Truy cập hiện tại

Đang có 177 khách và không thành viên đang online

Sinh hoạt tư tưởng

Chống sự xuyên tạc thô bạo !

(TGAG)- Lịch sử tư tưởng loài người từ lâu đã vạch ra, đặc biệt, trước Mác các khái niệm về giai cấp, đấu tranh giai cấp đã được đề cập ở nhiều nhà tư tưởng như Hegel, William Thompson… Nhưng, các thế lực thù địch, những phần tử cơ hội cứ nhắm mắt, nói bừa: Lý luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp của Mác là sự áp đặt, bịa đặt; chính sự áp dụng nó đã gây ra “chủ nghĩa chia rẽ và cực đoan”…!

Mác chưa bao giờ nói đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội nói chung, mà chỉ coi đó là một động lực phát triển của xã hội có đối kháng giai cấp mà thôi. Nghĩa là đấu tranh giai cấp chỉ gắn với những giai đoạn lịch sử nhất định. Mác cũng không bao giờ coi đấu tranh giai cấp là động lực duy nhất trong xã hội có giai cấp. Ngoài động lực này, còn một loạt những động lực khác như nhu cầu, lợi ích, lý tưởng, khoa học - kỹ thuật,… Bằng nhiều học thuyết-quan trọng nhất là Chủ nghĩa duy vật lịch sử, Mác đã khẳng định vai trò quyết định của nhân tố kinh tế trong sự vận động và phát triển của lịch sử. Cũng cần  nói rõ, nhân tố kinh tế không phải là nhân tố duy nhất. Ăng-ghen từng cảnh báo: “Theo quan niệm duy vật lịch sử, thì trong lịch sử, nhân tố quyết định cuối cùng là sức sản xuất và tái sản xuất đời sống kinh tế…Nhưng nếu người ta muốn xuyên tạc lời nói đó đến nỗi bảo rằng câu ấy ý nói nhân tố kinh tế duy nhất quyết định, thì người đó biến câu ấy thành một câu trống rỗng, trừu tượng, phi lý”.

Tác giả Terry Eagleton - giáo sư Trường Đại học Tổng hợp Lancaste Vương quốc Anh với cuốn sách “Tại sao Mác đúng?”  đã gây tiếng vang với nhiều ý kiến ủng hộ. T.Eagleton đã phân tích đầy sức thuyết phục về sự cần thiết phải hiểu đúng, hiểu đủ tư tưởng về đấu tranh giai cấp của Mác. Tác giả cũng phân tích kỹ học thuyết lịch sử của Mác, phân tích rõ mối quan hệ giữa kinh tế và đấu tranh giai cấp. Ông cho rằng, có sự phê phán về Mác là do: Sự non kém về lý luận, cách nhìn phiến diện, chụp mũ, lấy một vài hiện tượng, một vài mô hình trong thực tiễn không đúng với học thuyết của Mác để đổ lỗi cho Mác…

Gần đây, các phần tử thù địch vu cáo: chính do Hồ Chí Minh “du nhập lý luận đấu tranh giai cấp” vào Việt Nam đã gây ra cảnh “nồi da xáo thịt”, “huynh đệ tương tàn”. Đảng Cộng sản Việt Nam bảo thủ, tiếp tục đường hướng đó làm cho “dân tộc chia rẽ”…

Thực tiễn đã khẳng định việc nhận thức và giải quyết vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp phải phù hợp với điều kiện lịch sử - cụ thể của mỗi quốc gia. Nhiều Đảng Cộng sản, kể cả Liên Xô, Trung Quốc… đều vấp phải những sai lầm bi thảm! Trong vấn đề to lớn và hết sức phức tạp này, Nguyễn Ái Quốc đã có những cống hiến quan trọng. Người cho rằng, ở Đông Dương: “Cuộc đấu tranh giai cấp không diễn ra giống như ở phương Tây”. Người cảnh báo nghiêm khắc:  “… nghe người ta nói giai cấp đấu tranh, mình cũng ra khẩu hiệu giai cấp đấu tranh, mà không xét hoàn cảnh nước mình như thế nào để làm cho đúng”… Riêng đối với nước ta,  Người lưu ý: “Chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn của đất nước”!

Dưới ánh sáng của tư tưởng Hồ Chí Minh, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn giương cao ngọn cờ đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế, đoàn kết toàn dân, đoàn kết toàn Đảng. Đảng đấu tranh chống lại tư tưởng và hành động cực đoan, phiến diện, duy ý chí, chia rẽ, bè phái. Tuy nhiên, Đảng cũng nhận thấy: “… sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc chưa được phát huy đầy đủ, có lúc, có nơi chưa phát huy được vai trò, sức mạnh của nhân dân”.

Trước cục diện: “Hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển là xu thế lớn; nhưng đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp... tiếp tục diễn ra phức tạp”. Cần phải hiểu đúng: “Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc”.

Từ đó, Đảng xác định: “Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Phải xử lý tốt các nhân tố tạo thành động lực như: Phát huy lòng yêu nước, tinh thần dân tộc; phát huy dân chủ, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; phát huy nhân tố con người,… tạo thành động lực tổng hợp để đổi mới và hội nhập thành công./.

Sự Thật
Tiến tới đại hội đảng
Dua-nghi-quyet-vao-cuoc-song
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
37066877