Sinh hoạt tư tưởng
Không dám phê bình là một khuyết điểm rất to!
- Được đăng: Thứ ba, 14 Tháng 3 2017 15:40
- Lượt xem: 3605
(TGAG)- Đảng ta triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) “về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”, dịp này chúng ta nhắc lại lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “thấy cái xấu của người mà không phê bình là một khuyết điểm rất to” để cùng nhau thực hiện tốt.
Tự phê bình và phê bình nhiều nơi mang tính hình thức. Trong tự phê bình còn giấu giếm, không dám nhận khuyết điểm; khi có khuyết điểm thì thiếu thành khẩn, không tự giác nhận kỷ luật. Trong phê bình thì nể nang, né tránh, ngại va chạm, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh; lợi dụng phê bình để nịnh bợ, lấy lòng nhau hoặc vu khống, bôi nhọ, chỉ trích, phê phán người khác với động cơ cá nhân không trong sáng.
Về vấn đề này, một lần Bác Hồ nói: “Tự phê bình rồi lại phải phê bình người khác nữa... Nếu tôi có vết nhọ trên trán, các đồng chí trông thấy, lại lấy cớ “nể Cụ” không nói, là tôi mang nhọ mãi. Nhọ ở trên trán thì không quan trọng, nhưng nếu có vết nhọ ở trong óc, ở tinh thần, mà không nói cho người ta sửa tức là hại người... Thấy cái xấu của người mà không phê bình là một khuyết điểm rất to. Không phê bình, tức là để cho cái xấu của người ta phát triển”.
Để làm tốt công việc tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt Đảng, Người yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên trước tiên phải có thái độ thành khẩn, trung thực; phải có cái tâm trong sáng, phải dũng cảm không che giấu khuyết điểm. Phương pháp thực hiện phải đề cao tính khách quan, coi trọng tình nghĩa, giữ vững nguyên tắc. Nắm vững phương châm: “Trị bệnh cứu người”. Chống thái độ “đao to, búa lớn”, lợi dụng phê bình để vụ lợi cá nhân, gây thêm mất đoàn kết, chia rẽ nội bộ, hạ thấp uy tín của người khác... Đây là điều cực kỳ nguy hiểm, là “kẻ địch bên trong”, là bạn đồng minh của kẻ địch bên ngoài. Địch bên ngoài không đáng sợ, địch bên trong đáng sợ hơn vì nó phá hoại từ bên trong ra. Phải hết sức đề phòng những kẻ địch đó.
Người căn dặn: “Mục đích phê bình cốt để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ, cốt để sửa đổi cách làm việc cho tốt hơn, đúng hơn, cốt đoàn kết và thống nhất nội bộ. Vì vậy phê bình mình cũng như phê bình người khác ráo riết, triệt để, thật thà, không nể nang, không thêm bớt. Phải vạch rõ cả ưu điểm và khuyết điểm. Đồng thời chớ dùng những lời mỉa mai chua cay, đâm thọc. Phê bình việc làm chứ không phải phê bình người. Những người bị phê bình thì phải vui lòng nhận xét để sửa đổi không nên vì bị phê bình mà nản chí hoặc oán ghét”.
Đặc biệt, trước lúc đi xa, trong Di chúc Người căn dặn: “... thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng”.
Để thực hiện được yêu cầu đó, điều kiện tiên quyết là phải thật sự phát huy dân chủ. Nghị quyết Đại hội lần thứ XII đã nêu một quan điểm rất mới: “Để thực hiện dân chủ trong xã hội, trước hết phải bảo đảm phát huy dân chủ trong Đảng là hạt nhân để phát huy đầy đủ dân chủ trong xã hội. Đẩy mạnh dân chủ hóa xã hội để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, vai trò chủ động, sáng tạo của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân”.
Đại hội còn chủ trương: “Coi trọng xây dựng văn hóa trong các tổ chức đảng, cơ quan nhà nước, trong hệ thống chính trị mà nội dung quan trọng là tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) về Xây dựng Đảng đã xác định một hệ thống chủ trương, giải pháp. Trong đó có một nội dung rất quan trọng là: “Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Xây dựng quy định tự phê bình và phê bình, khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm và bảo vệ người thẳng thắn, dám đấu tranh; cấp trên gợi ý kiểm điểm và trực tiếp dự, chỉ đạo ở những nơi có vấn đề phức tạp, nơi có biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Hoàn thiện quy chế đánh giá cán bộ một cách khoa học, phù hợp; quy định lấy phiếu tín nhiệm ở các cấp, các ngành định kỳ hoặc đột xuất”.
Siết chặt kỷ luật, kỷ cương; đẩy mạnh cải cách hành chính trong Đảng; rà soát, sửa đổi, hoàn thiện các quy định nhằm tăng cường quản lý chặt chẽ cán bộ, đảng viên. Hoàn thiện các quy định, văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, điều hành bảo đảm công khai, minh bạch, góp phần xóa bỏ cơ chế “xin - cho”, “duyệt - cấp”... là những điều kiện tối cần thiết để làm tốt yêu cầu thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình.
