Sinh hoạt tư tưởng
Đôi điều về hát Quốc ca
- Được đăng: Thứ tư, 03 Tháng 10 2018 08:13
- Lượt xem: 2786
(TG)- Hôm trước, ngồi cổ vũ cho đội tuyển bóng đá Olympic Việt Nam ngoài quán cafe, tôi vô tình ngồi chung bàn với một bạn trẻ. Đến phần chào cờ, hát quốc ca của mỗi đội tuyển, khi Quốc ca Việt Nam được xướng lên, cậu mấp máy hát theo. Thấy tôi để ý, lát sau, cậu gãi đầu thành thật: "Nói ra ngại quá anh ạ. Nhưng em là cán bộ đoàn, mà đến giờ còn chưa thuộc hết bài Quốc ca, cứ thỉnh thoảng lại bị nhầm lời".
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Thấy cậu thanh niên chân thành, tôi hỏi lại: "Thế các em không hay tổ chức sinh hoạt, chào cờ, hát Quốc ca sao? Cán bộ đoàn mà không thuộc thì sao mà hướng dẫn, rèn luyện cho các đoàn viên?". Trước câu hỏi của tôi, cậu thở dài: "Anh bảo, hồi ở trường thì khi chào cờ toàn mở nhạc, có hát bằng lời thì cũng mỗi người một kiểu, không ai rèn rũa, uốn nắn nghiêm khắc. Sau đó, đến các đợt sinh hoạt của đoàn, chủ yếu lại mở băng, đĩa, không yêu cầu hát nên quên lời, lệch nhịp cũng là dễ hiểu anh ạ".
Trên đường về nhà, tôi suy nghĩ mãi về câu chuyện với cậu cán bộ đoàn kia và giật mình nhớ ra đó không phải là hiện tượng cá biệt. Tôi nhớ lại câu chuyện có thật tại cuộc giao lưu quốc tế giữa một số trí thức trẻ của ta với nước bạn, ngay trên đất nước ta. Trước buổi khai mạc, vị đại diện Ban Tổ chức có quy định bằng miệng là phần chào cờ, hát Quốc ca, chỉ những người hàng ghế đầu mới phải giơ tay chào, phần hát chỉ mở nhạc.
Tuy nhiên, không biết có "quán triệt" đến các thành viên của bạn không mà khi nhạc nền Quốc ca nước bạn nổi lên trước, mọi người trong đoàn bạn đều say sưa hát với không khí đầy hào hùng, thiêng liêng, nghiêm túc. Cả đoàn chủ nhà nhìn nhau, bất ngờ, lúng túng. Chưa kịp phản ứng, nhạc nền quốc ca của ta đã nổi lên. Một số người bỏ qua quy định của Ban Tổ chức, hát Quốc ca thành lời. Rồi nhiều người bắt đầu hát theo, to dần, to dần, sau cả đoàn cùng hát. Dù tất cả đều hát đầy say sưa, nghiêm túc không kém đội bạn, song, có lẽ do không được tập dượt trước nên chệch choạc, thiếu đồng đều, thống nhất, thậm chí, có người hát sai cả lời.
Sau buổi giao lưu đó, một cán bộ trong Ban Tổ chức gặp tôi phân trần: "Xấu hổ quá. Như thế chẳng khác nào ta "thua" bạn ngay trên sân nhà còn gì? Đúng là việc hát quốc ca tưởng đơn giản nhưng không thể xem thường được". Tôi hoàn toàn nhất trí và có chung cảm giác xấu hổ với vị cán bộ kia. Đúng là chúng ta đã không tính đến những tình tiết tưởng như rất đơn giản nhưng lại vô cùng quan trọng trong một buổi giao lưu mang tầm vóc quốc tế. Ta đã chủ quan, đơn giản và đã phải đón nhận những cảm giác bẽ bàng ngay khi cuộc giao lưu chưa bắt đầu, trên chính sân nhà.
Song, nghĩ kỹ lại, lỗi đó không hoàn toàn của Ban Tổ chức, không phải do một cá nhân nào có mặt trong buổi giao lưu hôm đó. Nguyên nhân sâu xa là do lâu nay, chúng ta đã không quá coi trọng việc hát Quốc ca tại các buổi lễ chính thức. Nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức đã lệ thuộc vào băng, đĩa có nền nhạc, lời hát sẵn nên không yêu cầu đại biểu tham dự phải hát. Lâu dần không hát, người ta có thể quên, nhầm lời hoặc lệch nhịp là điều dễ hiểu thôi.
Muốn không xảy ra những tình huống "bẽ bàng" trên, thiết nghĩ, chúng ta cần khắc phục những thiếu sót nêu trên và tiếp tục thực hiện nghiêm túc Nghị định 145/2013/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản chỉ đạo của cấp trên về hát Quốc ca khi tiến hành nghi thức chào cờ. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp, các đơn vị lực lượng vũ trang phải thường xuyên giáo dục, tuyên truyền để cán bộ, đảng viên, hội viên, học sinh, sinh viên và các tầng lớp nhân dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của lễ chào cờ Tổ quốc và việc hát Quốc ca, từ đó có ý thức tự giác trong việc thực hiện. Cẩn thận hơn, có thể yêu cầu các đại biểu tập hát một vài lượt trước khi vào hội nghị để tạo sự đồng đều, thống nhất.
