướng phát triển chiến lược của Việt Nam trong thời gian tới nói chung cũng như những phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế trong giai đoạn 2016 - 2020 nói riêng; đánh giá tổng kết 30 năm Đổi mới toàn diện đất nước và phân tích những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn Đổi mới; nhấn mạnh việc Đảng Cộng sản Việt Nam đã thẳng thắn chỉ ra những khuyết điểm, yếu kém và hạn chế mà nguyên nhân chủ quan là chủ yếu; khẳng định con đường Đổi mới và đi lên chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.
Phần thảo luận của Hội thảo đã diễn ra rất sôi nổi. Các đại biểu đều thống nhất đánh giá cao những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của Việt Nam 30 năm Đổi mới, đưa đất nước ra khỏi tình trạng khủng hoảng, đói nghèo, chậm phát triển và bị cô lập, bao vây, cấm vận; cải thiện đáng kể đời sống vật chất, tinh thần của người dân, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, không ngừng nâng cao vai trò và vị thế trên trường quốc tế, đồng thời chia sẻ những khó khăn, thách thức mà Đảng Cộng sản Việt Nam, với tư cách là đảng cầm quyền, phải đối mặt trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước.
Nhiều đại biểu chia sẻ đánh giá về tình hình phức tạp ở khu vực và trên thế giới, trong đó có tình hình tại Biển Đông, tán thành và ủng hộ chủ trương của Việt Nam giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Các đại biểu bày tỏ tin tưởng vào tương lai tươi sáng của Việt Nam do Đảng lãnh đạo, cho rằng Việt Nam sẽ tiếp tục đạt được những thành công mới trong quá trình đổi mới, phát triển; quan hệ quốc tế của Việt Nam trong đó có quan hệ với Pháp và Liên hiệp châu Âu ngày càng được củng cố và phát triển. Đoàn đã điểm lại lịch sử đương đại của Việt Nam, nét độc đáo của nền chính trị và con đường đổi mới của Việt Nam, cơ sở lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như những điểm nổi bật, những nét mới trong chủ trương, đường lối của Việt Nam mà Đại hội XII mới thông qua. Đoàn cũng trả lời thẳng thắn các câu hỏi của các đại biểu tham dự Hội thảo liên quan tới một số tình hình trong nước và khu vực cũng như chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam.
* Trong thời gian ở Pháp, Đoàn đại biểu Ban Đối ngoại T.Ư đã tiếp xúc - làm việc với Lãnh đạo Đảng Cộng sản, Đảng Xã hội, Đảng Cánh tả Cấp tiến và Đảng Những người Cộng hòa của Pháp. Đoàn cũng đã gặp Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Pháp và Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Pháp để chia sẻ thông tin, thảo luận về tình hình mỗi nước, khu vực và quốc tế, và trao đổi các biện pháp thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và Pháp.
Tham dự Hội thảo, có Đại sứ Việt Nam tại Pháp Nguyễn Ngọc Sơn; ông Michel Maso, Giám đốc Viện Gabriel Péri; ông Alain Obadia, Chủ tịch Viện Gabriel Péri; ông Daniel Cirera, Tổng Thư ký Hội đồng Khoa học Viện Gabriel Péri và hơn hơn 120 đại biểu đại diện cho các chính đảng lớn, nhiều tổ chức chính trị - xã hội, giới học giả, các nhà nghiên cứu, doanh nhân và những người Pháp và châu Âu quan tâm tới Việt Nam cũng như cộng đồng người Việt Nam sinh sống tại Pháp. Đoàn Việt Nam tham dự Hội thảo do đồng chí Phạm Xuân Sơn, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Đối ngoại T.Ư dẫn đầu.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Michel Maso, Giám đốc Viện Gabriel Péri bày tỏ vui mừng được đón các bạn Việt Nam tới dự. Ông nói: "Chúng tôi rất vui mừng được tổ chức cuộc Hội thảo này, sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII. Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến Việt Nam và có một sự chia sẻ đặc biệt. Trước đây, chúng tôi có nhiều các hoạt động hợp tác với các bạn, quan tâm đến những vấn đề của Việt Nam, như năm 2013, chúng tôi tổ chức hội thảo tại Paris và năm 2015, tham gia hội thảo tại Hà Nội. Kể từ đó, chúng tôi đã quyết định tổ chức Hội thảo ngày hôm nay với chủ đề “Việt Nam sau Đại hội XII - gián đoạn hay liên tục?".