Tự phê bình và phê bình nhiều nơi mang tính hình thức. Trong tự phê bình còn giấu giếm, không dám nhận khuyết điểm; khi có khuyết điểm thì thiếu thành khẩn, không tự giác nhận kỷ luật. Trong phê bình thì nể nang, né tránh, ngại va chạm, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh; lợi dụng phê bình để nịnh bợ, lấy lòng nhau hoặc vu khống, bôi nhọ, chỉ trích, phê phán người khác với động cơ cá nhân không trong sáng.
Về vấn đề này, một lần Bác Hồ nói: “Tự phê bình rồi lại phải phê bình người khác nữa... Nếu tôi có vết nhọ trên trán, các đồng chí trông thấy, lại lấy cớ “nể Cụ” không nói, là tôi mang nhọ mãi. Nhọ ở trên trán thì không quan trọng, nhưng nếu có vết nhọ ở trong óc, ở tinh thần, mà không nói cho người ta sửa tức là hại người... Thấy cái xấu của người mà không phê bình là một khuyết điểm rất to. Không phê bình, tức là để cho cái xấu của người ta phát triển”.
Để làm tốt công việc tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt Đảng, Người yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên trước tiên phải có thái độ thành khẩn, trung thực; phải có cái tâm trong sáng, phải dũng cảm không che giấu khuyết điểm. Phương pháp thực hiện phải đề cao tính khách quan, coi trọng tình nghĩa, giữ vững nguyên tắc. Nắm vững phương châm: “Trị bệnh cứu người”. Chống thái độ “đao to, búa lớn”, lợi dụng phê bình để vụ lợi cá nhân, gây thêm mất đoàn kết, chia rẽ nội bộ, hạ thấp uy tín của người khác... Đây là điều cực kỳ nguy hiểm, là “kẻ địch bên trong”, là bạn đồng minh của kẻ địch bên ngoài. Địch bên ngoài không đáng sợ, địch bên trong đáng sợ hơn vì nó phá hoại từ bên trong ra. Phải hết sức đề phòng những kẻ địch đó.
Người căn dặn: “Mục đích phê bình cốt để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ, cốt để sửa đổi cách làm việc cho tốt hơn, đúng hơn, cốt đoàn kết và thống nhất nội bộ. Vì vậy phê bình mình cũng như phê bình người khác ráo riết, triệt để, thật thà, không nể nang, không thêm bớt. Phải vạch rõ cả ưu điểm và khuyết điểm. Đồng thời chớ dùng những lời mỉa mai chua cay, đâm thọc. Phê bình việc làm chứ không phải phê bình người. Những người bị phê bình thì phải vui lòng nhận xét để sửa đổi không nên vì bị phê bình mà nản chí hoặc oán ghét”.
Đặc biệt, trước lúc đi xa, trong Di chúc Người căn dặn: “... thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng”.
Để thực hiện được yêu cầu đó, điều kiện tiên quyết là phải thật sự phát huy dân chủ. Nghị quyết Đại hội lần thứ XII đã nêu một quan điểm rất mới: “Để thực hiện dân chủ trong xã hội, trước hết phải bảo đảm phát huy dân chủ trong Đảng là hạt nhân để phát huy đầy đủ dân chủ trong xã hội. Đẩy mạnh dân chủ hóa xã hội để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, vai trò chủ động, sáng tạo của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân”.
Đại hội còn chủ trương: “Coi trọng xây dựng văn hóa trong các tổ chức đảng, cơ quan nhà nước, trong hệ thống chính trị mà nội dung quan trọng là tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) về Xây dựng Đảng đã xác định một hệ thống chủ trương, giải pháp. Trong đó có một nội dung rất quan trọng là: “Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Xây dựng quy định tự phê bình và phê bình, khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm và bảo vệ người thẳng thắn, dám đấu tranh; cấp trên gợi ý kiểm điểm và trực tiếp dự, chỉ đạo ở những nơi có vấn đề phức tạp, nơi có biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Hoàn thiện quy chế đánh giá cán bộ một cách khoa học, phù hợp; quy định lấy phiếu tín nhiệm ở các cấp, các ngành định kỳ hoặc đột xuất”.
Siết chặt kỷ luật, kỷ cương; đẩy mạnh cải cách hành chính trong Đảng; rà soát, sửa đổi, hoàn thiện các quy định nhằm tăng cường quản lý chặt chẽ cán bộ, đảng viên. Hoàn thiện các quy định, văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, điều hành bảo đảm công khai, minh bạch, góp phần xóa bỏ cơ chế “xin - cho”, “duyệt - cấp”... là những điều kiện tối cần thiết để làm tốt yêu cầu thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình.
Sự thật