Quốc ca là bài hát chính thức của đất nước, mỗi công dân đều đã từng được học và nhiều lần hát, vậy mà có những cán bộ lại không thuộc lời, thử hỏi, còn gì buồn hơn?!.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Thấy cậu thanh niên chân thành, tôi hỏi lại: "Thế các em không hay tổ chức sinh hoạt, chào cờ, hát Quốc ca sao? Cán bộ đoàn mà không thuộc thì sao mà hướng dẫn, rèn luyện cho các đoàn viên?". Trước câu hỏi của tôi, cậu thở dài: "Anh bảo, hồi ở trường thì khi chào cờ toàn mở nhạc, có hát bằng lời thì cũng mỗi người một kiểu, không ai rèn rũa, uốn nắn nghiêm khắc. Sau đó, đến các đợt sinh hoạt của đoàn, chủ yếu lại mở băng, đĩa, không yêu cầu hát nên quên lời, lệch nhịp cũng là dễ hiểu anh ạ".
Trên đường về nhà, tôi suy nghĩ mãi về câu chuyện với cậu cán bộ đoàn kia và giật mình nhớ ra đó không phải là hiện tượng cá biệt. Tôi nhớ lại câu chuyện có thật tại cuộc giao lưu quốc tế giữa một số trí thức trẻ của ta với nước bạn, ngay trên đất nước ta. Trước buổi khai mạc, vị đại diện Ban Tổ chức có quy định bằng miệng là phần chào cờ, hát Quốc ca, chỉ những người hàng ghế đầu mới phải giơ tay chào, phần hát chỉ mở nhạc.
Tuy nhiên, không biết có "quán triệt" đến các thành viên của bạn không mà khi nhạc nền Quốc ca nước bạn nổi lên trước, mọi người trong đoàn bạn đều say sưa hát với không khí đầy hào hùng, thiêng liêng, nghiêm túc. Cả đoàn chủ nhà nhìn nhau, bất ngờ, lúng túng. Chưa kịp phản ứng, nhạc nền quốc ca của ta đã nổi lên. Một số người bỏ qua quy định của Ban Tổ chức, hát Quốc ca thành lời. Rồi nhiều người bắt đầu hát theo, to dần, to dần, sau cả đoàn cùng hát. Dù tất cả đều hát đầy say sưa, nghiêm túc không kém đội bạn, song, có lẽ do không được tập dượt trước nên chệch choạc, thiếu đồng đều, thống nhất, thậm chí, có người hát sai cả lời.
Sau buổi giao lưu đó, một cán bộ trong Ban Tổ chức gặp tôi phân trần: "Xấu hổ quá. Như thế chẳng khác nào ta "thua" bạn ngay trên sân nhà còn gì? Đúng là việc hát quốc ca tưởng đơn giản nhưng không thể xem thường được". Tôi hoàn toàn nhất trí và có chung cảm giác xấu hổ với vị cán bộ kia. Đúng là chúng ta đã không tính đến những tình tiết tưởng như rất đơn giản nhưng lại vô cùng quan trọng trong một buổi giao lưu mang tầm vóc quốc tế. Ta đã chủ quan, đơn giản và đã phải đón nhận những cảm giác bẽ bàng ngay khi cuộc giao lưu chưa bắt đầu, trên chính sân nhà.
Song, nghĩ kỹ lại, lỗi đó không hoàn toàn của Ban Tổ chức, không phải do một cá nhân nào có mặt trong buổi giao lưu hôm đó. Nguyên nhân sâu xa là do lâu nay, chúng ta đã không quá coi trọng việc hát Quốc ca tại các buổi lễ chính thức. Nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức đã lệ thuộc vào băng, đĩa có nền nhạc, lời hát sẵn nên không yêu cầu đại biểu tham dự phải hát. Lâu dần không hát, người ta có thể quên, nhầm lời hoặc lệch nhịp là điều dễ hiểu thôi.
Muốn không xảy ra những tình huống "bẽ bàng" trên, thiết nghĩ, chúng ta cần khắc phục những thiếu sót nêu trên và tiếp tục thực hiện nghiêm túc Nghị định 145/2013/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản chỉ đạo của cấp trên về hát Quốc ca khi tiến hành nghi thức chào cờ. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp, các đơn vị lực lượng vũ trang phải thường xuyên giáo dục, tuyên truyền để cán bộ, đảng viên, hội viên, học sinh, sinh viên và các tầng lớp nhân dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của lễ chào cờ Tổ quốc và việc hát Quốc ca, từ đó có ý thức tự giác trong việc thực hiện. Cẩn thận hơn, có thể yêu cầu các đại biểu tập hát một vài lượt trước khi vào hội nghị để tạo sự đồng đều, thống nhất.
Quốc ca là bài hát chính thức của đất nước, mỗi công dân đều đã từng được học và nhiều lần hát, vậy mà có những cán bộ lại không thuộc lời, thử hỏi, còn gì buồn hơn?!.
Chiến Văn (BTGTW)