Ông Michel Maso cho biết, "hội thảo là cơ hội để các bạn Pháp và Việt Nam gặp gỡ, trao đổi. Tại sao lại là Việt Nam? Chúng tôi cho rằng, Việt Nam rất quan trọng trong khu vực và quốc tế, không chỉ có quy mô về dân số mà có vị thế trong khối ASEAN, đồng thời có sự năng động đặc biệt, với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong một thời gian dài. Đối với chúng tôi, Việt Nam có mô hình phát triển đặc biệt mà không thấy được ở những nước khác trên thế giới. Việt Nam đã đổi mới rất nhanh để bắt kịp với thế giới, chẳng hạn như mối quan hệ của Việt Nam và Liên hiệp châu Âu ngày càng phát triển. Việt Nam và Pháp còn có mối quan hệ rất đặc biệt do có yếu tố lịch sử và hiện nay hai nước trở thành đối tác chiến lược của nhau".
Thay mặt đoàn Việt Nam, ông Phạm Xuân Sơn đã gửi lời cảm ơn và đánh giá cao Viện Gabriel Péri đã chủ trì cuộc hội thảo quốc tế này và tạo điều kiện để đoàn được trao đổi và chia sẻ với các bạn Pháp và quốc tế về những vấn đề các bạn quan tâm. Đây là một trong số hội thảo quốc tế đầu tiên được tổ chức tại nước ngoài về những chủ đề liên quan đến Đại hội lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hội thảo chia làm ba phần, với 12 tham luận của các diễn giả Pháp và Việt Nam đã trình bày khái quát tình hình các mặt đối nội và đối ngoại của Việt Nam thời gian qua, những nội dung lớn và ý kiến thảo luận chủ yếu tại Đại hội, các quyết sách của Đại hội về định hướng phát triển chiến lược của Việt Nam trong thời gian tới nói chung cũng như những phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế trong giai đoạn 2016 - 2020 nói riêng; đánh giá tổng kết 30 năm Đổi mới toàn diện đất nước và phân tích những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn Đổi mới; nhấn mạnh việc Đảng Cộng sản Việt Nam đã thẳng thắn chỉ ra những khuyết điểm, yếu kém và hạn chế mà nguyên nhân chủ quan là chủ yếu; khẳng định con đường Đổi mới và đi lên chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.
Phần thảo luận của Hội thảo đã diễn ra rất sôi nổi. Các đại biểu đều thống nhất đánh giá cao những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của Việt Nam 30 năm Đổi mới, đưa đất nước ra khỏi tình trạng khủng hoảng, đói nghèo, chậm phát triển và bị cô lập, bao vây, cấm vận; cải thiện đáng kể đời sống vật chất, tinh thần của người dân, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, không ngừng nâng cao vai trò và vị thế trên trường quốc tế, đồng thời chia sẻ những khó khăn, thách thức mà Đảng Cộng sản Việt Nam, với tư cách là đảng cầm quyền, phải đối mặt trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước.
Nhiều đại biểu chia sẻ đánh giá về tình hình phức tạp ở khu vực và trên thế giới, trong đó có tình hình tại Biển Đông, tán thành và ủng hộ chủ trương của Việt Nam giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Các đại biểu bày tỏ tin tưởng vào tương lai tươi sáng của Việt Nam do Đảng lãnh đạo, cho rằng Việt Nam sẽ tiếp tục đạt được những thành công mới trong quá trình đổi mới, phát triển; quan hệ quốc tế của Việt Nam trong đó có quan hệ với Pháp và Liên hiệp châu Âu ngày càng được củng cố và phát triển. Đoàn đã điểm lại lịch sử đương đại của Việt Nam, nét độc đáo của nền chính trị và con đường đổi mới của Việt Nam, cơ sở lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như những điểm nổi bật, những nét mới trong chủ trương, đường lối của Việt Nam mà Đại hội XII mới thông qua. Đoàn cũng trả lời thẳng thắn các câu hỏi của các đại biểu tham dự Hội thảo liên quan tới một số tình hình trong nước và khu vực cũng như chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam.
* Trong thời gian ở Pháp, Đoàn đại biểu Ban Đối ngoại T.Ư đã tiếp xúc - làm việc với Lãnh đạo Đảng Cộng sản, Đảng Xã hội, Đảng Cánh tả Cấp tiến và Đảng Những người Cộng hòa của Pháp. Đoàn cũng đã gặp Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Pháp và Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Pháp để chia sẻ thông tin, thảo luận về tình hình mỗi nước, khu vực và quốc tế, và trao đổi các biện pháp thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và Pháp.
Nguồn: Báo ND