Sinh hoạt tư tưởng
Phân biệt quan điểm sai trái, thù địch với ý kiến khác của Cán bộ, Đảng viên
- Được đăng: Thứ ba, 30 Tháng 12 2014 14:52
- Lượt xem: 4528
(TGAG)- Với loạt bài Nhận diện các luận điệu, quan điểm sai trái, thù địch của tác giả Sự Thật trên chuyên mục “Sinh hoạt tư tưởng”, chúng ta hiểu rõ bản chất thâm độc, ngụy biện, giả tạo của các thế lực thù địch, phần tử thoái hóa, biến chất tập trung tấn công vào lĩnh vực tư tưởng, chính trị của Đảng và xã hội ta.
Trong thời kỳ đổi mới, mỡ cửa, hội nhập, mỡ rộng dân chủ, ngày càng có nhiều ý kiến góp ý của cán bộ, đảng viên và nhân dân với Đảng, trong đó có những ý kiến khác với quan điểm, đường lối của Đảng. Để phân biệt ý kiến khác đó với những luận điệu, quan điểm sai trái, thù địch chúng ta cần lưu ý những vấn đề sau:
Đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân với lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” thì việc góp ý cho Đảng là nhằm mục đích xây dựng Đảng: Để Đảng, Nhà nước làm tốt hơn, lãnh đạo và quản lý đất nước hiệu quả hơn. Và với động cơ đúng đắn đó, thì trước những tiêu cực xã hội, những yếu kém trong lãnh đạo, quản lý, có thể có những ý kiến của cán bộ, đảng viên tâm huyết quá bức xúc, phê phán mạnh mẽ, gay gắt thậm chí có khi trái với một số chủ trương của Đảng trong một thời điểm nào đó nói chung cũng là chuyện bình thường. Nó khác với các thế lực thù địch, cơ hội chính trị tung ra những quan điểm sai trái, thù địch một cách công khai phủ nhận, bác bỏ thẳng thừng những nội dung cốt lõi, then chốt trong đường lối chính trị, quan điểm cơ bản của Đảng, đả kích thẳng vào Đảng, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, đả kích chế độ xã hội chủ nghĩa, phủ nhận con đường xã hội chủ nghĩa, nhằm lái đất nước đi theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Cán bộ, đảng viên, nếu có ý kiến khác hoặc trái với đường lối, quan điểm của Đảng; Đảng cho phép, tạo điều kiện để cán bộ, đảng viên bày tỏ chính kiến của mình. Nhưng người đảng viên phải nêu cao ý thức, trách nhiệm trước Đảng phát biểu có tổ chức, có thể phản ánh lên cấp trên, cấp có thẩm quyền, có quyền bảo lưu ý kiến, hoặc trình bày, thảo luận trong các hội nghị, hội thảo khoa học công khai chứ không được tùy tiện phát tán quan điểm riêng lẽ, cá nhân có hại cho Đảng lên các phương tiện thông tin đại chúng gây tâm trạng xã hội bất lơi, để các thế lực thù địch lợi dụng chống Đảng. Mặt khác đảng viên phải chấp hành Điều lệ Đảng và Quy định của Đảng về những điều đảng viên không được làm. Phải thấy rằng các thế lực thù địch đang tìm mọi cách để tuyên truyền, phát tán những quan điểm sai trái lên các phương tiện thông tin đại chúng như: sách, báo, băng đĩa, sử dụng công cụ phát thanh, truyền hình của nước ngoài; các mạng xã hội để tán phát nhanh các bài viết, phỏng vấn trên khắp thế giới.
Bên cạnh đó, có những cán bộ, đảng viên có ý kiến khác với đường lối, quan điểm của Đảng còn có thể do trình độ nhận thức hạn chế, do phương pháp tư duy giản đơn, không biện chứng, do ngộ nhận hoặc chịu ảnh hưởng nhất định của những quan điểm sai trái chứ không phải là thế lực thù địch. Nhưng lại viết bài đưa lên mạng, trả lời phỏng vấn, trích dẫn sự việc, hiện tượng đơn lẽ, nêu quan điểm cá nhân bị báo nước ngoài lợi dụng tuyên truyền gây bất lợi là hành động sai trái, không được làm. Còn việc cho rằng ý kiến góp ý của cá nhân mình không được Đảng lắng nghe, tiếp thu thì cũng phải bình tĩnh xem lai tính đúng đắn của vấn đề đặt ra? Vì chúng ta là một nhân tố trong một tập thể lớn vận hành theo những nguyên tắc của tổ chức Đảng, không được phát tán quan điểm riêng lẻ!
Chúng ta phải đấu tranh, phê phán mạnh mẽ, kiên quyết, kiên trì, không mơ hồ, không thỏa hiệp đối với quan điểm sai trái, thù địch trong và ngoài nước. Phải thấy rằng các thế lực thù địch không từ một thủ đoạn nào để chống phá Đảng, chống phá chế độ ta. Dã tâm của họ là không thay đổi.
Đối với những cán bộ, đảng viên có ý kiến khác với đường lối, quan điểm của Đảng, đây là mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, phải đấu tranh làm rõ đúng - sai thông qua đối thoại, trao đổi, tọa đàm, thuyết phục trên tinh thần đồng chí, tăng cường đoàn kết, đồng thuận, lôi kéo. Phê phán quan điểm sai chứ không phê phán con người, không xúc phạm đả kích cá nhân. Thông qua phê phán, cũng phải xem xét lại chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước có chỗ nào không đúng, còn khiếm khuyết cần phải sửa chữa, bổ sung, chấn chỉnh, hoàn thiện. Có như vậy, sự phê phán sẽ chuyển thành tự phê phán, sự phê phán tiêu cực sẽ chuyển thành phê phán tích cực theo đúng quan điểm của Đảng.
Lê Hồng Khâm